Lữ đoàn của Việt Nam với tên lửa diệt tàu sân bay
Lữ đoàn 679 hiện nay sở hữu tên lửa chống hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” 4K44 Redut-M có tầm bắn xa nhất Đông Nam Á hiện nay.
Ngày 12/4/1979, đơn vị đất đối hải đầu tiên của hải quân, Tiểu đoàn 43 ra đời. Ngày 28/5/1979, Bộ tư lệnh Hải quân ra quyết định đổi tên thành tiểu đoàn tên lửa đất đối biển trực thuộc Bộ tư lệnh Hải quân.
Lữ đoàn 679 là một trong 3 đơn vị tên lửa phòng thủ bờ biển của Hải quân Nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ căn cứ hải quân, các hải đảo quan trọng trên tuyến giao thông gần bờ biển và bờ biển; tham gia phòng thủ bờ biển, hải đảo; chi viện cho các tàu hải quân chiến đấu và cho lục quân hoạt động trên hướng ven biển.
Ngày 7/6/1979, Quân chủng Hải quân tiếp tục đổi tên thành Tiểu đoàn 679, và tới ngày 3/4/1993 Bộ Quốc phòng ra quyết định nâng cấp tiểu đoàn thành Lữ đoàn 679.
Hiện nay, vũ khí mạnh nhất của Lữ đoàn tên lửa bờ 679 là các hệ thống tên lửa chống hạm được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” 4K44 Redut-M.
Tổ hợp tên lửa chống hạm Redut-M là một hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển di động, được triển khai trên xe phóng SPU-35B hoặc SPU-35V. Một tổ hợp Redut-M có 3 xe phóng, xe chỉ huy và xe radar 4R45 Skala.
Tên lửa được đặt trong ống phóng ZIL-135K và được đặt trên xe tải BAZ-135MB 88 bánh. Mỗi xe phóng được vận hành bởi 5 người, thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu khoảng 30 phút.
Video đang HOT
Tên lửa P-35B của hệ thống Redut-M có chiều dài 10,2 m, đường kính gần 1 m, sải cánh 2,6 m, trọng lượng phóng 4.500 kg. Tên lửa có tầm bắn tối đa 460 km, với tốc độ gấp 1,4 lần tốc độ âm thanh, biến thể nâng cấp về sau đạt cự ly 550 km. Tên lửa sử dụng động cơ nhiên liệu rắn KRD-26.
Tên lửa được dẫn hướng kết hợp quán tính, hiệu chỉnh tham số trong suốt hành trình và radar chủ động giai đoạn cuối. Tên lửa được trang bị đầu đạn thông thường nặng 1.000 kg hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật 350 kiloton đủ sức đánh chìm những chiến hạm cỡ lớn kể cả tàu sân bay chỉ bằng một phát bắn. 4K44 Redut-M là tổ hợp tên lửa chống hạm có tầm bắn xa nhất Đông Nam Á hiện nay.
Theo Đất Việt
Lữ đoàn xe tăng 201 thi đua huấn luyện giỏi
Chúng tôi đến Lữ đoàn xe tăng 201 (Binh chủng Tăng-Thiết giáp) đúng vào ngày đơn vị chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu từ thường xuyên lên cao, cơ động lực lượng ra khu vực tập trung bí mật và sẵn sàng nhận nhiệm vụ tiếp theo - một phần trong kế hoạch diễn tập theo chỉ đạo của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Binh chủng Tăng-Thiết giáp.
Sau khi cơ động vào vị trí theo kế hoạch đã hiệp đồng, xe tăng số hiệu 910 thuộc Trung đội 2 (Đại đội 8, Tiểu đoàn 3) nhanh chóng ngụy trang, xóa vết xích, đào công sự cá nhân.
Theo Thiếu úy QNCN Nguyễn Đức Hiệp, Trưởng xe 910, sở dĩ hành động của thành viên kíp xe phải khẩn trương, dứt khoát là bởi ngay từ khi nhận lệnh hành quân, tổ thi đua của Lữ đoàn đã chấm điểm các kíp xe.
Nội dung chấm điểm gồm: Đường, hướng cơ động; kỹ thuật lái, đưa xe vào vị trí trú quân, công tác chuẩn bị chiến đấu...
Điều này được Đại tá Nghiêm Việt Đức, Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 201 giải thích:
"Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn luôn đề cao và phát huy vai trò trách nhiệm tổ thi đua các cấp trong việc chấm điểm đánh giá kết quả các phân đội thực hiện chỉ tiêu của phong trào thi đua huấn luyện giỏi.
Trong đợt diễn tập này, bước đầu tổ thi đua đã nhận xét: Hành động của các kíp xe luôn đảm bảo yêu cầu đầu bài chiến thuật đề ra, nhiều kíp xe đạt thành tích tốt trong công tác chuẩn bị và cơ động triển khai đội hình xuất phát tiến công".
Đội hình phân đội 3, Lữ đoàn xe tăng 201 cơ động và vị trí trú quân bí mật.
Cũng theo Đại tá Nghiêm Việt Đức, Đảng ủy, Ban chỉ huy Lữ đoàn xác định: Phong trào thi đua huấn luyện giỏi cần hướng vào xây dựng động cơ, quyết tâm cho cán bộ, chiến sĩ chấp hành nghiêm các quan điểm, nguyên tắc, mối kết hợp trong huấn luyện.
Các phân đội bám sát mục tiêu, yêu cầu, phương châm, phương pháp; đổi mới nội dung, chương trình trong huấn luyện và tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao... chặt chẽ.
Để phong trào thi đua huấn luyện giỏi có chiều sâu, từ cơ quan Lữ đoàn đến các phân đội đẩy mạnh khâu đột phá nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ cán bộ cơ sở, đặt biệt là người trực tiếp đảm nhiệm công tác huấn luyện cho bộ đội.
Việc bồi dưỡng cán bộ hằng năm được gắn với phong trào thi đua huấn luyện tháng, quý và phong trào thi đua đột kích ở từng giai đoạn. Ngoài ra, trong công tác chuẩn bị và thực hành huấn luyện.
Lữ đoàn tiến hành tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ còn hạn chế nhất định về kinh nghiệm giảng dạy.
Trung đội xe tăng 2 (Đại đội 8, Tiểu đoàn 3) xung phong tiêu diệt mục tiêu.
Điều này thể hiện rõ là trong khi tỷ lệ cán bộ trẻ mới ra trường ở Lữ đoàn cao, công tác chuẩn bị giáo án, học cụ có đồng chí chưa liên hệ vận dụng thực tiễn sâu sắc.
Lữ đoàn thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn và duy trì nghiêm quy trình thông qua giáo án huấn luyện tại thực địa đối với các nội dung quân sự và thông qua bài giảng chính trị trước tổ giáo viên tại cơ quan.
Việc thông qua giáo án của cán bộ cấp phân đội được Lữ đoàn lập kế hoạch trong từng tháng huấn luyện. Chỉ huy đơn vị và chỉ huy các phân đội dự, theo dõi, đánh giá nhận xét kết quả thông qua giáo án đối với từng cán bộ theo phân cấp.
Hoạt động này giúp cấp trên kịp thời bổ sung kiến thức, kinh nghiệm huấn luyện cho cấp dưới, từ đó trình độ sư phạm cũng như phương pháp truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm chiến đấu của cán bộ huấn luyện đối với bộ đội ngày càng sâu sắc, thiết thực.
Bên cạnh đó, Lữ đoàn còn đẩy mạnh phong trào thi đua phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, phục vụ huấn luyện.
Trước mỗi giai đoạn huấn luyện, đơn vị tổ chức chấm điểm và biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với những mô hình học cụ, sáng kiến, sáng chế phục vụ huấn luyện có chất lượng cao.
Quá trình tổ chức huấn luyện và kiểm tra, hội thi, hội thao, Hội đồng thi đua khen thưởng của Lữ đoàn duy trì nghiêm việc theo dõi, chấm điểm thi đua đối với các phân đội.
Cán bộ Lữ đoàn được phân công kiểm tra đơn vị có trách nhiệm ghi nhận xét trong sổ theo dõi thi đua, đồng thời phát hiện vấn đề mà người dạy và người học cần rút kinh nghiệm.
Từ đó tham mưu cho Đảng ủy, chỉ huy Lữ đoàn đề ra chủ trương, biện pháp, lãnh đạo, chỉ đạo rút ra kinh nghiệm huấn luyện ở giai đoạn tiếp theo.
Song song với đó, hoạt động thi đua huấn luyện giỏi được gắn chặt chẽ với hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trên thao trường, bãi tập như: Kết nạp đảng tại thực địa; tặng quà những kíp xe, cá nhân bắn giỏi...
Do tổ chức tốt hoạt động thi đua huấn luyện giỏi nên những năm qua Lữ đoàn xe tăng 201 luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ huấn luyện, đơn vị đạt an toàn tuyệt đối trong huấn luyện, diễn tập.
Kết quả kiểm tra các khoa mục có 100% đạt yêu cầu, trong đó gần 80% đạt khá, giỏi.
Lữ đoàn có 55 sáng kiến, cải tiến mô hình học cụ huấn luyện. Nhiều cán bộ đoạt giải cao ở hội thi cán bộ huấn giỏi Binh chủng Tăng- Thiết giáp và toàn quân.
Lữ đoàn xe tăng 201 được Bộ Tư lệnh Tăng- Thiết giáp công nhận là đơn vị huấn luyện giỏi nhiều năm liền.
Theo Quân đội nhân dân
Mỹ triển khai xe tăng và xe bọc thép tới Latvia Ngày 18-9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Latvia cho biết, Mỹ sẽ triển khai 4 chiếc xe tăng, 12 xe bọc thép và 150 binh lính đến nước này để tăng cường an ninh của các quốc gia Baltic. Theo phát ngôn viên Kaspars Galkins, một phi đội thuộc Lữ đoàn đổ bộ đường không số 173 của Mỹ, đồn trú tại...