Lọt ’sạn’ trong SGK: Cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài xử lý
Đến thời điểm này, Bộ GDĐT đã triển khai thực hiện “một chương trình, nhiều sách giáo khoa” sang năm học thứ hai, ở các lớp 1, 2 và lớp 6. Năm học 2022 – 2023, chương trình sẽ tiếp tục thực hiện ở lớp 3, 7 và 10.
Tuy nhiên, công tác biên soạn, thẩm định, góp ý SGK vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Bởi thực tế đến thời điểm này, SGK mới đã có rất nhiều “hạt sạn” được dư luận chỉ ra. Gần đây nhất là việc sách Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống của NXB Giáo dục Việt Nam bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục.
SGK liên tiếp có “sạn”
“Sạn” trong SGK được nhắc tới rất nhiều trong suốt 2 năm học qua từ khi Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới được triển khai.
Các đơn vị phát hành của cả 5 bộ SGK lớp 1 năm học 2020-2021 cũng đều đã thừa nhận có “sạn” trong những sản phẩm của mình và đã đưa ra phương án chỉnh sửa, khắc phục. Điều này cũng đồng nghĩa các NXB đã thừa nhận những sai sót, hạn chế trong các bộ sách của mình.
Dù qua nhiều vòng thẩm định, sau cùng mới được Bộ GDĐT phê duyệt nhưng chỉ đến khi SGK đi vào giảng dạy, những “hạt sạn” không đáng có mới được dư luận, phụ huynh phát hiện ra.
Gần đây nhất là việc sách Tiếng Việt lớp 1, bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống do PGS. TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên kiêm Chủ biên của NXB Giáo dục Việt Nam bỏ chữ cái P ra khỏi danh mục dạy học.
Trước đó, Đại Đoàn Kết Online cũng đã thông tin một số ý kiến của các chuyên gia về vấn đề này. Theo các chuyên gia, sách Tiếng Việt chưa dạy chữ P là việc làm khó hiểu, là chủ trương không đúng và lạc hậu so với tình hình.
Tuy nhiên, Tổng chủ biên sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối tri thức và cuộc sống đã đưa ra lý giải về vấn đề này. GS. TS Mai Ngọc Chừ, Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 cũng nêu quan điểm đồng tình với nhóm tác giả.
Theo ông Chừ, hội đồng thẩm định đã thông qua có nghĩa là chấp nhận, hội đồng đã trình lên Bộ trưởng Bộ GDĐT. Bộ trưởng đã ký có nghĩa là Bộ trưởng chấp nhận.
Video đang HOT
Liên quan tới vấn đề này, PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông thẳng thắn cho rằng, NXB Giáo dục Việt Nam cũng như đội ngũ biên soạn sách cần sớm điều chỉnh. Từ thực tiễn rõ ràng đòi hỏi NXB Giáo dục Việt Nam phải có tinh thần tiếp thu.
“Nhưng đó là lý thuyết. Trên thực tế, nhiều ý kiến đóng góp cho nhà xuất bản này từ hai năm nay cũng khá nhiều, nhưng dường như họ chẳng mấy quan tâm. Việc họ, họ vẫn cứ làm. Ở ta, lâu nay vẫn tồn tại một thực tế như vậy. Báo chí nói là quyền của báo chí. Cuối cùng chỉ có Nhân dân và học trò chịu thiệt”, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt trăn trở.
Trăn trở của PGS. TS Nguyễn Hữu Đạt không phải là không có cơ sở bởi với những “hạt sạn” trước đó, ban đầu khi dư luận lên tiếng, nhóm viết sách và các thành viên của hội đồng thẩm định vẫn luôn khẳng định sản phẩm của họ là đúng.
Loại sạn bằng cách nào?
Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn vào tháng 11/2021, vấn đề về “sạn” trong SGK tiếp tục làm nóng nghị trường Quốc hội. Nhiều cử tri bày tỏ quan tâm, lo lắng về 5 bộ SGK lớp 1.
Có thể thấy, thời gian qua, vấn đề đổi mới chương trình, SGK luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận. Những vấn đề chưa tốt cũng được dư luận đưa ra để hoàn thiện, từ khâu biên soạn nội dung đến phân phối sách, giá cả; việc đưa chương trình SGK mới vào giảng dạy…
Qua hoạt động giám sát thực hiện chương trình, SGK mới, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, về khâu biên soạn, chúng ta đã rút kinh nghiệm SGK lớp 1 để nội dung đưa vào SGK vừa đảm bảo mục tiêu của chương trình nhưng cũng giảm thiểu thấp nhất “sạn” trong sách. Tính chuẩn mực trong SGK là một trong những yếu tố phải đặt lên trên hết.
Nhìn nhận vấn đề này, GS. TSKH Đỗ Đức Thái, Chủ biên Chương trình GDPT mới môn Toán cho biết, theo quy định của Bộ GDĐT, quá trình biên soạn SGK trước đây đều tiến hành thực nghiệm ở nhà trường phổ thông ít nhất 10% số lượng tiết học cả năm đó. Người làm sách đã thực nghiệm ở các trường phổ thông trên các vùng miền khác nhau ở đất nước. Việc đó cho phép người biên soạn đánh giá xem bản thảo dự định khả thi trong cuộc sống như nào và cần điều chỉnh ra sao cho tốt hơn.
“Sau khi hội đồng thẩm định phê duyệt, bản thảo được đưa cho các giáo viên, cơ quan giáo dục toàn quốc để góp ý. Qua đó, chúng tôi nhận được sự góp ý của 63 tỉnh thành và rất nhiều thầy cô. Chúng tôi xem xét giải trình từng ý kiến.
Như môn Toán, bản giải trình kéo dài cả trăm trang. Những bản giải trình này cố gắng làm cho bộ SGK không mắc phải sạn trong quá trình biên soạn. Đối với môn Toán tôi hy vọng không còn sạn nữa”, GS. TSKH Đỗ Đức Thái chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết Online, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT nêu quan điểm, với chương trình mới, dù SGK không còn là pháp lệnh như trước đây nhưng SGK cần không để xảy ra sai sót.
Theo PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, giáo viên, học sinh vẫn coi SGK là chuẩn mực nên sẽ học tập theo đó, nếu SGK sai thì các em sẽ học sai… Nhất là học sinh lớp 1, các em như tờ giấy trắng với tư duy còn non nớt không thể trở thành thực nghiệm của những bộ SGK có “sạn”.
Vì vậy, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, cơ quan quản lý cần làm rõ trách nhiệm và có chế tài việc để lọt “sạn” vào SGK; thậm chí, phải bồi thường cho người tiêu dùng.
“Có thể thời gian đầu triển khai chương trình mới còn vội vã nhưng đến thời điểm này sau 2 năm rồi, ngành giáo dục phải có kế hoạch, thực nghiệm, xem xét kỹ lưỡng về vấn đề SGK. Nếu bộ sách nào sai ở mức độ nhẹ thì phải tiếp thu, sửa chữa, còn ở mức độ không thể chấp nhận được thì phải hủy bỏ”, PGS. TS Trần Xuân Nhĩ cho hay.
Viết sách như “làm dâu trăm họ”
Đó là chia sẻ của PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên Chương trình GDPT 2018 môn Ngữ văn; Chủ biên SGK Ngữ văn lớp 7, lớp 10 Bộ sách Cánh Diều.
Theo PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, môn Văn rất phức tạp, người dạy người học có thể hiểu theo nhiều ý khác nhau, vì vậy việc chọn văn bản và đưa vào sách học những gì là một thử thách và sức ép rất lớn. Bên cạnh đó, cách hiểu văn khác nhau dẫn đến những góp ý khác nhau.
“Có những ý kiến chúng tôi có thể tiếp thu, nhưng có những thứ phải có bản lĩnh. Từ khi viết sách, bạn có thêm nhiều, nhưng mất bạn vì trái quan điểm cũng nhiều. Tuy nhiên, đã chọn công việc này, chúng tôi chấp nhận tất cả. Tôi thường ví công việc viết sách như “làm dâu ngàn họ” để biết rằng viết sách Văn phức tạp và khổ như thế nào”, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống nói.
Không chỉ là câu chuyện thiếu một chữ cái
Trong bức tâm thư và rất nhiều phản biện sau này của nhà giáo Đào Quốc Vịnh (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, TP Hà Nội) gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và đội ngũ chủ biên cuốn sách Tiếng Việt 1, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống", thầy Vịnh đều trăn trở, việc không dạy chữ "P" và âm "pờ" là một lỗi nghiêm trọng, vi phạm các quy định của pháp luật đã ban hành về bảng chữ cái của tiếng Việt.
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh
Thiếu hẳn một chữ cái trong bảng chữ cái
Nhà giáo Đào Quốc Vịnh phản ánh sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" không dạy chữ "P" độc lập. Sách này có dạy chữ "P" khi kết hợp với chữ "H" tạo thành chữ "PH" đọc là "phờ", chưa dạy chữ "P" khi đứng trước các nguyên âm vì rất ít từ tiếng Việt có chữ P đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là từ ngoại lai. Sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, nhất là cấp tiểu học, phải có tính phổ quát tới 54 dân tộc trong đại gia đình dân tộc Việt Nam, không phải chỉ dạy riêng cho học sinh người Kinh. Sai sót này là không thể chấp nhận được vì nó ảnh hưởng tới việc học tập của con em đồng bào các dân tộc. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu trách cần vào cuộc yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam, cụ thể là Tổng chủ biên bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cần bổ sung ngay việc dạy chữ "P", đưa nó trở lại mục lục của cuốn sách, ngang bằng với các chữ cái khác trong bộ chữ cái tiếng Việt đã được pháp luật quy định.
Trả lời ý kiến của nhà giáo Đào Quốc Vịnh, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - Chủ biên Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" lên tiếng rằng bảng chữ cái trong sách tiếng Việt 1 đã đầy đủ 29 chữ cái theo quy định. Ở nhiều bài học trong bộ sách này, học sinh được học và luyện viết chữ P qua ngữ liệu là những từ như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,... (trang 78, 118, 120, 124,... tập một). Ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2, trong các văn bản đọc thì số các từ có chữ P không thể tính hết. Vì vậy, ý kiến cho Tiếng Việt 1, Kết nối không dạy chữ P là không có cơ sở.
Cũng theo PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, việc dạy âm đầu P (pờ) có hai cách: Cách dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P; Cách dạy âm P riêng và đưa những "từ ứng dụng" như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để học sinh tập đọc và phát triển vốn từ. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ GD&ĐT (theo chương trình Tiếng Việt năm 2000) đã áp dụng cách thứ nhất và rất quen thuộc với đông đảo giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 1 trên cả nước trong 20 năm qua. Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ Kết nối kế thừa cách dạy này.
Bài dạy chữ "Ph" của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống
Sao khó thế việc thay tranh luận bằng bổ sung, chỉnh sửa?!
Không đồng tình với cách lý giải trên, thầy Đào Quốc Vịnh tiếp tục đưa ra quan điểm phản biện: Trong tiếng Việt không có phụ âm đầu pờ thì vì sao người Việt Nam bình thường đều phát âm được những từ mở đầu bằng pờ như "Pác Bó", "Pa-cô", "Sa Pa", "đèn pin", "pa nô"... Không thể coi "Pác Bó", "Sa Pa", "Pa-cô"... là từ ngoại lai chưa Việt hóa được. Còn về các từ như "pa nô", "pin", "pi-a-nô" thì thời điểm các từ này nằm ở "ngoại vi" như Tổng chủ biên cuốn sách nêu đã quá xa xưa. Xin khẳng định hàng chục năm nay những từ này đã được đưa vào từ điển Tiếng Việt. Lập luận của Tổng chủ biên sách Tiếng Việt Lớp 1 của bộ Kết nối tri thức cho rằng, dạy chữ P theo giải pháp dạy chữ P giống với Tiếng Việt 1 của Bộ theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 là chưa đúng. Bởi, sách Tiếng Việt 1 theo chương trình năm 2000 đã cũ, cần phải đổi mới nên mới có Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Hơn nữa, trong cuốn sách cũ tác giả tuy không dạy âm pờ nhưng có dạy chữ P ngay trong sách giáo khoa và vở tập viết cho học sinh. Điều này, những người viết sách đã không đọc tham khảo.
Phân tích về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ và Văn hóa phương Đông cho rằng, trong các kết quả nghiên cứu về ngữ âm học tiếng Việt từ cuối thế kỷ trước, âm p được coi là âm mượn từ nước ngoài. Nói cách khác, người ta quan niệm đó là âm không có trong tiếng Việt. Về bản chất, nó là phụ âm môi - môi, khi phát âm hơi bật ra nên gọi là phụ âm bật hơi, tắc vô thanh. Nhưng đó là nhìn nhận P với tính chất là phụ âm đầu. Trong cấu tạo âm tiết tiếng Việt, P còn tham gia với tư cách là phụ âm cuối. Nó có mặt trong rất nhiều từ như: khiếp (khiếp đảm, khiếp vía, khiếp hãi), tiếp (tiếp nhận, tiếp theo, tiếp tục). Đặc biệt là nó có mặt trong nhiều từ láy: chiêm chiếp, thiêm thiếp ...
Trên phương diện từ vựng, vào thời điểm đó, các kết quả nghiên cứu cho thấy, các từ có âm P mở đầu tồn tại rất ít. Đó là các từ như: pinh pông (bóng bàn), pô pô lin, pê ni xi lin... Nhưng đến nay, số lượng các từ có âm p từ nước ngoài vào Việt Nam ngày một tăng lên. Việc không dạy âm P trong Sách Tiếng Việt 1 của bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" là chủ trương không đúng và lạc hậu với tình hình. Nhiều nhà giáo và chuyên gia ngôn ngữ đều đồng tình ở quan điểm, việc thiếu phương pháp cũng như có chủ trương không đúng về môn Tiếng Việt sẽ có tác hại lớn vì nó sẽ tạo ra khó khăn không cần và không nên có đối với trẻ em. Câu hỏi mà thầy Đào Quốc Vịnh đã đặt ra đó là: "Nếu giải pháp của các vị đúng thì tại sao quyển Tiếng Việt 1 thuộc bộ Chân trời sáng tạo cũng do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên và do NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành lại dạy âm pờ và chữ P ngay từ phần "Âm" (trang 60 tập 1)?".
Theo Quyết định số 31/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 14-6-2002, bảng chữ cái chuẩn cho tiếng Việt gồm 29 chữ cái, trong đó có phụ âm P. Thời điểm đó, Bộ GD&ĐT cũng ban hành Mẫu chữ viết trong trường tiểu học gồm 29 chữ cái, trong đó có chữ P.
Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p" "Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu "pờ" và phụ âm...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Shock nhất Douyin: Một cú nổ lớn vang lên, "trẻ con có biết gì đâu" khiến bố mẹ đối mặt với khoản bồi thường hơn 3,5 tỷ đồng!](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/shock-nhat-douyin-mot-cu-no-lon-vang-len-tre-con-co-biet-gi-dau-khien-bo-me-doi-mat-voi-khoan-boi-thuong-hon-35-ty-dong-600x432-ddf-7369771-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
![Chúc Tết một câu cực lạ, cụ bà 96 tuổi khiến anh trai 98 tuổi bật cười, rút ví thưởng "hậu hĩnh"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/chuc-tet-mot-cau-cuc-la-cu-ba-96-tuoi-khien-anh-trai-98-tuoi-bat-cuoi-rut-vi-thuong-hau-hinh-600x432-f80-7370264-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Mẹ ruột Dịch Dương - Nhất Dương lộ diện, chồng cũ tố Hằng Du Mục kèm bằng chứng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/me-ruot-dich-duong-nhat-duong-lo-dien-chong-cu-to-hang-du-muc-kem-bang-chung-600x432-10f-7373559-250x180.webp)
Mẹ ruột Dịch Dương - Nhất Dương lộ diện, chồng cũ tố Hằng Du Mục kèm bằng chứng
Netizen
17:00:49 07/02/2025![Cơ quan Cảnh sát Mỹ có lãnh đạo mới](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/roi-may-bay-quan-su-cua-my-tai-philippines-4-nguoi-thiet-mang-600x432-c30-7373601-250x180.webp)
Cơ quan Cảnh sát Mỹ có lãnh đạo mới
Thế giới
16:58:18 07/02/2025![Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nam-moi-dung-quen-cam-ngay-loai-hoa-tuong-trung-cho-su-vuong-gia-thanh-cong-va-hanh-phuc-tron-day-nay-trong-nha-600x432-0df-7373565-250x180.webp)
Năm mới đừng quên cắm ngay loại hoa tượng trưng cho sự vương giả, thành công và hạnh phúc tròn đầy này trong nhà
Trắc nghiệm
16:14:14 07/02/2025![7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/7-meo-vat-cua-me-khien-toi-nga-mu-toan-tap-rat-thiet-thuc-lai-con-tiet-kiem-ngan-sach-600x432-329-7373541-250x180.webp)
7 mẹo vặt của mẹ khiến tôi "ngả mũ" toàn tập: Rất thiết thực lại còn tiết kiệm ngân sách
Sáng tạo
15:41:25 07/02/2025![Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tel-tiet-lo-ly-do-chuyen-den-tottenham-thay-vi-mu-600x432-e38-7373516-250x180.webp)
Tel tiết lộ lý do chuyển đến Tottenham, thay vì MU
Sao thể thao
15:11:31 07/02/2025![Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/day-song-mxh-hyun-bin-lo-sot-vo-1-chuyen-khi-son-ye-jin-mang-thai-600x432-5f3-7373507-250x180.webp)
Dậy sóng MXH: Hyun Bin lo sốt vó 1 chuyện khi Son Ye Jin mang thai
Sao châu á
15:00:04 07/02/2025![Đi về miền có nắng - Tập 19: Ông Phan đồng ý cho mẹ con Dương về nhà mình ở](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/di-ve-mien-co-nang-tap-19-ong-phan-dong-y-cho-me-con-duong-ve-nha-minh-o-600x432-d8f-7373504-250x180.webp)
Đi về miền có nắng - Tập 19: Ông Phan đồng ý cho mẹ con Dương về nhà mình ở
Phim việt
14:56:30 07/02/2025!["Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/sao-viet-72-tieu-vy-len-tieng-viec-hen-ho-tai-tu-thai-lan-600x432-698-7373498-250x180.webp)
"Nụ hôn bạc tỷ" vượt mốc doanh thu 100 tỷ đồng
Hậu trường phim
14:50:36 07/02/2025![Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tong-truc-dien-vao-o-to-ban-tai-2-nguoi-di-xe-may-tu-vong-tai-cho-600x432-618-7373495-250x180.webp)
Tông trực diện vào ô tô bán tải, 2 người đi xe máy tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
14:47:36 07/02/2025![Kaity Nguyễn tuổi 26: "Tôi cứng đầu nhưng mềm mỏng khi yêu"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kaity-nguyen-tuoi-26-toi-cung-dau-nhung-mem-mong-khi-yeu-600x432-ef1-7373490-250x180.webp)