‘Lớp học xuyên Việt’ về kỹ năng sống
Hơn 1.000 bạn học sinh đến từ 5 trường THPT trên địa bàn quận Hà Đông (Hà Nội) đã tham dự chương trình “Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp” do trang Tiin.vn phối hợp với Viettelstudy.vn và Quận đoàn Hà Đông tổ chức.
Mới đây, hơn 1.000 bạn học sinh đã đến dự chương trình “Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp” để nghe PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam chia sẻ bí quyết chọn trường, chọn nghề. Các bạn cũng đã được nghe đại diện các trường Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Bách khoa Hà Nội cung cấp thông tin, tư vấn tuyển sinh. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện Tọa đàm bản lĩnh trẻ xuyên Việt về kỹ năng sống do Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy.vn tổ chức.
Diễn giả của chương trình – PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn.
Diễn giả của chương trình – PGS.TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho rằng, các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tuyển sinh đại học trước tiên phải trả lời được câu hỏi tôi là ai, tôi có cái gì. Chỉ khi thực sự hiểu rõ mình muốn gì, mình có thể làm gì và ngành nghề nào thực sự phù hợp với khả năng của mình thì các bạn mới có thể chọn trường đúng. Xác định được điều này rất quan trọng.
Theo thầy Sơn, các bạn trẻ không nên chọn nghề theo sở thích mà hãy chọn nghề theo sở trường. Cùng đó, cũng không nên lầm tưởng rằng mình học giỏi môn gì ở trường thì đó là sở trường. Sở trường là những thứ tiềm ẩn bên trong các bạn cần khai phá. Để xác định sở trường cần chú ý đến những yếu tố như tính bền bỉ, khả năng thích ứng với công việc mà mình sẽ làm trong tương lai. Nếu các bạn về tháo cái đài ở nhà mà lắp lại không đủ ốc, không thể tính toán số tiền hàng tháng bố mẹ phải chi cho việc học tập của mình thì chắc chắn những bạn này không thể trở thành kỹ sư hay kế toán được. Hoặc như bạn rất sợ máu thì không nên làm bác sĩ. Còn khi bạn thấy đau đầu khi nhìn thấy các con số thì không nên làm kế toán.
Video đang HOT
Do không hiểu rõ mình cũng như có thông tin đầy đủ mà các bạn học sinh thường mắc nhiều sai lầm trong việc chọn ngành học. Sai lầm đầu tiên là xác định chọn nghề, chọn ngành theo tiếng gọi của đám đông. Chọn ngành học là chọn tương lai nên không được để hội chứng tâm lý đám đông lôi kéo. Cũng không bao giờ được nhìn vào hào quang của ngành nghề đó để đăng ký theo học mà không hiểu được những khoảng lặng cũng như những rủi ro nghề nghiệp của nghề đó. Như nghề tư vấn tâm lý. Nhiều người thấy việc diễn thuyết trước hàng ngàn người là điều vinh quang nhưng cũng đừng quên rằng những người đó phải chịu áp lực tâm lý rất lớn. Vì vậy, cần phải chọn nghề trước, chọn trường sau. Không được vì sự nổi tiếng của một ngôi trường mà thi vào trong khi trường đó không có khoa nào dành cho mình.
Nguyễn Hải Linh – top 8 thủ khoa Đại học Y Hà Nội 2013 từng học tập và thi thử trên ViettelStudy.
Sai lầm nữa trong việc chọn nghề là chạy theo ngành hot. Nhiều bạn học sinh và kể cả các bậc phụ huynh cũng thường hướng con em mình vào các ngành được cho là hot, dễ xin việc và lương cao. Tuy nhiên, không có ngành gì là hot mãi mãi vì có thể đây là ngành hot ở thời điểm hiện tại. Nhưng sau 4 năm nữa, khi ra trường thì đây sẽ lại không còn hot nữa. “Thà làm một người rất hot trong một ngành rất bình thường còn hơn làm một người bình thường trong một ngành rất hot”, PGS TS Huỳnh Văn Sơn nói.
Cũng theo thầy Sơn, việc chọn nghề sẽ trở thành sai lầm nếu các học sinh không quan tâm đến truyền thống gia đình. Hiện nay có nhiều bạn học sinh muốn chứng tỏ mình, luôn làm trái với mong muốn của bố mẹ. Trong khi đó, việc đi theo truyền thống gia đình sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian đi đến thành công hoặc dễ dàng hơn trong công việc và sẽ không ai chê trách nếu bạn đi làm theo ngành của bố mẹ.
Không chỉ những lời khuyên mà những câu chuyện có thật và trò chơi trong chương trình đã giúp các bạn học sinh trải nghiệm để hiểu sâu hơn vấn đề của chính mình. Bạn Bích Ngọc, trường THPT chuyên Nguyễn Huệ tâm sự: “Những lời khuyên bổ ích của thầy Sơn và các chuyên gia từ các trường đại học đã giúp em hiểu và nhận ra phải lựa chọn ngành học nào cho phù hợp với sức học của mình. Trước đây em nghĩ đơn giản hơn rất nhiều về việc chọn ngành học khi thi đại học. Giờ em biết mình phải xác định và quyết định số phận, tương lai như thế nào. Em cũng mong ban tổ chức tiếp tục tổ chức thêm nhiều buổi chia sẻ kinh nghiệm nữa giúp chúng em chọn ngành, chọn trường đại học phù hợp với khả năng của mình”.
Chương trình “Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp” nằm trong chuỗi sự kiện xuyên Việt về kỹ năng sống do Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy tổ chức. Thời gian này, chuỗi sự kiện tập trung vào các vấn đề tư vấn tuyển sinh và kỹ năng giúp bạn trẻ có bản lĩnh vững vàng bước vào kỳ thi đại học. Sau sự kiện tại Hà Nội, trong tháng 3 tọa đàm “Bản lĩnh trẻ lựa chọn ngành nghề phù hợp” sẽ đến với các bạn trẻ TP HCM.
Cổng giáo dục trực tuyến ViettelStudy.vn do tập đoàn Viettel đầu tư phát triển từ tháng 5/2013. Website này đã lưu danh các thủ khoa trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương và nhiều thí sinh khác đã trúng tuyển mùa thi 2013. Năm 2014, các sĩ tử có thể lên ViettelStudy để luyện thi đại học miễn phí 8 môn toán, lý, hóa, sinh, anh, văn, sử, địa với giáo viên giỏi (học miễn phí, thi thử đại học miễn phí). Đơn vị này cũng tổ chức những chương trình thi thử đại học miễn phí dành riêng cho từng tỉnh. Với sự hợp tác của Viettel cùng nhà trường, ngay cả các em học sinh chưa có máy tính cũng có thể chia nhiều ca và tham gia thi thử đại học ngay tại phòng máy của trường, điểm giỏi có quà.
Theo VNE
Khổ vì 'tích hợp'
Theo quy định hiện hành, trong một tiết dạy, tùy theo bài, giáo viên tiểu học phải lồng ghép (phương pháp tích hợp) vào đó nhiều nội dung từ kỹ năng sống, chủ quyền biển đảo, phòng chống ma túy đến biến đổi khí hậu và an toàn giao thông.
Một giờ học của học sinh Trường tiểu học Tiến Lợi (TP.Phan Thiết) - Ảnh: Quế Hà
Đối với nhiều giáo viên tiểu học, đây là những khó khăn không chỉ khi đứng lớp mà từ khâu soạn giáo án.
Ông Lương Văn Truyền, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Thiện Nghiệp 2 (TP.Phan Thiết, Bình Thuận), tâm sự: "Hơn 30 năm dạy tiểu học, tôi từng chứng kiến nhiều lần đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học nhưng chưa bao giờ thấy "rối" như bây giờ. Mình phụ trách chuyên môn mà còn lúng túng thì giáo viên gặp khó khăn là đúng thôi". Ông Truyền cho biết thêm một tiết dạy chỉ 35 phút, ngoài nội dung chính mà bài học yêu cầu, giáo viên phải tích hợp được đầy đủ nội dung bên ngoài mà tài liệu của ngành quy định.
Ông Truyền đưa ra các ví dụ. Chẳng hạn khi dạy bài đạo đức "Tích cực tham gia việc lớp" (môn đạo đức, lớp 3), ngoài nội dung chính, giáo viên còn phải tích hợp được vào tiết dạy này tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và kỹ năng sống. Khi dạy bài hát "Cò lả" ở lớp 2, giáo viên phải tích hợp vào đó cả hình ảnh đồng ruộng lúa nước ở làng quê Việt Nam. Dạy bài "Ai ngoan sẽ được thưởng" (đạo đức, lớp 2) phải lồng ghép được tình yêu thương bao la của Bác Hồ đối với thiếu nhi; những lời dạy của Bác đối với thiếu nhi về học tập, rèn luyện đạo đức. Giáo viên còn phải giúp học sinh hiểu được rằng Bác Hồ rất yêu thương thiếu nhi. Bác thường xuyên quan tâm đến việc ăn ở như thế nào. Bài này giáo viên còn phải truyền đạt được thế nào là thật thà, dũng cảm. "Đây là những yêu cầu rất khó có thể đạt được trong một tiết dạy chỉ có 35 phút. Với thời lượng như vậy, cả giáo viên và học sinh đã quá tải, không còn thời gian để tích hợp những nội dung rộng như vậy", ông Lương Văn Truyền nói.
Lê Ngọc Thảo, giáo viên một trường nội thành của TP.Phan Thiết, nói: "Để có được một tiết dạy 35 phút, phải tìm kiếm cùng lúc mấy loại tài liệu để tích hợp, làm rất nhiều đồ dùng trực quan nên tốn rất nhiều thời gian công sức".
Dù chịu khá nhiều áp lực và phần lớn giáo viên tiểu học đều phải dạy 2 buổi/ngày, nhưng theo quy định, lương giáo viên bậc học này thuộc vào bậc thấp nhất.
Theo VNE
Xóa bỏ bao cấp - quan liêu Nhân dân hi vọng công cuộc này sẽ tạo nên một nền giáo dục mới "trung thực, lành mạnh và hiện đại" - như nguyên phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình đã tha thiết đề nghị. "Sách giáo khoa là pháp lệnh, chính cái cơ chế - nguyên tắc và quan điểm đó đã trói buộc hoạt động dạy học trong nhà...