Lớp học trực tuyến giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên
Với việc áp dụng mô hình học trực tuyến, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á đã giải quyết phần nào vấn đề thiếu hụt giáo viên.
Ananya Debroy – Giám đốc nội dung tại EdTechReview nghiên cứu nhiều về Ed Tech và những cách thức mà nó tác động đến ngành giáo dục nói chung. Dưới đây là nội dung mà Ananya Debroy chia sẻ trên EdTechReview.
Theo số liệu của UNESCO, tình trạng thiếu hụt giáo viên diễn ra phổ biến ở châu Phi cận Sahara và Nam Á. Trong khi đó, một số nước Đông Nam Á lại có thể giải quyết vấn đề này bằng việc áp dụng học trực tuyến, đưa học sinh tiếp cận với nền giáo dục chất lượng.
Các bài học trực tuyến đem lại cho học sinh vùng nông thôn Trung Quốc sự tự tin và dễ dàng tiếp cận với các môn học như tiếng Anh, âm nhạc.
Tại đảo Luzon của Philippines, với sự giúp đỡ của dịch vụ Quipper – công ty dịch vụ giáo dục của Anh, một trường học đã cung cấp mô hình học trực tuyến tiên tiến cho học sinh của mình. Nhà trường mới bắt đầu thực hiện các cải cách để tạo ra một chương trình giảng dạy 12 năm cho tiểu học thông qua trường trung học.
Phương pháp này không khác nhiều với các lớp học truyền thống, giáo viên vẫn có thể giao bài tập về nhà, quản lý lớp học, thậm chí, mức độ tiến bộ của học sinh cũng có thể được phân tích để giáo viên hỗ trợ vào đúng thời điểm.
Tại Indonesia, công ty khởi nghiệp của EdTech – Ruangguru đang tạo ra một chương trình học tập được phân phối thông qua phương tiện để hỗ trợ sinh viên chuẩn bị nhập học đại học. Họ cung cấp các bài giảng khoảng ba phút cho bất kỳ chủ đề nào như toán học và hóa học miễn phí ở trường trung học.
Video đang HOT
Trang chủ phần mềm học trực tuyến Line Academy của Ruangguru.
Tương tự, công ty khởi nghiệp Taamkru của Thái Lan hợp tác với công ty Kyna của Việt Nam tập trung vào nhu cầu giáo dục ở đây. Thực tế, sự thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là ở các vùng sâu vùng xa của các nước như Thái Lan và Indonesia đã thu hút hầu hết các công ty giáo dục như EdTech vì đây là nơi thuận lợi để các công ty này phát triển.
Không chỉ Đông Nam Á, các trường học tại quận DeKalb, Georgia – một tiểu bang của Mỹ cũng đã áp dụng mô hình học trực tuyến trong giáo dục. Ngoài ra, một trường học ở quận Huantai, tỉnh Sơn Đông cũng sử dụng các bài học trực tuyến như một phần trong lịch học thường xuyên của học sinh. Theo đó, nhà trường có thể cung cấp các lớp học miễn phí cho sinh viên để họ có được sự hướng dẫn tốt về các chủ đề khác nhau từ một số giáo viên giỏi.
Cô Ananya Debroy cho rằng, giáo viên có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy chất lượng giáo dục, nhưng nhờ Internet và công nghệ trực tuyến, học sinh có thể tiếp cận với hình thức học tiên tiến, hiện đại đồng thời các trường cũng không bị áp lực bởi vấn đề thiếu hụt giáo viên.
Anh Mai
Theo Vnexpress
Không thể chạy mãi đường... 'một chiều'
Nhìn lại Việt Nam, chỉ là một nước nghèo, nhưng lại là quốc gia có lượng người đi du học đông nổi bật.
Kỳ vọng thụ hưởng nền giáo dục chất lượng tốt và tạo cơ hội cho con em mình được trải nghiệm môi trường quốc tế, thậm chí có cơ hội việc làm ở nước ngoài đang khiến nhiều bậc phụ huynh không tiếc tay chi tiền cho con đi học nước ngoài.
Dù vì lý do gì thì dịch chuyển sinh viên từ nước này sang nước khác đang là xu thế toàn cầu. Trong xu thế ấy, các nước đều có chính sách cụ thể cho sinh viên đi du học thế nào và đón sinh viên quốc tế đến học và trải nghiệm nước mình ra sao.
Nhìn lại Việt Nam, chỉ là một nước nghèo, nhưng lại là quốc gia có lượng người đi du học đông nổi bật.
Dù vậy, quá trình quốc tế hóa giáo dục vẫn rất mờ nhạt, chỉ quanh quẩn trong việc xây dựng mấy trường đại học xuất sắc có sự tham gia của nước ngoài, rồi triển khai các chương trình tiên tiến, chương trình liên kết...
Khác biệt của Việt Nam chính là vậy. Chúng ta chấp nhận chạy theo đường "một chiều" nhập khẩu giáo dục, trả tiền cho nước ngoài để nhập khẩu công nghệ đào tạo, giảng viên...
Còn "xuất khẩu giáo dục" theo nghĩa kéo sinh viên nước ngoài đến, thu được tiền từ sinh viên nước ngoài - như cách các nước đang làm - thì hoàn toàn không có chiến lược gì.
Không nhìn đâu xa, cùng khu vực Đông Nam Á, Singapore đã coi đây là ngành dịch vụ lớn, Malaysia trong 10 năm qua cũng "lột xác"...
Trong khi đó trên bản đồ du học thế giới, Việt Nam không có tên trong danh mục "đích đến". Vì vậy, một trường đại học muốn kéo sinh viên nước ngoài đến phải tự làm vai trò của quốc gia, tự quảng bá và giải thích vì sao đến Việt Nam du học có thể là lựa chọn tốt hơn một số nước khác... Điều này không dễ dàng. Tất nhiên, nếu chịu khó cũng sẽ tuyển được sinh viên nước ngoài, nhưng số lượng không nhiều.
Hướng có tiềm năng nhất là tuyển sinh viên nước ngoài sang Việt Nam học ngắn hạn. Sinh viên từ Mỹ sang Canada trải nghiệm chẳng khác gì nhau, nhưng nếu sang Việt Nam thì môi trường, văn hóa rất khác biệt và chi phí rất nhẹ nhàng.
Như Trường đại học FPT hiện đón 1.000 lượt sinh viên như vậy mỗi năm, chủ yếu đến từ Úc, Brunei, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan...
Song hướng đi đầy lợi thế này cũng chưa được nắm bắt kịp thời. Có nhiều lý do, nhưng chắc chắn rào cản lớn là các trường chưa có môi trường tiếng Anh để sinh viên quốc tế đến trải nghiệm, học tập.
Giải pháp số 1 lúc này là Nhà nước cần có chính sách buộc một số trường dùng tiếng Anh trong giảng dạy.
Ví như ngay năm học tới, một tỉ lệ nhất định sinh viên vừa trúng tuyển vào đại học sẽ phải dành năm thứ nhất học tiếng Anh, để nó trở thành công cụ, chứ không phải chỉ là môn học. Ở Malaysia, chính phủ yêu cầu trường tư muốn thành lập phải cam kết dạy bằng tiếng Anh.
Thực ra, nhiều nước đã giải quyết được "bài toán" tiếng Anh từ bậc phổ thông. Còn Việt Nam, học sinh học tiếng Anh cả chục năm cũng không dùng nổi. Nếu không đẩy tiếng Anh lên, Việt Nam sẽ trở thành vùng trũng của giáo dục.
Ngay bên cạnh chúng ta, Singapore, Malaysia, Thái Lan, tiếng Anh đã "ngon lành", kể cả Campuchia, Lào cũng đang đẩy rất mạnh mẽ...
"Có bột mới gột nên hồ". Đất nước đã có những điều kiện thuận lợi đáp ứng đòi hỏi quốc tế hóa. Muốn "gột nên hồ" lúc này, cần có bàn tay nhào nặn, chiến lược quốc gia rõ ràng cho nền giáo dục hội nhập toàn cầu.
Theo tuoitre.vn
Thiếu giáo viên, trường học Mỹ kêu gọi người về hưu quay lại Nhiều năm sau khi nghỉ hưu, cựu giáo viên quyết định quay lại bục giảng khi biết học sinh cần người có trình độ và kinh nghiệm để dẫn dắt. Hymethia W. Thompson vui vẻ nghỉ hưu sau 46 năm công tác trong ngành giáo dục. Tuy nhiên, một cuộc họp báo trên truyền hình mùa hè năm ngoái đã thay đổi cuộc...