Lớp học trên đỉnh Sài Khao
Cách thành phố gần 300 km, Sài Khao là địa bàn khó khăn nhất tỉnh Thanh Hóa. Cuộc sống của người Mông nơi đây còn rất thiếu thốn khiến con đường đến trường của trẻ em cũng gặp nhiều trở ngại.
Cuộc sống của đồng bào Mông ở Sài Khao còn khó khăn, chủ yếu mang tính tự cung tự cấp và phụ thuộc vào trợ cấp của nhà nước. Trước đây, người dân không chú trọng đến chuyện học hành của con cái nhưng ít năm gần đây, được chính quyền địa phương và giáo viên vận động nên tất cả gia đình đều đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi.
Khu lẻ Sài Khao là một điểm trường xa xôi và khó khăn nhất của Trường Tiểu học Tây Tiến (xã Mường Lý, huyện Mường Lát, Thanh Hóa). Khu nhà dạy học hai gian được người dân địa phương dựng tạm bợ dưới chân một ngọn đồi giữa bản.
Do chưa có đường ôtô vào trung tâm bản nên việc vận chuyển vật liệu kiên cố là rất khó khăn. Trưởng bản Vàng A Sú cho biết, hưởng ứng phong trào toàn dân đưa trẻ đến trường, cách đây ít năm, bà con người Mông cùng chính quyền địa phương chung tay xây dựng trường lớp với các vật liệu tại chỗ như tranh tre nứa lá và các loại gỗ rừng. Nền nhà được san đắp bằng đất đồi, các bức tường được thưng bằng ván xẻ hay nẹp tre trống tuềnh trống toàng. Mùa hè, khu trường khá thoáng mát, tuy nhiên vào mùa đông, gió lùa lạnh buốt da thịt…
Hàng rào bao quanh điểm trường được dựng tạm bằng những tấm ván bìa không đều nhau. Qua thời gian, mưa bão đã làm nhiều tấm hư nát, nhưng chưa được sửa chữa.
Theo các giáo viên, vào mùa mưa, mái nhà bị dột nhiều chỗ, trong lớp học nước đọng thành từng vũng lớn nhưng thầy trò vẫn khắc phục để buổi học không bị gián đoạn.
Điểm trường khu lẻ Sài Khao có tổng cộng 66 học sinh từ khối 1 đến khối 5. Toàn bộ học sinh đều là con em đồng bào Mông. Thầy Hà Minh Tuốt (30 tuổi) là người cắm bản có thâm niên ở Sài Khao. Quê ở huyện Quan Hóa, cách trường hơn trăm cây số, nhưng đường đi toàn đèo dốc nên thường cả tháng thầy Tuốt mới về quê thăm vợ con một lần. Mỗi lần về xuôi, giáo viên thường tranh thủ đèo thêm cá khô, mắm muối, gạo thóc hay thuốc men để dùng cho quãng thời gian dài cắm bản.
Video đang HOT
Thầy Tuốt cho hay, khó khăn lớn nhất của giáo viên cắm bản Sài Khao là giao tiếp với bà con và đám học trò. “Phải lên lớp 2, lớp 3 học trò mới biết nói bập bẹ tiếng phổ thông, còn khối lớp một, các thầy phải dùng ký hiệu hay hình vẽ, dụng cụ trực quan tự chế để giảng bài cho học trò”, thầy Tuốt nói. Trong ảnh là cô bé Vàng Thị Sơ (học sinh lớp 1) đang tập đánh vần bài giảng của thầy trong buổi lên lớp chiều cuối đông.
Nằm trên khu vực núi đồi hiểm trở, ở độ cao hơn nghìn mét so với mực nước biển nên mùa đông ở Sài Khao thường rất lạnh và kéo dài. Tuy nhiên, nhiều trẻ nhỏ ở đây phải đi chân trần đến lớp hoặc phong phanh vài manh áo mỏng không lành lặn.
Một bé gái đưa em đến lớp và đứng ngoài bậu cửa canh chừng vì sợ cậu em mải chơi bỏ lớp giữa chừng…
Thầy Vi Văn Tụy là giáo viên trẻ mới vào khu lẻ Sài Khao nhận nhiệm vụ. Nam giáo viên cho hay, để bám trường lớp, các thầy cô phải vượt qua nhiều khó khăn, thử thách đặc biệt là ngôn ngữ. Chỉ có những người quyết tâm và tình yêu nghề mới gắn bó được ở đây lâu năm.
Khu nhà ở của giáo viên cũng là nhà công vụ dù được xây bằng vật liệu kiên cố nhưng còn rất chật chội, nhiều mảng tường ám đen bong tróc do ngấm nước mưa. Dưới nền nhà là la liệt quần áo, đồ dùng sinh hoạt và dụng cụ dạy học…
Khu đất trống đầu hồi điểm trường được dùng làm sân thể dục và khu vui chơi cho lũ trò nghèo. Không có đồ chơi nên chúng rủ nhau chơi trò trốn tìm, hay nhảy lò cò…
Theo VNE
Hủ tục làm ma trăm triệu và treo người chết trong nhà của người H'Mông
Không những treo người chết nhiều ngày trong nhà, hủ tục làm ma của người H'Mông ở Mường Lát (Thanh Hóa) vẫn còn tình trạng giết lợn, gà, trâu, bò rình rang. Có nhiều gia đình tiêu tốn cả trăm triệu đồng cho một đám ma.
Từ xa xưa, người H'Mông tổ chức tang ma ngoài những tập tục thể hiện bản sắc văn hóa và giá trị truyền thống như các bài hát, khèn trống ca ngợi tự nhiên, cỏ, cây, con người hoặc lễ nghi giải thoát linh hồn, ghi nhớ công ơn và ban phước lành cho con cháu... Tuy nhiên, trong tang ma của người Mông hiện còn tồn tại một số hủ tục như có người chết, con cháu người nhà nổ 4 đến 6 phát súng nếu người chết là đàn ông, 7 đến 9 phát súng nếu người chết là đàn bà, con gái để báo hiệu cho dân bản biết.
Đặc biệt, người chết ở đây được đưa lên một cái cáng đan bằng tre hoặc nứa treo lên vách gian nhà giữa ở tầm cao ngang ngực và để chừng 3 ngày mới mang đi chôn hoặc có thể lâu hơn nếu không chọn được ngày đẹp hoặc con cháu chưa có mặt đầy đủ. Không những vậy, mỗi một đám ma sẽ được con cái, anh em trong dòng họ mang trâu, bò, lợn, gà đến mổ ăn rình rang rồi còn chia cho bà con hàng xóm, dân bản.
Một góc bản làng H'Mông
Lần đầu nghe hủ tục treo người chết trong nhà nhiều ngày cho đến tục giết mổ hàng chục trâu bò rình rang, tôi không khỏi giật mình. Thấy tôi tò mò, trưởng bản Tà Cóm (xã Trung Lý) Thào A Thái giải thích: "Người H'Mông rất coi trọng việc tang ma và cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng hưởng tới những người đang sống. Cha ông họ quan niệm, nếu lo tang ma không chu đáo thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu hậu quả tai ương, lụi bại. Chính vì vậy, bao đời nay, hủ tục mai táng người chết của người H'Mông không thay đổi. Việc treo người chết lâu trong nhà rồi mới đi chôn là để mọi người đến viếng. Người thân đến viếng phải giết một con gà, luộc chín (để cả lòng, mề) và một gói cơm, một chai rượu. Thầy mo sẽ đưa đồ lễ của người đến viếng để cúng cho người chết, đội khèn trống thổi bài cúng cơm người chết".
"Việc góp trâu bò là do phong tục của người H'Mông là khi con cái đi lấy vợ, lấy chồng ở riêng đều được bố mẹ cho một con trâu hoặc một con bò bởi thế khi bố mẹ chết đi, con cái phải báo hiếu bằng cách cũng phải đóng góp lại như thế. Vợ chồng con trai cũng như vợ chồng con gái đều phải góp và nhất thiết phải là trâu, bò. Lợn hoặc gà thì có thể anh em, họ hàng đóng góp. Có những gia đình 9,10 người con thì có đến 9,10 con trâu hay bò, ăn không hết thì chia cho hàng xóm, dân bản" - trưởng bản Thái cho hay.
Cũng theo lý giải của trưởng bản Thái thì dù thừa thải, con cái vẫn phải góp đầy đủ và giết bằng hết số gia súc đó. Nếu không trong năm làm ăn sẽ không thuận lợi, người sống sẽ ốm đau,bệnh tật, người chết sẽ không phù hộ, dòng họ mất phúc lộc.
Trong khi đó, tình trạng tảo hôn và đẻ nhiều ở người HMông vẫn còn tồn tại từ xưa cho đến bây giờ vẫn chưa chấm dứt được. Rất hiếm hoi mới có thể tìm ở các bản người H'Mông gia đình sinh một hoặc hai con còn hầu như đều từ 3 con trở lên. Có những gia đình có tới 13 -14 đứa con vẫn tiếp tục đẻ.
Ngay tại bản Tà Cóm, gia đình Anh Sùng A Su đã có tới 13 đứa con thế nhưng khi hỏi có còn đẻ nữa không thì A Su hồn nhiên trả lời chúng tôi "cho mẹ nó đẻ hết trứng luôn".
Nói như vậy để biết được rằng, nếu có tới 13 đứa con thì khi chết, 13 người con này cũng sẽ góp 13 con trâu, bò để làm ma cho bố mẹ. Ngoài ra còn gà lơn trong nhà có sẵn hoặc anh em họ hàng góp lại.
Trưởng bản Thái cho biết, mỗi một con trâu, bò to cũng có giá 30 triệu trở lên, con nhỏ cũng tầm 15-20 triệu. Như vậy, đám ma nào nhỏ nhất cũng mấy chục triệu, còn nhiều thì có tới hàng trăm triệu quy ra từ giá trị trâu, bò, lợn, gà.
Những đám ma trăm triệu
Trưởng bản Thái bảo nếu ngồi liệt kê những đám ma tiêu tốn giá trị gần trăm triệu hay vài trăm triệu thì không thể nhớ hết vì phong tục của người H'Mông bao lâu nay là vậy. Bởi thế mà dù cho nhà nghèo, các con cũng phải cố mà góp cho có hiếu với bố mẹ, tổ tiên.
Ông vẫn còn nhớ đám ma bà nội ông vào năm 1993, bà nội ông sinh được 7 người con. Khi bà mất, 7 người con góp 7 con trâu, ngoài ra còn số lợn gà trong nhà rồi anh em góp thêm thành ra thịt nhiều vô kể. Sau khi làm lễ, ăn uống trong gia đình rồi chia cho dân làng nhưng ngày đó bản chỉ có 13 hộ gia đình nên chia rồi mà vẫn còn thừa rất nhiều. Cuối cùng, phải mang số thịt đã giết mổ đó phơi khô và dùng ăn cả năm.
Trưởng bản Thào A Thái đang kể về hủ tục làm ma của người H'Mông
Cách ngày chúng tôi lên thăm bản Tà Cóm chừng mấy ngày, tại đây cũng vừa tổ chức một đám ma mà theo bà con trong bản là đám ma "to" nhất từ trước đến nay. Số lượng trâu, bò, lợn, gà tính ra phải gần 300 triệu.
Đó là gia đình cụ Sùng A Dơ. Vợ cụ Dơ là cụ Hạng Thị Dợ mất, lập tức 9 người con góp 9 con bò. Trong nhà cụ Dơ có con thêm một con trâu và anh em họ hàng nhà cụ Dơ góp thêm 32 con lợn. Cụ Dợ được treo 7 ngày trong nhà mới được mang đi chôn cất.
"Hôm đó, sau khi cúng xong, nhà cụ cũng mang đi chia cho bà con hàng xóm nhưng vẫn còn nhiều thịt lắm. Vì là trưởng bản hơn nữa lại phục vụ trong đám của cụ Dợ nên sau khi xong việc tôi được gia đình cụ biếu 40 kg thịt bò" - trưởng bản Thái cho biết.
Có thể khẳng định, hệ lụy từ những hủ tục trong tang ma của người H'Mông là một trong những nguyên nhân không nhỏ dẫn đến cảnh nghèo khó, lạc hậu. Tuy nhiên, để xóa bỏ những hủ tục này lại không hề đơn giản.
Nhà cụ Sùng A Dơ không khá giả gì nhưng cụ đã làm một đám ma "to" nhất bản từ trước đến nay với giá trị khoảng gần 300 triệu
Ông Mai Văn Châu, Trưởng Phòng Văn hóa huyện Mường Lát cho biết: "Việc làm ma của người H'Mông vẫn còn tồn tại những hủ tục lạc hậu. Mặc dù đã tuyên truyền nhiều để người dân hiểu về việc ô nhiễm môi trường khi treo người chết nhiều ngày trong nhà hay việc lãng phí trong việc giết mổ nhiều gia súc, gia cầm, tuy nhiên, vẫn đề này chưa thể dứt điểm được. Một số xã ở phía ngoài như Pù Nhi, Nhi Sơn... đã dần được thay đổi, hiện đã có một số dòng họ đưa người chết vào quan tài. Còn phần lớn các bản vùng sâu, vùng xa thì chưa thể tuyên truyền để người dân hiểu một sớm một chiều được mà cần phải có thời gian".
Cũng theo ông Châu thì do hủ tục đã ăn sâu vào tâm tưởng bà con, nếu thay đổi hủ tục cần phải có sự thống nhất của cả dòng họ. Bởi nếu khi thay đổi mà dòng họ xảy ra vấn đề gì thì người thay đổi phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nên nhiều khi họ còn e dè khi quyết định.
Nguyễn Thùy
Theo Dantri
Tuyển sinh khó khăn do có quá nhiều trường dạy nghề Một trong những nguyên nhân khiến cho càng ngày việc tuyển sinh tại các trường nghề càng khó là có quá nhiều trường nghề. Mặc dù tồn tại theo kiểu "lóp ngóp", cầm chừng nhưng mỗi năm, tỉnh Thanh Hóa vẫn phải rót hàng chục tỉ đồng để "nuôi" các trường này. Lãng phí ngân sách Theo thống kê của Phòng Đào tạo...