Lớp học tình thương giữa lòng Tây Đô

Theo dõi VGT trên

Lớp học này không những dạy chữ mà còn dạy cách làm người, để các em tự tin hơn trong cuộc sống.

Bén duyên với nghề giáo cách đây 37 năm, tự nhận mình là một cô giáo “trường làng”, cô Liêu Thị Mỹ Hiếu (thường gọi là cô Uyên), sống tại quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ được nhiều người biết đến là giáo viên đầy nhiệt huyết, đặc biệt là “người mẹ thứ hai” của những em có hoàn cảnh khó khăn theo học lớp tình thương do cô mở ra.

Lớp học tình thương giữa lòng Tây Đô - Hình 1

Lớp học chỉ vài chiếc bàn nhỏ từ cổng kéo đến trước cửa nhà.

Nằm sâu trong con hẻm nhỏ đường Mạc Đĩnh Chi, quận Ninh Kiều, Cần Thơ, cứ hè đến hay mỗi buổi tối trong năm học, tiếng học sinh trả bài, tiếng giáo viên giảng bài cứ đều đều vang lên. Lớp học tình thương này đóng chân tại đây cũng hơn 10 năm, từ khi cô Uyên thôi dạy ở trường tiểu học Lê Quý Đôn. Lớp học với vài chiếc bàn nhỏ nối dài từ nhà ra đến cổng nhưng có đến trên dưới 20 em học sinh theo học.

Sinh ra, lớn lên trong gia đình nghèo, đông anh em, cô Uyên không được học hành đến nơi, đến chốn. Năm 18 tuổi, khi tham gia công tác đoàn tại phường An Cư, quận Ninh Kiều, cô được phường gợi ý tham gia dạy học lớp tình thương. Lúc đầu ngại vì mình cũng không biết nhiều, hơn nữa lại không có chuyên môn sư phạm nên cô Uyên từ chối. Tuy nhiên, hoàn ảnh của các em đã làm cô thương cảm và cô quyết định vừa dạy, vừa tự học nâng cao kiến thức, để mang lại con chữ, phép tính giúp các em bớt khó khăn hơn.

Từ một cô cán bộ đoàn, dần dà cô Uyên trở thành cô giáo dạy trẻ “trường làng, tình thương”. Năm 1989, cô được về dạy tại trường tiểu học Lê Quý Đôn, đây là bước ngoặt để cô trở thành giáo viên chính thức có chuyên môn và cũng tiếp thêm động lực xóa mù chữ cho trẻ em nghèo.

Cô Uyên bộc bạch: “Hầu như mình dạy các em không được đến trường, cái tâm nguyện của mình chỉ nghĩ là các em sẽ biết đọc, biết viết, ra đường biết đường này đường gì, rồi biết tính tiền, cầm một cái đơn, cái thư biết trong đó nói gì, biết làm một bài toán để khi bán vé số không bị mất tiền, mình cảm thấy mình vui rồi”.

Lớp học tình thương của cô Uyên thường dạy trẻ mỗi ngày từ 1 đến 2 tiếng, từ lớp 1 đến lớp 5. Do ban ngày vất vả mưu sinh (chỉ số ít may mắn được đến trường, nhưng cũng không đủ tiền học thêm), buổi tối các em được hòa mình vào môi trường học tập khiến các em thấy rất vui, hạnh phúc. Bản thân mỗi em đều xem đây là ngôi nhà thứ 2 của mình. Em Phạm Gia Lạc, 16 tuổi, ở quận Ninh Kiều, hiện bán vé số mưu sinh, biết đến lớp học của cô Uyên từ năm 2014. Do gia đình khó khăn nên học hết lớp 2 em đã nghỉ học bán vé số phụ gia đình. Sau đó, gia đình chuyển nhà đi nhiều nơi, em cứ học với cô xong, lại phải gián đoạn. Năm 2019, về Cần Thơ, em lại đến tìm cô, học chữ, học tính. Cô không la mắng hay từ chối em, còn động viên, em cảm thấy vui và biết ơn.

“Em đi học đây rất vui, tới sinh nhật các anh chị tổ chức cho chúng em. Tới Tết, được các mạnh thường quân ủng hộ, cô dẫn đi mua quần áo, giày dép. Con cám ơn cô đã cho con chữ và con như có thêm người mẹ thứ hai”, em Gia Lạc chia sẻ.

Lớp học tình thương giữa lòng Tây Đô - Hình 2

Góc nhỏ thân thương gồm những câu chúc học trò nhỏ gửi đến cô giáo của mình.

Không chỉ truyền tình thương cho học sinh, tấm lòng của cô còn truyền lửa cho các bạn sinh viên trên địa bàn. Nếu trước đây mình cô chỉ có thể chỉ bài cho 5 – 7 em, thì giờ nhờ lực lượng sinh viên tình nguyện, lớp học đã có thể nhận trên 20 em. Bạn Nguyễn Trần Trúc Nghi, sinh viên năm 2, trường Đại học Y Dược Cần Thơ, gần 2 năm dạy ở lớp học tình thương cho biết, em biết tới lớp học thông qua câu lạc bộ Vì trẻ thơ của trường.

Ở đây ngoài học chữ các bé còn được yêu thương dạy dỗ như con cháu trong nhà. Đến đây ngoài chuyện dạy cho các bé thì em cũng học được rất nhiều từ cô, nhất là tính kiên nhẫn, tân tâm với công việc: “Cô rất rộng lượng và đưa hết nhiệt huyết của mình vào lớp học. Vài năm sau, nếu em không bận lịch đi trực bệnh viện em sẽ tiếp tục dạy ở đây. Ngày nào còn cống hiến được sức mình cho mấy em nhỏ thì em vẫn làm”.

Video đang HOT

Luôn nhận mình là cô giáo trường làng nhưng với nhiều người cô Uyên từ lâu đã là một người thầy mẫu mực trong lòng bao thế hệ học trò, nhất là các em có hoàn cảnh đặc biệt. Ngày 20/11 hằng năm, cô không nhận được những bó hoa tươi, những món quà đắt tiền, chỉ nhận được những tấm thiệp nhỏ tự tay các em lớp học tình thương làm, mà lòng cô ấm áp lạ thường. Những tấm thiệp ấy được cô lưu lại ở một góc nhỏ trong lớp học.

Lớp học tình thương giữa lòng Tây Đô - Hình 3

Cô Uyên hướng dẫn các em làm móc khóa mang lại kinh phí hoạt động cho lớp.

Ngoài dạy chữ, cô Uyên còn tự học cách làm móc khóa bằng hột nhựa, hột pha lê để dạy lại cho các em lớp học tình thương. Cô Uyên chia sẻ, việc làm móc khóa giúp các em học được tính kiên nhẫn, chăm chỉ và mỗi lần sản phẩm được bán ra không những mang lại nguồn kinh phí hoạt động cho lớp, còn mang lại niềm vui cho các em. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc vì giúp các em có cuộc sống tốt hơn và hơn nữa các em còn biết yêu thương mọi người.

“Điều cô mong muốn nhất là các em có khai sinh đầy đủ, các em được đến trường như bao bạn khác. Học tại lớp này các em biết đọc, viết, làm toán thôi, còn các môn các em không được học đầy đủ và sẽ thua sút bạn bè. Có em rất thông minh, ham học và mơ ước làm sao mỗi em đều được đến trường”, cô Uyên nói.

Lớp học của cô Uyên giờ đây đã được nhiều mạnh thường quân biết đến. Chắc rằng mong ước của cô dành cho các em sẽ thành hiện thực trong nay mai. 37 năm trong nghề “trồng người”, cô đã chắp cánh cho hàng trăm em thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn biết đọc, biết viết, biết tính toán. Công việc này vẫn chưa dừng lại và việc làm ý nghĩa của cô Uyên sẽ lan tỏa tinh thần tương thân tương ái tốt đẹp trong cộng đồng./.

Chuyện chưa kể ở lớp học tình thương, nơi học trò là "viên ngọc quý"

Hơn 10 năm qua, lớp học tình thương của anh Huỳnh Quang Khải luôn là ngôi nhà thứ hai của những em nhỏ khó khăn trên địa bàn quận 12.

Tại một góc trong con hẻm nhỏ ở phường Hiệp Thành, quận 12, TP.HCM, người ta thường thấy một lớp học nhỏ, vẫn âm thầm, đều đặn mở cửa từ 18h45 đến 20h45 từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần.

Đó chính là lớp học tình thương Ngọc Việt, nơi đã thực hiện ước mơ cho biết bao trẻ em nghèo được đến lớp, được biết chữ.

Từ đồng cảm đến đồng hành

Lớp học 0 đồng này được anh Huỳnh Quang Khải, 29 tuổi, hướng dẫn viên du lịch, cùng vài người bạn thành lập vào năm 2009.

Trước đây, khi thấy trong khu phố có nhiều em có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện đến trường, anh mở lớp học. Học sinh chủ yếu là con em công nhân viên, lao động trong khu vực.

Chuyện chưa kể ở lớp học tình thương, nơi học trò là viên ngọc quý - Hình 1


Thầy giáo Huỳnh Quang Khải luôn dành cả tâm huyết cho từng buổi lên lớp.

Duy trì được vài năm, đến năm 2013, do bận rộn với lịch trình của một hướng dẫn viên, không có thời gian đứng lớp, anh Khải đóng cửa lớp học một thời gian.

Bẵng đi khoảng 2 năm, đến năm 2015, anh Khải gặp lại học trò cũ bán vé số dạo, nhặt ve chai ngoài đường. Bọn trẻ năn nỉ tiếp tục mở lớp để chúng có cơ hội đi học như bạn bè đồng trang lứa, khi ấy anh không thể cầm lòng. Thế là lớp học tình thương được "hồi sinh", duy trì và phát triển đến tận bây giờ.

Khoảng thời gian đầu, các em được đưa lên gác nhà anh Khải để học. Dần dần, số học sinh càng ngày càng đông, anh Khải phải tận dụng khoảng sân trước nhà, trước đây là nơi nuôi gà, chừng 10m vuông, mua vật liệu rồi lợp mái tôn dựng thành lớp học.

"Hồi đó chưa có cái nền, mấy thầy trò phải trải bạt ra ngồi, đốt đèn cầy lên học. Sau này, mới làm được nền xi măng, tôi câu điện cho tụi nhỏ học, trời mưa thì cả lớp bỏ chạy vì không có mái che. Sau đó, lúc có tiền tôi mới từ từ xây dựng nên lớp này", anh kể.

Về sau, học sinh đến nhiều hơn, thầy Khải mở thêm một phòng học khang trang ở khoảng sân phía sau nhà và chia thành hai nhóm, một nhóm là các em lớp 1, 2; nhóm còn lại là các em lớp 3, 4.

Không những thế, anh còn mời cô Hồ Thị Nho, 78 tuổi, giáo viên chủ nhiệm cũ của mình về giảng dạy cho các em.

Khi Covid-19 bùng phát, số học sinh đến lớp giảm hơn một nửa. Từ đó, người thầy này vẫn luôn canh cánh một nỗi lo, những học trò của mình sẽ không còn cơ hội tiếp tục học hành.

Anh tâm sự: "Hồi đầu, tôi mở lớp dạy cùng mấy đứa bạn cũng chỉ vì thấy tụi nhỏ tội nghiệp. Vậy mà càng dạy, tôi càng cảm nhận nhiều hơn sự đồng cảm giữa tôi với chúng. Thế là cứ đứa nào nghỉ tôi lại lo. Bản thân tôi cũng không nỡ bỏ lớp, bỏ học sinh của mình".

Học trò là những "viên ngọc"

Theo chia sẻ, lý do anh Huỳnh Quang Khải đặt tên lớp học là Ngọc Việt vì "Ngọc" là viên ngọc, còn "Việt" trong Việt Khải là nghệ danh của anh khi còn làm MC đám cưới.

"Mỗi học sinh đến đây đều là một viên ngọc quý. Tôi thương tụi nhỏ như con ruột của mình. Hễ ngày nào không gặp chúng là ngày đó tôi buồn", anh nói.

Ở lớp, ngoài Toán và Tiếng Việt, mỗi tuần các em còn được học một buổi về đạo đức, nhân cách sống.

Tại đó, các em được chia sẻ và giải đáp khúc mắc của mình về cuộc sống, những vấn đề ở tuổi mới lớn, cũng như lắng nghe những lời chỉ dạy, đúc kết từ trải nghiệm sống của chính thầy Khải.

Chuyện chưa kể ở lớp học tình thương, nơi học trò là viên ngọc quý - Hình 2


Các em học sinh có cơ hội tham gia các buổi vui chơi, hoạt động ngoại khóa do thầy Khải tổ chức.

Câu nói "Sống là cho đi" được anh viết ra, dán ở ngay bảng tên của lớp, vì đó là một trong những điều đầu tiên anh mong muốn các học trò của mình thấu hiểu.

Học sinh Đỗ Quang Hiếu, 10 tuổi, cho biết, em đã học tại lớp học tình thương này hơn một năm và đang học lớp 3. Hiếu kể: "Em thích học ở đây vì đi học vui, có thầy, có các bạn. Thầy Khải đôi khi nóng tính nhưng cũng có nhiều lúc rất hài hước. Thầy còn hay tổ chức những buổi đi chơi, cắm trại để chúng em được trải nghiệm nhiều hơn".

Không những thế, anh Khải còn đặt may đồng phục của lớp để các em có cảm giác được đi học ở trường như các bạn, cũng như tự tay thiết kế giấy khen dành cho những học sinh khá, giỏi để động viên các em.

Cũng tại lớp học đơn sơ này, thầy Khải cùng các trò tự tay trang trí lớp theo chủ đề từng mùa, một phần để lớp học trở nên sinh động, một phần khiến những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm này cảm nhận được sự ấm áp, vui tươi của các mùa lễ hội.

Bên cạnh đó, anh còn dạy các em nhỏ xếp hạc giấy, tự tay viết vào đó ước mơ của mình và treo ở góc lớp, như một lời nhắc nhở bản thân phải luôn cố gắng để đạt đến ước mơ đó.

Em Giang Thị Ngọc Diễm, 12 tuổi, chuyển lên TP.HCM sau khi bỏ học giữa chừng vào năm lớp 4, khi em 9 tuổi. Hiện tại, em đang học lớp 3 tại lớp học tình thương của thầy Khải.

Diễm hồn nhiên cho biết: "Em mong muốn sau này trở thành một giáo viên giỏi. Nếu lớp học còn tồn tại đến lúc đó, em sẽ xin thầy cho em đứng lớp. Không có tiền cũng không sao, miễn là em có thể làm điều mình thích, dạy lại cho những đứa nhỏ có hoàn cảnh như mình là vui lắm rồi".

Cứ thế, mỗi ngày trôi qua, tiếng giảng bài của thầy, tiếng ê a đọc chữ, vui vẻ cười đùa của học sinh vẫn luôn rộn rã tại một góc trong con hẻm nhỏ.

Dẫu có khó khăn, dẫu bao lời đàm tiếu, mỉa mai của những người còn hoài nghi, anh Huỳnh Quang Khải chưa từng có ý nghĩ bỏ cuộc. Anh cho biết, mình sẽ duy trì lớp học này đến khi nào anh không còn đủ sức nữa thì thôi.

Chuyện chưa kể ở lớp học tình thương, nơi học trò là viên ngọc quý - Hình 3


Thư viện tình thương được đặt tại một góc nhỏ trong lớp.

Nói về lớp học của anh Khải, bà Mai Thị Thu Thảo, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy phường Hiệp Thành cho biết: "Cũng từng là cán bộ Đoàn, tôi đánh giá cao và nể phục Khải về những gì em ấy làm. Khải tổ chức lớp học dù công việc của em ấy là một hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều, ít cố định về thời gian. Trong quá trình dạy học còn nghĩ ra nhiều hình thức khen thưởng để động viên các em học tốt".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Một đại gia là nghệ sĩ sổ đỏ từng cầm cả xấp: "Tôi mất mấy trăm tỷ rồi"
19:39:12 05/11/2024
Kỳ Duyên chễm chệ xuất hiện trên trang Miss Universe, cho đối thủ "hít khói" vì lượng tương tác khủng
16:58:49 05/11/2024
Hơn 180 triệu người xem ảnh mặt mộc của nữ diễn viên hạng A lúc đau ốm
16:40:29 05/11/2024
Cặp đôi đình đám showbiz chính thức "toang" sau 1 năm phim giả tình thật
20:25:28 05/11/2024
Siêu thảm đỏ hot nhất Cbiz: Triệu Lộ Tư mặc sến lép vế trước dàn mỹ nhân, Bạch Lộc đụng độ "tình địch" Ngu Thư Hân
20:35:30 05/11/2024
'Mỹ nữ xuyên không' Triệu Lộ Tư được khen ngợi trong phim mới
18:49:22 05/11/2024
Nam sinh nhận học bổng hơn 7 triệu đồng, hứa sẽ trả lại trường gấp 10.000 lần: 30 năm sau có hành động khiến ai cũng phải trầm trồ
18:31:15 05/11/2024
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm 4 món bình dân nhưng ngon miệng, đủ dinh dưỡng
17:03:19 05/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Đen Vâu lộ diện sau thời gian dài ở ẩn giữa tin đồn lên chức "bố bỉm"

Nhạc việt

21:47:13 05/11/2024
Đã lâu không trở lại sân khấu nhưng Đen Vâu vẫn giữ vững phong độ khi thu hút rất nhiều sự quan tâm từ khán giả có mặt.

Cháu dâu lâu lắm mới về quê, làm 1 việc khiến cả họ nhà chồng bị sốc

Netizen

21:45:47 05/11/2024
Với người theo dõi TikTok nói chung và hội các mẹ bỉm sữa nói riêng hẳn đều biết đến kênh TikTok này. Chủ kênh là Bích Ngọc (29 tuổi, Hà Nội) - mẹ của em bé Linh đáng yêu, dễ thương.

Nữ Hoàng Ayodhaya: Cảnh vụng trộm nóng bỏng của Mai Davika

Phim châu á

21:43:59 05/11/2024
Cảnh yêu đương của Jinda (Mai Davika) và người tình điển trai trong phim Nữ Hoàng Ayodhaya làm mạng xã hội bùng cháy.

Độc lạ bom tấn chiếu miễn phí nếu khán giả chịu cười liên tục trong 7 phút

Hậu trường phim

21:38:52 05/11/2024
Nếu muốn được thưởng thức trọn vẹn 7 phút đầu tiên của bộ phim, người hâm mộ cũng phải cười liên tục 7 phút trước ứng dụng video call trên website.

"Đệ nhất mỹ nhân Việt" có nhà vườn 3.000m2: Bệnh ngôi sao, từng láo với đạo diễn và cái giá phải trả

Sao việt

21:23:40 05/11/2024
Việt Trinh thú nhận vì thấy hình ảnh của mình xuất hiện dày đặc trên các tờ lịch, sổ tay, ảnh dán trang trí nên cô mắc bệnh ngôi sao.

NSND Kim Xuân bật khóc: "Điều tôi nuối tiếc nhất là không sinh được nữa"

Tv show

20:22:14 05/11/2024
Thời đó đi diễn kịch khổ lắm, sinh con vất vả vô cùng. Sinh Luân ra, tôi phải nghỉ mất 3 năm trời - NSND Kim Xuân chia sẻ.

Mỹ nhân showbiz từng đỗ thủ khoa đại học sư phạm, tốt nghiệp thạc sĩ với điểm số kỷ lục: Sự nghiệp và đời tư im ắng ở tuổi U50

Sao châu á

20:19:09 05/11/2024
Trang Sina (Trung Quốc) từng nhận định, thành công của Triệu Vy không chỉ đến từ tài năng thiên bẩm hay ngoại hình xinh đẹp, mà còn bởi tư chất thông minh, biết nhìn xa trông rộng và nắm bắt thời cơ.

Mỹ bác bỏ thỏa thuận hợp tác cung cấp điện hạt nhân trực tiếp cho các 'đại gia' công nghệ

Thế giới

20:02:34 05/11/2024
Như vậy, với quyết định của FERC, các "ông lớn" công nghệ muốn nhanh chóng cung cấp năng lượng cho các trung tâm trí tuệ nhân tạo (AI) khổng lồ cần tìm các chiến lược mới.

Thủ tướng Đức nỗ lực hàn gắn rạn nứt trong liên minh cầm quyền

Uncat

20:00:21 05/11/2024
Triển vọng cho ba đảng rất ảm đạm, nhưng đối với FDP thì giờ đây là vấn đề sống còn. Nếu không có FDP, Thủ tướng Olaf Scholz sẽ không còn đa số trong Quốc hội nữa.

Cách làm giấm quả lê giúp đẹp da, phòng chống bệnh tật

Làm đẹp

19:21:49 05/11/2024
Theo các chuyên gia y học cổ truyền Trung Quốc, việc sử dụng giấm lê mỗi ngày sẽ giúp bạn có làn da sáng, phòng ngừa mụn nhọt, nám da do nó tác dụng thanh nhiệt, bảo vệ gan.

Một loại củ giúp hạ mỡ máu

Sức khỏe

19:18:39 05/11/2024
Một số nơi, người ta còn dùng rễ phơi khô làm thuốc theo cách đào rễ, rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con rồi cắt thành từng đoạn 2-3 cm đem phơi khô. Hỗn hợp riềng và nước lá chanh được dân ta dùng như thuốc bổ.