Lớp học tình thương dạy văn hóa, võ thuật của “thầy giáo 9X”
Với quyết tâm hướng đến điều thiện lành, hơn 3 năm qua, chàng trai Phan Trung Hải thay mẹ đứng lớp, mang đến cơ hội học tập cho các em học sinh khó khăn.
Tiết kiệm để phát triển lớp học tình thương
Nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên địa bàn phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM, có một lớp học tình thương rộng chừng 10m2, hơn chục bộ bàn ghế và 1 cái bảng ngày ngày rộn ràng tiếng ê a đọc bài của khoảng 30 đứa trẻ đủ mọi cấp học.
Ít ai ngờ, chủ nhân hiện tại của lớp học này lại là “người thầy” với tuổi đời còn khá trẻ, thầy Phan Trung Hải (22 tuổi).
Thầy giáo Phan Trung Hải tận tình chỉ bài cho các học trò nhỏ.
“Thầy Hải” là con trai của cô Ngô Thị Mạnh Hòa, người đã ấp ủ và thành lập lớp học tình thương này từ 36 năm trước.
Trước đây, Hải từng có thời gian khôn chuyên tâm học hành, đua đòi để bằng bạn bằng bè. Một hôm, Hải đi chơi về muộn, mẹ vẫn đợi và đưa cho anh một quyển sách. Đọc xong, Hải day dứt và quyết tâm tập trung học hành.
Cũng từ đó, chàng sinh viên năm nhất trường Cao đẳng Giao thông Vận tải đường thủy II bắt đầu ngỏ ý xin mẹ cho tiếp quản lớp học tình thương.
Thời gian đầu, Hải còn khá bỡ ngỡ, chưa được cô Hòa giao lớp do chuyên ngành của anh khác xa với kiến thức sư phạm. Thế nhưng, chỉ sau vài tuần, nhờ quyết tâm, kiên trì và tình yêu trẻ, Hải dần lấy được niềm tin không chỉ từ mẹ mà còn từ chính các học trò của mình.
Trong 2 năm đó, ban ngày Hải đi học, đến tối lại đứng lớp làm nghề “gõ đầu trẻ”.
Mặc dù vậy, Hải vẫn sắp xếp thời gian đi làm thêm, dành dụm tiền để lo cho học sinh của mình, từ quần áo đến bánh kẹo, đồ dùng học tập.
Có khi, thấy nhiều em đi bộ quãng đường mấy cây số để đến lớp, chàng trai trẻ để dành tiền tìm mua những chiếc xe đạp cũ, tầm 300.000 – 500.000 đồng để tặng các em.
Sau 3 năm, Hải tốt nghiệp và tìm được một công việc với mức lương khởi điểm từ 10 – 15 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sau 1 tháng thử việc, Hải nộp đơn xin nghỉ.
Video đang HOT
Khi được hỏi lý do, Hải kể: “Công việc của mình là lái tàu biển, một chuyến đi như vậy kéo dài mười mấy ngày là ít. Mình đi như thế không ai lo cho lớp học. Mấy đêm nằm trên tàu, mình cứ nghĩ về tụi nhỏ.
Rồi nghĩ đến việc tụi nhỏ học ở lớp học tình thương của mình xong cũng chỉ có tờ giấy chứng nhận, không có bằng cấp gì, mình lóe lên suy nghĩ mở thêm lớp dạy năng khiếu để các em có cái nghề”.
Ngoài học văn hóa, “thầy Hải” còn mở thêm lớp võ thuật và mời giáo viên về dạy cho các em (Ảnh: Nữ Vương).
Một tuần sau khi Hải nghỉ việc, lớp học tình thương này lại khai giảng thêm lớp võ thuật miễn phí do thầy Hải trực tiếp mời giáo viên đến dạy.
Hải bộc bạch: “Hơn 1 năm mở lớp võ, hiện lớp có 8 em nằm trong đội tuyển võ thuật thành phố, mỗi tháng các em được nhận trợ cấp, tương lai cũng có nhiều cơ hội hơn. Mình cũng mừng thay, mong cho các em sớm thoát cảnh nghèo”.
Cứ thế, lớp học tình thương này vẫn đều đặn từng ngày, âm thầm gieo chữ, gieo cả hy vọng cho các thế hệ học sinh nghèo, không chỉ ở địa phương mà còn ở các tỉnh lân cận.
Mạnh mẽ chọn cho mình hướng đi riêng
Tháng Tám vừa qua, “thầy giáo” Phan Trung Hải tham gia Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 để thi lại vào trường đại học Sư phạm TP.HCM.
Khi được hỏi có cảm thấy tiếc nuối khoảng thời gian bốn năm qua hay không, chàng trai trẻ trả lời: “Có sao đâu. Bốn năm qua, mình từng phạm sai lầm, nhưng đã học và làm được nhiều điều.
Cũng nhờ dạy học ở lớp học này, mình nhận ra ngành học mà bản thân yêu thích và phù hợp. Bạn bè đều có sự nghiệp, nhưng mình không cảm thấy buồn, miễn mình có thể làm những việc mình muốn làm là được”.
Hải chia sẻ, không muốn những điều mình làm được ca ngợi quá nhiều, vì công việc này đến với Hải rất đỗi tự nhiên và anh thấy vui khi làm điều đó.
“Bản thân mình và gia đình đủ sức để có thể duy trì lớp học và lo cho các em, mình không muốn người khác nghĩ mình phô trương, tìm kiếm sự giúp đỡ”, Hải bộc bạch.
Nhìn lại chặng đường 3 năm đứng lớp, Hải hạnh phúc vì đã thực hiện được ước mơ đến trường cho nhiều em nhỏ, giúp các em biết đọc, biết viết.
Cô Nguyễn Thị Xuân Thu (50 tuổi, cùng ngụ quận 7) cho biết: “Con của cô bị chậm phát triển mà không có điều kiện để đến trường nên cô đưa bé đến lớp của Hải. “Thầy Hải” còn trẻ nhưng dạy rất nghiêm túc, đàng hoàng”.
Hải cho rằng, một khi đã nhận tiếng thầy thì bản thân phải có trách nhiệm, hỗ trợ các em đến nơi đến chốn.
Với chàng trai 22 tuổi này, mong ước lớn nhất của anh dành cho các học trò nhỏ là em nào cũng có cuộc sống bình yên, tương lai tốt đẹp, trở thành người tốt và có ích cho xã hội.
Từ chàng trai lêu lổng đến chủ nhân lớp học tình thương
Từng theo bạn theo bè lêu lổng, thế nhưng đã 3 năm nay, chàng trai 22 tuổi Phan Trung Hải (Q.7, TP.HCM) thay mẹ đứng lớp học tình thương và bỏ cả công việc lương cao để duy trì được lớp học.
Hải hy sinh tất cả từ thời gian, tiền bạc, công việc và cả tương lai của mình để lo cho các em nhỏ ở lớp học tình thương
Niềm vui bây giờ của Hải không còn là những cuộc tụ tập bạn bè, được đi đến nơi này nơi kia cho thỏa ước mơ tuổi trẻ, mà đơn giản là nhìn thấy các em nhỏ không có điều kiện đến trường vẫn được học con chữ. Và càng hạnh phúc hơn khi giúp các em có được cuộc sống, tương lai ổn định hơn.
Thức tỉnh từ cuốn sách...
Sau thời gian nghỉ dài ngày vì dịch bệnh, lớp học tình thương (P.Phú Mỹ, Q.7) do Phan Trung Hải đứng lớp, đã mở cửa đón các em trở lại. Lớp học này Hải kế thừa từ mẹ cách đây 3 năm và từ đó anh chàng phát triển đưa lớp học đi lên.
Ngoài việc đứng lớp dạy, Hải còn thuê thêm giáo viên về dạy tiếng Anh, Nhật, Hàn... cho các bé với mong muốn có thêm ngoại ngữ sẽ giúp cuộc sống sau này của các em đỡ vất vả. Không những thế, thấy học lực các em không thể học lên cao về văn hóa, Hải kết nối với thầy dạy võ và mỗi tuần 3 ngày đưa đón các em đến lớp để học. Hiện nay đã có 10 em được chọn vào đội tuyển võ của thành phố và sẽ nhận lương mỗi tháng. Đó là điều mà Hải mong muốn để hướng các em đến tương lai ổn định hơn.
Nhìn học sinh ê a đọc bài mỗi ngày và nhìn những thành quả mà Hải gây dựng được cho lớp học, không ai nghĩ trước đây Hải đã từng lêu lổng.
"Ngày xưa mình chơi bời lắm, đi chơi tối ngày, như hôm nay thi thì tối đi chơi đến sáng rồi về đi thi luôn. Lúc đó học đòi theo bạn bè rồi chán học, đỉnh điểm nhất là năm lớp 11, thấy bạn bè ai cũng có xe máy, mà tâm lý của thằng con trai cũng muốn có cho bằng bạn bằng bè. Khi không được mua là bỏ học mấy ngày để đi chơi game, cuối cùng thì ba mẹ cũng phải mua", Hải nhớ lại.
Nhưng đến một ngày, khi Hải đi chơi về khuya, mẹ vẫn ngồi chờ và đưa cho Hải cuốn sách, rồi bảo: "Con đọc cuốn sách này và suy nghĩ đi".
Hải còn nhớ cuối cuốn sách có nội dung là cánh cửa không bao giờ khép lại, cho dù con có thể đi chơi, bỏ nhà đi nhưng mẹ vẫn ở nhà đợi con về...
Nhờ được học võ, 10 em ở lớp học tình thương sẽ được nhận vào đội tuyển của thành phố - ẢNH: NỮ VƯƠNG
"Sau khi đọc xong cuốn sách, tự dưng mình thấy thương mẹ và có lỗi vô cùng. Thấy mẹ buồn vì mình, rồi mẹ đã gần 60 tuổi mà vẫn hằng ngày đứng lớp dạy miễn phí cho trẻ em nghèo, mình thấy day dứt và quyết tâm bỏ hết tất cả để tập trung vào việc học. Cũng từ đó mình xin được đứng lớp tình thương thay cho mẹ", Hải kể.
Tiết kiệm tất cả để lo cho lớp học
Hải bắt đầu nhận lớp tình thương từ khi học năm nhất Trường cao đẳng Giao thông vận tải đường thủy II. Để có được lớp học tình thương như bây giờ, Hải phải "đánh đổi" rất nhiều thứ - từ công việc, thời gian, tiền bạc và thậm chí cả tương lai.
Sau 3 năm đứng lớp, cũng là lúc Hải tốt nghiệp và đi làm. Thế nhưng sau khi thử việc 1 tháng và được nhận làm chính thức với mức lương khởi điểm từ 10 - 15 triệu đồng/tháng, Hải đã nộp đơn xin nghỉ việc.
"Vì tính chất công việc của mình là lái tàu biển nên không phải đi một ngày rồi về mà đi mấy tháng liền, mà như thế thì ai lo cho lớp học, rồi tụi nhỏ sẽ thế nào. Nghĩ thế mà mình đã xin nghỉ việc, mặc dù để có được công việc này, mình phải chờ đợi rất nhiều thời gian trước đó", Hải bộc bạch.
Sau khi nghỉ việc, Hải tính đến con đường sẽ học thêm một văn bằng về luật để có thể dễ dàng xin được công việc theo giờ hành chính, như thế mới duy trì được lớp học mỗi chiều tối. Và thậm chí Hải còn nghĩ, nếu không xin được việc thì vẫn có thể đi làm nhân viên giao hàng cũng chẳng sao, miễn có thể duy trì được lớp học.
"Giờ bạn bè của mình thành công cả rồi, có đứa còn làm giám đốc. Nghĩ lại nếu sau này mình phải đi làm giao hàng thì cũng hơi chạnh lòng, nhưng có sao đâu. Với mình bây giờ, niềm vui của những em nhỏ là trên hết. Các em đã quá khổ và thiệt thòi rồi, nên mình không muốn tương lai các em sẽ khổ mãi", Hải trải lòng.
Khi lần đầu hẹn gặp Hải ở quán cà phê, chúng tôi đã cảm nhận được phần nào những hy sinh của Hải. "Thật sự mình không dám vào những quán như thế này, với mình nó xa xỉ lắm. Mình tiết kiệm tất cả để có kinh phí lo cho lớp học", Hải chia sẻ.
Hải cho biết nhiều khi cũng muốn một lần được lên Đà Lạt để đi chơi và chụp hình như những bạn trẻ bây giờ, nhưng nghĩ lại tụi nhỏ ở lớp học tình thương cũng có biết Đà Lạt là gì đâu, cũng có bao giờ được ăn hay uống thức uống chất lượng hơn chút đâu. Nghĩ thế mà Hải chẳng thấy bản thân mình thiệt thòi gì cả.
Vì quyết định ngoài học văn hóa còn cho các em học thêm võ nên mỗi ngày Hải phải đưa đón từng em đến lớp. "Nhiều đêm mình nằm cứ trằn trọc mãi, giờ tụi nhỏ học xong ở lớp học tình thương nhưng không có bằng cấp gì, chỉ có một giấy chứng nhận, nên chỉ có đi theo cái nghề nào đó thì may ra mới có tương lai. Nghĩ mãi rồi cuối cùng nhờ quen với người thầy dạy võ nên kết nối, rồi cũng nhiều em từ đó mà được vào đội tuyển. Như thế các em sẽ có lương hằng tháng và tương lai cũng sẽ ổn định hơn", Hải tâm sự.
Giờ ở lớp học tình thương, Hải dành tiền đi làm thêm lo gần như đầy đủ hết cho các em nhỏ. Từ quần áo mới, bánh kẹo đến việc hớt tóc cho các em và thấy em nào không có xe đi là Hải tìm mua những xe đạp cũ giá tầm 300.000 - 500.000 đồng về tặng cho các em...
Chung kết cuộc thi vòng quanh Đông Nam Á năm 2020 Vưa qua tai trương ĐH Mơ TP HCM đa diễn ra Lễ ra mắt Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Đông Nam Á và Vòng Chung kết cuộc thi Vòng quanh Đông Nam Á năm 2020. Đây là hoạt động nhằm kỷ niệm 53 năm Ngày Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (08/8/1967 - 08/8/2020) và kỷ...