Lớp học quá tải, đất xây trường bỏ hoang

Theo dõi VGT trên

Nhiều trường học khu vực nội thành của Hà Nội đang quá tải trầm trọng do hậu quả của việc gia tăng dân số cơ học thiếu kiểm soát.

Thế nhưng, trong khi tại quận Hoàn Kiếm, Ba Đình đang thiếu từng mét vuông đất cho trường học thì tại nhiều khu vực khác, hàng chục khu đất dành để xây trường vẫn bỏ hoang hoặc sử dụng mục đích khác.

Ông Trần Huy Hoàng, Chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt cho biết, tính đến ngày 31/12/2015, phường có 32.627 nhân khẩu. Tính đến nay, phường Hoàng Liệt có 51.666 nhân khẩu, tăng thêm trên 16.000 người.

Nhân khẩu của phường Hoàng Liệt tăng đột biến vì từ tháng 9/2015 khi hàng loạt tòa chung cư mới phía Tây Nam Linh Đàm được đưa vào khai thác, sử dụng.

Đại diện UBND phường Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai cho hay, nếu tính cả các dự án nhà cao tầng đang và chuẩn bị triển khai thì trong vài năm tới dân số của phường này sẽ lên tới gần 8 vạn dân, gấp 4 lần mức dân số của một phường trung bình của Hà Nội.

Trong các quận nội thành của Hà Nội, Cầu Giấy và Thanh Xuân là hai quận có tốc độ “bùng phát” dân số cơ học nhanh. Tại quận Cầu Giấy, ông Phạm Ngọc Anh, trưởng phòng giáo dục quận cho biết dân số Cầu Giấy mỗi năm tăng khoảng 10%.

“Giao thông và giáo dục phải chịu sức ép lớn nhất từ tăng dân số cơ học trong thời gian qua” – ông Trần Huy Hoàng, chủ tịch UBND phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, chia sẻ.

Đại diện lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy khẳng định, khi mới tách quận năm 1999 dân số là 8 vạn dân nhưng đến nay lên đến 26 vạn dân và sau từ 5-10 năm nữa đi liền với phát triển các dự án nhà cao tầng thì dân số của quận sẽ lên tới khoảng 40 vạn dân! Trong khi đó, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ít được đầu tư, số lượng trường học xây thêm chậm hơn nhiều so với nhu cầu.

Lớp học quá tải, đất xây trường bỏ hoang - Hình 1

Đất xây dựng trường học tại khu đô thị Nam Trung Yên dùng để làm sân bóng cho thuê, bãi trông xe. Ảnh: Tiền Phong.

Trao đổi với PV Tiền Phong, đại diện lãnh đạo nhiều quận nội đô Hà Nội khẳng định, ngành giáo dục đang chịu sức ép rất lớn từ tình trạng tăng đột biến dân số thời gian qua.

Với tiểu học quy định sỹ số là 35 học sinh/lớp nhưng thực tế tại nhiều trường thuộc các quận Ba Đình, Hoàn kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa…sỹ số học sinh trên lớp đều lên tới 45-55 học sinh/lớp.

Đất xây trường thành bãi rửa xe, sân bóng

Video đang HOT

Một vòng qua các khu vực phát triển nóng của Hà Nội, PV tận thấy hàng chục khu đất vàng dành để xây dựng trường học bị bỏ hoang nhiều năm qua. Trong khi ngay tại chính những địa bàn này đang rất thiếu trường học, nhiều bậc phụ huynh khốn khổ lo nơi học cho con em mình.

Điển hình như tại khu đô thị Nam Trung Yên, hàng chục tòa nhà cao tầng mọc lên nhưng hai khu đất quy hoạch xây trường có ký hiệu B9 và C4 vẫn chưa biết khi nào mới thành hiện thực. Tại đây được quây tôn và sử dụng vào mục đích khác như trông giữ xe, làm bãi đá bóng cho thuê, kinh doanh rửa xe.

UBND quận Cầu Giấy cho biết, riêng trên địa bàn quận hiện vẫn còn tới 23 khu đất quy hoạch xây dựng trường học từ mầm non đến THPT nhưng vẫn chưa được triển khai xây dựng. Một số khu đất được đầu tư trường theo mô hình xã hội hóa cũng bị chậm tiến độ.

“Nhu cầu về nơi học tập cho các cháu trên địa bàn quận tăng rất nhanh. Trong khi đó việc đầu tư xây dựng trường học lại diễn ra quá chậm”, đại diện lãnh đạo UBND quận Cầu Giấy nói. Ngay như tại các khu đô thị có nhiều năm đầu tư xây dựng, tình trạng đất xây trường bị bỏ hoang vẫn đang diễn ra.

Ví dụ như khu đô thị Việt Hưng, Pháp Vân – Tứ Hiệp, Văn Phú, Bắc An khánh, Cầu Giấy, Tây Nam Hà Nội, Đông Nam Trần Duy Hưng, Dịch Vọng…

Tình trạng bỏ hoang đất xây trường học còn diễn ra nhức nhối tại quận Thanh Xuân, Hà Đông, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Long Biên…

Chính quyền bất lực?

Đã nhiều lần UBND thành phố Hà Nội có chỉ đạo về việc dành đất xây dựng trường nhưng hiệu quả còn rất hạn chế. Nguyên nhân là những chỉ đạo này còn nặng về hô hào, thiếu các chế tài và giải pháp phù hợp.

Theo KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, để xảy ra tình trạng tăng đột biến dân số trong các quận nội đô Hà Nội, nhất là khu vực phát triển là do thành phố Hà Nội chưa thực sự quan tâm đến việc điều tiết, phân bố dân cư.

Tại hầu hết dự án phát triển nhà ở, tiến độ xây dựng trường học đều theo tiến độ… rùa do chính quyền đã phần nào thả nổi chủ đầu tư trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nhất là tiến độ xây dựng hạ tầng xã hội.

“Với cơ chế hiện nay, ngành giáo dục không can thiệp được vào tiến độ của các dự án mà trách nhiệm thuộc UBND thành phố”, ông Nghiêm nói.

Theo phân tích của Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Hà Nội, chỉ cần dân số tăng lên 1.000 người là đã dẫn đến biến động về nhu cầu trường học vì cứ 1.000 dân thì có thêm ít nhất 50 trẻ nhỏ, tương ứng với 2 nhóm trẻ. Với hàng trăm dự án đô thị tương ứng cả triệu dân thì nhu cầu rất lớn, hệ thống trường học cũ của các quận nội đô vốn xây dựng từ hàng chục năm trước không thể đáp ứng được.

Trao đổi với PV, một vị Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy cho rằng, việc xây dựng trường chậm còn do quy chuẩn xây dựng trường học tại đô thị rất bất hợp lý. Điển hình như quy định là trường mầm non chỉ được cao tối đa 2 tầng, trường tiểu học 3 tầng và mật độ xây dựng dưới 40% là không phù hợp với thực tế quỹ đất tại nội đô Hà Nội và công nghệ xây dựng đã phát triển.

“Nhiều dự án xây dựng trường gặp vướng mắc do quy trình thủ tục và cả nguồn vốn triển khai”, vị Phó Chủ tịch quận cho hay.

Tại các khu đô thị có nhiều năm đầu tư xây dựng, tình trạng đất xây trường bị bỏ hoang vẫn đang diễn ra. Ví dụ như khu đô thị Việt Hưng, Pháp Vân – Tứ Hiệp, Văn Phú, Bắc An khánh, Cầu Giấy, Tây Nam Hà Nội, Đông Nam Trần Duy Hưng, Dịch Vọng…

Theo Minh Tuấn – Hoa Ban/Tiền Phong

Bất lực khi trò bỏ học đi làm

Sau tết, gần 40 học sinh ở Trường THCS Phan Hòa (xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, Bình Thuận) bỏ học đi làm việc trong sự bất lực của nhà trường và chính quyền địa phương.

Theo tìm hiểu, những học sinh này đã bị bạn bè rủ rê hoặc qua "cò" lao động dắt mối.

Nhà trường chặn không nổi

Thầy Phan Quốc Huy (giáo viên chủ nhiệm lớp 9/1) cho biết: tối 17/2, khi đi qua bến xe Hòa Đa (huyện Bắc Bình), thầy thấy học sinh của mình là Đ.T.H. có mặt tại bến xe với một số học sinh khác.

Đoán là H. bỏ học đi vào TP HCM làm việc nên thầy Huy hết mực khuyên can nhưng Đ.T.H. vẫn quyết đi, thầy đành dặn H.: "Vào đó thấy khó quá muốn về thì gọi điện cho thầy".

Chỉ một ngày sau khi được bạn cùng tuổi dắt đi làm trong một tiệm vải ở quận Tân Phú (TP HCM), H. đã gọi điện thoại cho thầy Huy tha thiết muốn trở về nhà do nhắm không làm việc nổi, lại không có tiền trong người.

Bất lực khi trò bỏ học đi làm - Hình 1

Học sinh bỏ học, để lại nhiều bàn trống tại lớp 7/7 Trường THCS Phan Hòa. Ảnh: Tuổi Trẻ.

"Khi Đ.T.H. gọi lại cho tôi nói muốn về, tôi sợ em lạc đường vì TP HCM rất rộng lớn. Tôi kêu em bắt xe gì nhanh nhất đi quận 2 gặp người em của tôi đang làm việc trong đó lấy tiền mua vé xe về nhà" - thầy Huy kể.

May mắn H. được thầy Huy giúp trở về quê và đến trường xin đi học lại. "Nhà em có bốn anh em, khi em đi thì bà ngoại và má cho đi, còn ba không cho. Bạn của em làm ở Sài Gòn tết về rủ em rồi dẫn đi vào làm, tiền xe đi vào thì bạn em trả" - Đ.T.H. nói.

Một trường hợp khác là Đ.N.K. (lớp 9/4) sau tết cũng được rủ rê vào TP HCM đi làm, nhưng rồi K. trở về quê xin học lại. Mẹ của Đ.N.K. cho hay tối mùng 4 tết, K. trốn gia đình theo bạn đón xe vào TP HCM đi làm.

Ban đầu bà gọi điện được cho Đ.N.K. thì K. nói chủ nhà không cho về, nhưng sau đó bà nhiều lần gọi điện thúc giục K. mới chịu về đi học lại.

Đ.N.K. nói: "Bạn em làm trong Sài Gòn ba năm nay, tết nó về quê rủ em vào làm. Mẹ gọi về học tiếp hai tháng nữa cho xong lớp 9 nên em về. Học xong lớp 9, em cũng muốn vào lại Sài Gòn đi làm".

Gia đình Đ.N.K. thuộc diện khá của xã Phan Hòa. Mẹ của K. cho hay kinh tế gia đình không có khó khăn gì, bà rất lo ngại sau này Đ.N.K. tiếp tục nghe bạn bè rủ vào TP.HCM làm việc, có thể gặp chuyện bất trắc.

Thầy Lâm Trọng Nhơn, Hiệu trưởng Trường THCS Phan Hòa, cho hay, trường hợp của Đ.N.K., Đ.T.H. chỉ là hiếm hoi gia đình gọi về được trong tổng số gần 40 học sinh bỏ học sau tết. Đa số học sinh nghỉ học vì bị bạn bè rủ rê đi làm kiếm tiền hoặc qua "cò" lao động tại địa phương dắt mối, nhiều phụ huynh cũng đồng ý cho con nghỉ học ngang để đi làm.

"Nhà trường chúng tôi cũng rà soát các trường hợp khó khăn để hỗ trợ các em đi học bằng việc trao học bổng, tặng xe đạp. Có trường hợp học sinh nhận học bổng để đóng học phí nhưng không đóng mà nghỉ học đi làm. Giáo viên chúng tôi xuống tận từng nhà vận động phụ huynh gọi con về đi học lại nhưng hầu như không hiệu quả" - thầy Nhơn tâm tư.

Chịu thua "cò" lao động

Theo thống kê của Trường THCS Phan Hòa, số học sinh nghỉ học từ trước đến sau tết là 38 em, rải đều ở các khối 6-9. Nguyên nhân bỏ học là để đi làm thuê ở các thành phố lớn, một số theo cha mẹ đi làm ăn xa địa phương. Tình hình học sinh bỏ học đi làm diễn ra vài năm trở lại đây, nhưng sau tết năm nay thì số lượng bỏ học nhiều nhất.

Theo thầy Lâm Trọng Nhơn, điều đáng báo động là nhiều người dân địa phương làm "cò" lao động đưa học sinh đi làm. Nhưng việc này quá khó xử lý, phía nhà trường không thể can thiệp được. Trường chỉ có cách báo phụ huynh để ngăn chặn, nhưng nếu phụ huynh đồng tình cho các em đi thì nhà trường cũng không thể làm gì.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng Chương, Phó công an xã Phan Hòa, cùng một số công an xác nhận có khoảng 40 học sinh bỏ học tại địa phương. Một số em này ở nhà theo cha mẹ đi làm, số khác vào TP HCM làm việc.

Theo Công an xã Phan Hòa, việc sử dụng lao động trẻ em diễn ra tại TP HCM nên địa phương không thể xử lý được. Khi gọi một số người nghi là "cò" lao động ở địa phương lên làm việc thì họ nói phụ huynh học sinh đồng ý cho con đi, còn họ chỉ đưa người trưởng thành đi chứ không đưa học sinh đi.

Các trường hợp học sinh đi làm tại TP HCM công an xã cũng rà soát nắm tình hình, như có hai anh em song sinh Đặng Quốc Việt, Đặng Quốc Nam (14 tuổi) làm việc tại một cơ sở ở huyện Bình Chánh, TP HCM. Còn đa số trường hợp vào TP HCM làm gì, ở đâu lực lượng công an xã rất khó nắm bắt.

Một công an xã cho hay học sinh bỏ đi có tâm lý thấy các anh chị học xong cấp 3, học lên nữa mà thất nghiệp, không biết làm gì nên các em bỏ học ngang đi kiếm việc để làm ra tiền. Trong khi đó có tình trạng "cò" lao động dụ dỗ nhưng "cò" phủ nhận khi gọi lên làm việc; phía phụ huynh cũng không có ai tố cáo "cò" nào đưa con mình đi làm nên không thể xử lý được.

Về phía Trường THCS Phan Hòa, các giáo viên chỉ còn cách giải thích cho học sinh lớp mình đừng theo bạn bỏ học đi làm, hay tìm đến các nhà có học sinh bỏ học vận động phụ huynh kêu con đi học lại

Theo Nguyễn Nam/Tuổi Trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Loạt sao từng đòi rời khỏi Mỹ nếu Donald Trump đắc cử tổng thống
21:14:30 08/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Một nữ NSƯT giàu có: "Tôi không biết ra ATM rút tiền"
18:54:14 08/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Vợ cực kín tiếng của nam thần Vbiz: Là "con gái rượu" đại gia, chỉ lộ 2 bức ảnh cưới đã gây sốt!
19:12:24 08/11/2024
Mối quan hệ giữa Quang Minh và con riêng của bạn gái ra sao?
22:49:03 08/11/2024
Trấn Thành nhắc đàn em: "Chúng ta là nghệ sĩ, không nên chợ búa"
22:53:45 08/11/2024
Sống trong căn hộ 9m2, người đàn ông phải nằm chéo mới ngủ được
20:50:10 08/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Van Nistelrooy ca ngợi ngôi sao tạo ra sự khác biệt, sắc sảo nhất MU

Sao thể thao

23:56:42 08/11/2024
Paul Scholes khẳng định Amad Diallo xứng đáng có suất đá chính ở Manchester United sau cú đúp tại Europa League, trong khi HLV tạm quyền Ruud van Nistelrooy ca ngợi quá trình tập luyện

Phim Hàn chưa chiếu đã bị tẩy chay vì coi thường phụ nữ, cảnh 1 nữ giáo viên bị tát gây sốc

Hậu trường phim

22:59:14 08/11/2024
Mới đây, bộ truyện tranh trực tuyến Get Schooled từng thu hút hơn 99 triệu lượt xem khi đăng tải trên Naver đang trở thành tâm điểm của sự chỉ trích.

Nụ hôn đồng tính gây sốc của Mai Davika

Phim châu á

22:56:13 08/11/2024
Mới đây, tập thứ 5 của siêu phẩm cổ trang Nữ Hoàng Ayodhaya (Mae Yuhua) đã chính thức lên sóng và ngay lập tức thu hút sự chú ý đông đảo của khán giả.

Sao nữ hạng A phát ngôn nông cạn gây phẫn nộ nhắm đến những người bầu cho ông Trump

Sao âu mỹ

22:51:48 08/11/2024
Làn sóng chỉ trích mạnh mẽ đến nỗi Cardi B phải nhanh chóng xóa video. Tuy nhiên, nữ rapper này không hề đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào.

Đỗ Nhật Hoàng: 'Ngày xưa có một chuyện tình' khiến tôi trưởng thành, chín chắn hơn!

Sao việt

22:37:23 08/11/2024
Chàng diễn viên trẻ Đỗ Nhật Hoàng đã đánh dấu một bước ngoặt đáng nhớ trên con đường nghệ thuật với vai diễn Phúc đuôi tôm trong bộ phim điện ảnh Ngày xưa có một chuyện tình

Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?

Thế giới

22:15:13 08/11/2024
Chiến thắng bầu cử của Donald Trump không chỉ là một sự kiện chính trị đơn thuần, mà còn là bước ngoặt lớn phản ánh sự thay đổi sâu sắc trong tư tưởng của người dân Mỹ.

Muôn vàn cảm xúc trong teaser poster và trailer 'Nhà gia tiên' từ Huỳnh Lập, Phương Mỹ Chi

Phim việt

21:50:01 08/11/2024
Ngày 6/11, Huỳnh Lập đã chính thức công bố teaser poster của phim điện ảnh Nhà gia tiên, dự kiến khởi chiếu tại các cụm rạp trên toàn quốc vào ngày 21/2/2025.

Lý do bất ngờ khiến bé trai 4 tuổi bị chảy máu cam kéo dài

Sức khỏe

21:31:17 08/11/2024
Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang vừa điều trị cho bé trai (4 tuổi, Yên Dũng, Bắc Giang) với chiếc răng mọc lạc chỗ ở sàn mũi phải. Theo y văn, đây là trường hợp rất hiếm gặp.

Dàn sao Hàn bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng: GD, Jennie...

Sao châu á

21:30:55 08/11/2024
Nhiều sao Hàn như G-Dragon, Jennie... bị phát hiện hút thuốc tại nơi công cộng, gây ra tranh cãi lớn trên cộng đồng mạng.

Hồng Vân thích thú trước chuyện tình của cặp đôi quen nhau từ ứng dụng hẹn hò

Tv show

21:10:46 08/11/2024
Trò chuyện với MC Hồng Vân - Quốc Thuận tại chương trình Vợ chồng son, cặp vợ chồng cho rằng duyên số đưa họ đến với nhau.

Chị em xa cách gần 40 năm, vỡ òa cảm xúc ngày tìm thấy nhau

Netizen

20:53:46 08/11/2024
Darragh Hannan (39 tuổi) và Ha Jee Won (38 tuổi), vừa có cuộc đoàn tụ đầy xúc động. Họ được sinh ra cách nhau 14 tháng tại Hàn Quốc nhưng lớn lên trong những môi trường hoàn toàn khác nhau.