Lớp học ở xóm biển nghèo
Ở làng biển Thọ Quang, Đà Nẵng, hành trình đến với con chữ của những đứa trẻ nghèo cũng nhọc nhằn như cuộc vật lộn với sóng biển của cha mẹ chúng.
Bà Châu và các học trò xóm biển Thọ Quang – Ảnh: ĐOÀN NHẠN
Từ nỗi trăn trở đó, bà giáo Lê Thị Châu (62 tuổi, P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà) đã quyết định dành trọn những tháng ngày hưu trí để mở một lớp học.
Hơn 6h tối, đám trẻ đủ lứa tuổi tập trung tại nhà bà Châu. Trong khi nhóm các em lớp 4, lớp 5 bày tập sách ra bàn thì ở một góc khác, những em lớp nhỏ hơn cũng hí hoáy tập viết, đánh vần.
Việc dạy cùng lúc vài chục em học sinh theo chương trình trải đều từ lớp 1 đến lớp 5 quả thực không hề dễ dàng. Ấy thế mà bà Châu vẫn kiên nhẫn chỉ bày bài vở cho từng em một.
Vào năm học, đám trẻ thường chỉ đến lớp bà Châu vào buổi tối. Nhưng những ngày hè, những đứa trẻ quấn quýt ăn, ở, học cùng bà giáo cả ngày. Đến tối mịt, cha mẹ các em đi làm về mới đến đón.
Đám trẻ con ở làng chài Lộc Phước 3 quý bà Châu như mẹ. Có đứa suốt 5, 6 năm trời thời gian ở bên bà Châu còn nhiều hơn ở cạnh cha mẹ chúng. Đa số các em thuộc hoàn cảnh khó khăn, nên bà Châu không thu bất kỳ khoản phí nào.
Video đang HOT
Bà Châu kể cái nghiệp dạy học cho trẻ em làng chài này gắn với bà từ những ngày còn đứng trên bục giảng. Người dân trong vùng chủ yếu làm nghề biển, làm công nhân, mưu sinh vất vả.
Cha mẹ các em phải lam lũ làm ăn, không có thời gian chăm nom con cái thì làm sao kèm cặp việc học hành cho các em. Ấy thế là bà Châu mở lớp.
Đến nay đã hơn 12 năm bà duy trì lớp học của mình. Nhiều gia đình ngày trước có cha mẹ là học trò ở lớp của bà, nay các con họ cũng vào lớp học ấy.
Không chỉ những đứa trẻ nghèo đến với lớp học tình thương của bà Châu, mà hầu hết trẻ con trong vùng đều thích đến nhà bà mỗi ngày. Bởi theo chúng, nhà bà Châu có cả vùng trời tri thức – đó chính là tủ sách đặt hơn 3 năm nay ở lớp học.
Sách có đủ loại, đặc biệt là sách cho thiếu nhi. Hằng ngày, lũ trẻ thoải mái đến tìm đọc sách và trò chuyện, vui chơi cùng nhau.
ĐOÀN NHẠN
Theo tuoitre.vn
Đàn ông thông minh không xếp vợ sau bạn, lại càng không vì khích bác của bạn bè mà coi thường vợ mình
Anh em bạn bè khi rủ nhau đi nhậu mà ông nào cáo bận vì ở nhà phụ vợ thì bị mỉa mai "đàn ông sợ vợ". Nhưng có thật như thế là sợ vợ, và có thật như thế thì không đáng mặt đàn ông?
Từ bao giờ tôn trọng vợ bị đánh đồng là sợ vợ, không đáng mặt đàn ông
Cứ trăm lần như một, hễ bạn bè í ới rủ nhau đi nhậu mà Hoàng báo bận vì ở nhà giữ con cho vợ, thì y như rằng anh chàng lại ẵm về một... rổ gạch đá từ hội anh em chiến hữu. Người thì bĩu dài môi chê trách Hoàng sợ vợ, núp váy vợ, có mỗi cái việc đi chơi cũng không dám ho he. Người lại mỉa mai vợ Hoàng phải tốt số lắm mới lấy được anh chàng, chăm chỉ lo lắng cho vợ con hết phần người khác.
Nhưng đổi lại, Hoàng chẳng hề mảy may quan tâm đến. Hoàng vẫn nói với mọi người rằng việc ai người nấy làm. Cuộc vui chỉ đúng nghĩa là cuộc vui khi người ta cảm thấy thoải mái, thảnh thơi và giải tỏa stress cùng bạn bè. Còn một khi cuộc vui đó bị đánh đổi bằng sự ấm ức hay nhọc nhằn của vợ, sự chờ đợi chơ vơ của con thơ, thật sự không đáng.
(Ảnh minh họa)
Hoàng cho rằng lấy vợ về thì hai vợ chồng nhất định phải tôn trọng lẫn nhau. Việc vợ anh từ bỏ không gian riêng tư tụ họp bạn bè để lo cho gia đình, thì người chồng như anh cũng có thể làm được. Khi nào việc nhà chưa xong thì hai vợ chồng đỡ đần nhau. Còn khi việc nhà tươm tất, tâm lý thoải mái, thì việc gặp gỡ bạn bè lúc bấy giờ chẳng ai cấm cản, cũng chẳng gây áp lực tới ai.
Đồng thời, Hoàng cũng nhấn mạnh thời đại này là thời đại mới. Phụ nữ hay đàn ông đều gánh vác trọng trách ngang nhau, thậm chí việc làm mẹ, làm vợ của phụ nữ còn nặng nề hơn đàn ông rất nhiều. Đem quy chụp quan niệm "sợ vợ", "không đáng mặt đàn ông" ra mà dọa anh là sai lầm. Thậm chí, kể cả là sợ vợ, là không đáng mặt đàn ông nhưng gia đình hạnh phúc cũng chẳng hề hấn gì.
Bạn hay vợ đều là người đồng hành, nhưng vợ mới là người cùng đi đến cuối
Đáng tiếc là không phải người đàn ông nào cũng có thể suy nghĩ thấu đáo như trường hợp của anh Hoàng kể trên kia. Thậm chí đã từng có một thời xuất hiện trên MXH bài đăng của một người phụ nữ van xin bạn của chồng mình đừng rủ rê chồng mình chơi bời nữa.
Mỗi câu mỗi chưa là một vết cứa xé lòng khiến người ta ngậm ngùi thương cảm. Phận làm phụ nữ, làm vợ, làm mẹ của đứa trẻ sắp chào đời nhưng lại không nhận được sự đỡ đần, chăm sóc, thương yêu của chồng. Trong khi đó, bạn bè chồng càng tích cực rủ rê, anh chồng càng đi chơi quên hết cả đường đi lối về. Chỉ cần có bạn bè, không cần có vợ.
(Ảnh minh họa)
Kết cục cuối cùng của câu chuyện tất nhiên là một kết cục buồn. Bởi khi quá đau người ta sẽ phải buông, và người phụ nữ trong câu chuyện trên cũng vậy. Đáng tiếc hơn, xã hội ngày nay lại có vô vàn những người đàn ông, những người chồng vì ham chơi với bạn bè mà bỏ xó vợ con như thế.
Trong khi rõ ràng, bạn bè dù thân thiết, dù chí cốt đến đâu cũng chỉ là những người đồng hành cùng ta một quãng đường ngắn ngủi. Còn vợ mới là người sẽ cùng chúng ta đi đến cuối cuộc đời. Trong cuộc vui của bạn bè, chúng ta vắng mặt một vài hôm vẫn không khiến chúng ta xa nhau. Nhưng trong cuộc hôn nhân vuông tròn, nếu chúng ta thường xuyên vô tâm và coi rẻ vợ mình, thì cái giá phải trả đôi khi là hạnh phúc của cả đời người.
Đàn ông khôn không bao giờ ngại mang tiếng mình sợ vợ. Thậm chí đàn ông khôn còn áp dụng triệt để phương châm "đội vợ lên đầu". Chỉ có đàn ông dại mới đem đánh đổi cuộc vui phút chốc bên bàn nhậu, lấy sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân vuông tròn.
Theo Afamily
Đàn bà phải nhớ: Chồng tệ quá thì bỏ, đừng dại ngoại tình mà mất con Đàn bà, chồng tệ quá thì bỏ, chứ đừng dại ngoại tình mà mất con. Ngoại tình với đàn bà là con đường chết... Chồng tệ, nhưng mình còn con Chị hai tôi lấy chồng từ năm 18 tuổi. Thuở đó, nhà tôi có tới 7 chị em, chị hai hết làm công nắng mưa rồi lại bôn ba lam lũ để có...