Lớp học nương nhờ hội trường thôn
Thiếu lớp học, hơn 200 học sinh của Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý phải học nhờ hội trường thôn, nhà văn hóa. Không những vậy, thiếu nhà vệ sinh, các em nhỏ đi vào bô rồi giáo viên mang đổ nhờ nhà người dân.
Thiếu phòng học, các em học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý học tạm ở hội trường thôn, buôn.
Học nhờ ở hội trường thôn, nhà văn hóa
Nhà văn hóa thôn Hồ Voi ( xã Vụ Bổn, huyện Krông Pắk, Đắk Lắk) rộng chừng 100m2. Căn phòng nhỏ với những bộ bàn ghế cũ kĩ, sập sệ là nơi học tập của hơn 30 học sinh Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý.
Giữa gian phòng nhỏ, chiếc bảng đen đã bạc màu. Những hình ảnh, bông hoa, con vật… được giáo viên cắt tỉa cẩn thận để giúp học sinh hứng thú hơn trong giờ học.
Cô Trần Thị Thu – giáo viên Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý cho hay: Tôi công tác tại trường được hơn 10 năm. Tuy nhiên, điều kiện sống và học tập của các em tại điểm trường thôn Hồ Voi và một số điểm khác vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Cũng theo cô Thu, trường không chỉ thiếu thốn cơ sở vật chất mà còn không có nhà vệ sinh để sử dụng. Hàng ngày, trò đi vệ sinh trong bô rồi giáo viên mang sang nhà dân đổ nhờ. Những em lớn hơn, giáo viên dẫn sang nhà vệ sinh của người dân đi nhờ. Không những vậy, thiếu nước sử dụng nên giáo viên tranh thủ thời gian rảnh rỗi gánh nước về cho học sinh rửa mặt, chân tay.
Video đang HOT
Tương tự, điểm trường ở hội trường thôn 9 (xã Vụ Bổn) cũng chật hẹp, bàn ghế hư hỏng, tạm bợ. 55 cháu khi đi học không có nước sử dụng và nhà vệ sinh đã xuống cấp.
Cô Trần Thị Thúy – Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Hoa Thiên Lý cho biết: Trường cách trung tâm huyện Krông Pắk hơn 40km, với 9 điểm trải đều ở 13 thôn làng, 25 giáo viên tham gia giảng dạy. Trường có hơn 400 học sinh, đều là người đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, có 200 em học sinh của 5 điểm trường phải học nhờ tại các hội trường, nhà văn hóa thôn, buôn. Do đó, giáo viên luân phiên nhau về các hội trường thôn, buôn để giảng dạy.
“Điều kiện của các em nơi đây vô cùng khó khăn. Do đó, nhà trường mong có điểm trường khang trang hơn để thầy cô, học sinh yên tâm dạy và học”, cô Thúy tâm sự.
Ở các điểm trường, nhiều bàn ghế hư hỏng, sập sệ.
Rà soát tổng thể
Ông Trần Văn Sáu – Chủ tịch UBND xã Vụ Bổn thông tin: Trên địa bàn xã có nhiều quỹ đất trống dành cho việc xây dựng các điểm trường. Tuy nhiên, nguồn kinh phí chưa có để hiện thực hóa việc xây dựng.
“Chúng tôi mong sẽ xây dựng được 3 phòng học tại thôn 9 và Hồ Voi cho gần 100 em đang học tập. Tại các điểm trường này nếu có nhà vệ sinh và nước sạch, giáo viên, học sinh sẽ bớt đi phần nào khó khăn”, ông Sáu nói.
Ông Phạm Xuân Vinh – Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Krông Pắk trao đổi: Toàn ngành có 100 trường cần xây dựng nhưng kinh phí hạn hẹp. Theo ông Vinh, không chỉ các điểm trường thôn, buôn thiếu cơ sở vật chất mà ngay cả điểm trường chính cũng xuống cấp, cần trùng tu và xây dựng thêm.
Còn bà Ngô Thị Minh Trinh – Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (tỉnh Đắk Lắk) thông tin: Năm học 2020 – 2021, toàn huyện đã và đang xây dựng 33 nhà vệ sinh. Tuy nhiên, do có nhiều điểm trường nên một số nơi vẫn chưa đáp ứng đủ.
Theo bà Trinh, đơn vị sẽ làm việc với Phòng GD&ĐT để nắm bắt khó khăn tại các điểm trường trên địa bàn, tìm phương án giải quyết. Trong đó, sẽ ưu tiên xây dựng những công trình là nhu cầu thiết yếu của học sinh, trước hết là nhà vệ sinh.
Cũng theo bà Trinh, trên địa bàn xã Vụ Bổn có dự án sắp xếp, ổn định dân di cư tự do với quy hoạch thêm 2 trường mầm non. Tuy nhiên, dự án kéo dài nên các cháu phải học tạm tại nhà văn hóa, hội trường thôn buôn. Tuy nhiên, trong thời gian tới, UBND huyện sẽ rà soát tổng thể, chỗ nào cấp bách phải đầu tư xây dựng.
“Do thiếu giáo viên nên mỗi điểm trường bố trí một giáo viên đứng lớp cả ngày, một số ít điểm mới có 2 giáo viên. Việc dạy học cả ngày rất vất vả cho những giáo viên đứng lớp một mình”. – Cô Trần Thị Thúy
Lần đầu tiên, một quận ở Sài Gòn đầu tư phòng STEM cho cộng đồng
Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư làm phòng STEM cho học sinh, thiếu nhi trên địa bàn dùng chung, trị giá khoảng 300 triệu đồng.
Ngày 1/10/2020, Ủy ban nhân dân quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020, với chủ đề "Chuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời".
Hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của chuyển đổi số đối với việc học tập suốt đời, huy động sự quan tâm, tham gia của các cấp chính quyền, ban ngành, tổ chức và đoàn thể, các lực lượng trong xã hội trong việc hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời, góp phần xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, thành phố học tập.
Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Vũ Thị Mỹ Ngọc - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 3 cho biết, hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, xây dựng văn hóa số trong cộng đồng, góp phần xây dựng quận 3 văn minh - hiện đại và nghĩa tình.
Bà Vũ Thị Mỹ Ngọc đề nghị, các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng tăng cường công tác tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, thu hút người lao động chưa có nghề nghiệp trên địa bàn đến học tập với nhiều loại hình đào tạo khác nhau, góp phần xóa đói giảm nghèo vững chắc.
Khánh thành phòng STEM cộng đồng ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Các trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn quận 3 cần mở nhiều lớp bồi dưỡng, chuyên đề để phù hợp với yêu cầu của người dân, yêu cầu của xã hội, giúp cho người dân trang bị kiến thức để chăm lo cho cuộc sống cá nhân được hạnh phúc hơn.
Những thư viện, nhà văn hóa, bảo tàng, câu lạc bộ tùy vào điều kiện của mình sẽ mở các lớp phổ cập giáo dục các cấp, lớp dạy nghề ngắn hạn, tổ chức các chuyên đề để người dân tham gia học tập, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Dịp này, Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quận Đoàn quận 3 khánh thành phòng STEM, với đầy đủ các thiết bị, dụng cụ, nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em học sinh, thiếu nhi trên địa bàn quận.
Phòng STEM này được trang bị 10 iPad, 27 kính thực tế ảo, phần mềm học liệu số, tv tương tác...trị giá khoảng 300 triệu đồng, nhằm giúp cho các em học sinh phát triển niềm đam mê, sáng tạo, yêu thích khoa học công nghệ, say mê nghiên cứu, vận dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào đời sống thực tiễn thông qua các dự án nhỏ và vừa, phù hợp với lứa tuổi của các em.
Bộ GD&ĐT đặc cách tốt nghiệp THPT cho cậu học trò 2 lần lỗi hẹn với kỳ thi Ngay sau khi báo Dân trí đăng tải về trường hợp "Đau nhói lòng cảnh cậu học trò hai lần lỗi hẹn với kì thi tốt nghiệp THPT", Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo xét đặc cách tốt nghiệp cho thí sinh này. Ngay sau khi nắm bắt thông tin trên báo Dân trí về trường hợp em Lê Hoàng Nhật, (19 tuổi, ngụ...