Lớp học nhận “bão like” vì siêu phẩm báo tường mừng 20/11: Từ ý tưởng đến thành quả đều cực xuất sắc!
Nếu đến bây giờ trong đầu bạn vẫn nghĩ báo tường là thứ gì đó rất nhàm chán thì có lẽ đó là do bạn chưa được ngắm tác phẩm của nhóm học sinh dưới đây rồi.
Cứ mỗi dịp 20/11 hàng năm, nhiều trường lại có truyền thống làm báo tường. Đây không chỉ được coi như một cách bày tỏ sự tri ân đến các thầy cô mà hơn hết còn là cơ hội để các bạn học sinh thoải mái sáng tạo, thể hiện trí tưởng tượng cũng như khả năng khéo léo của mình.
Mới đây, dân mạng cũng được dịp xôn xao trước một tác phẩm báo tường cực kì xuất sắc. Tác phẩm ấy thuộc về tập thể lớp 12 Sinh, trường THPT chuyên Lào Cai (tỉnh Lào Cai). Trong ấn tượng của nhiều người, báo tường chỉ là những tờ giấy vô tri chi chít chữ, thế nhưng siêu phẩm của lớp học này lại đập tan định kiến đó. Từ hình dáng, cấu trúc đến màu sắc, tất cả các chi tiết của tác phẩm báo tường đều được đánh giá cực cao.
Tác phẩm báo tường đầy đặc biệt nhận về hơn 8k lượt thích và gần 500 bình luận trầm trồ
Mọi chi tiết của tác phẩm đều được đầu tư chỉn chu
Chia sẻ tờ báo tường đặc biệt, cậu bạn Nguyễn Bảo Ninh – đại diện lớp 12 Sinh cho biết tác phẩm này có tên là “Mật hoa rừng”, là báo tường đoạt giải Đặc biệt trong cuộc thi do trường THPT chuyên Lào Cai phát động nhằm chào mừng 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ninh là tác giả và cũng là một trong những người tham gia chính vào quá trình làm nên tờ báo.
Ý tưởng cho báo tường năm nay được Bảo Ninh xây dựng theo chủ đề Ong và Mật. Trong một lần tình cờ lướt Facebook, Ninh có đọc được một bài viết nói về đời sống của loài ong và cảm thấy rất ấn tượng. Cậu bạn ngay lập tức chia sẻ với các bạn cùng lớp và tất cả đã cùng tiến hành biến ý tưởng này thành một tác ph ẩm thực sự trong vòng 2 tuần ngắn ngủi.
“Saint John Chrysostom có một câu nói rất hay về loài ong, đó là ‘Con ong được tôn vinh hơn các loài động vật khác, không phải vì nó lao động, mà vì nó lao động vì người khác’. Mình cảm thấy đây rất giống với tinh thần của mọi nhà giáo Việt Nam – tất cả vì học sinh thân yêu.
Ong là loài động vật chăm chỉ, cần mẫn hút mật ngọt dâng đời, cũng giống như những người thầy, người cô của chúng mình ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho học trò những bài giảng hay, có giá trị, đem đến cho học trò nguồn tri thức bất tận”, Bảo Ninh chia sẻ.
Bảo Ninh là người nghĩ ra ý tưởng đầu tiên và trực tiếp bắt tay vào làm báo tường cùng các bạn trong lớp
Dựa trên ý tưởng này, báo tường của lớp Bảo Ninh được xây dựng dựa trên hình dáng của tổ ong – gồm 9 ô lục giác ghép lại với nhau. 9 ô bao gồm có thơ, nhạc, tranh vẽ liên quan đến thầy cô giáo; ảnh của lớp và trường.
Trong số đó, có 2 ô vô cùng đặc biệt mang tên “Điều em muốn nói” – nơi ghi lại những tâm tư, tình cảm và lời chúc của tập thể 12 Sinh gửi đến các thầy, cô giáo và “Hỏi xoáy đáp xoay” – bộ câu hỏi dựa trên đặc trưng của từng thầy cô qua góc quan sát của các thành viên trong lớp. Thật may mắn là thành quả cuối cùng nhận được rất nhiều lời khen, không chỉ từ các thầy cô mà còn cả cộng đồng mạng.
Video đang HOT
Toàn bộ tác phẩm được cấu tạo bằng 9 ô lục giác, mỗi ô là một nội dung từ thơ, văn, đến ảnh lưu niệm…
Và các thầy cô cũng xuất hiện trong tờ báo tường với “thân phận” mới là những chú ong chăm chỉ
Ai nấy đều tỏ ra rất thích thú với siêu phẩm này
“ Ngoài báo tường ra thì trường mình còn tổ chức thi văn nghệ chào mừng nữa. Mình vừa trong đội báo tường vừa tham gia tiết mục văn nghệ của lớp nên thường cùng các bạn làm báo tường vào buổi chiều. Có một hôm vì mải làm quá, chúng mình quên để ý thời gian nên bác bảo vệ đã khóa cửa, và kết quả là bọn mình đã bị mắc kẹt trên tầng 2. Trời thì tối, bụng thì đói meo nhưng cả đám vẫn phải cố gắng tìm mọi sự trợ giúp để có thể liên lạc được với bác bảo vệ. Mặc dù hơi sợ nhưng vui lắm!”, Ninh nhớ lại một kỷ niệm đáng nhớ nhất trong thời gian làm báo tường cùng bạn bè.
Cũng nhân ngày 20/11, Bảo Ninh muốn thay mặt các bạn học sinh gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy giáo, cô giáo trên cả nước: “Cảm ơn các thầy cô vì đã ngày đêm hết mình với học trò. Nghề giáo thật thiêng liêng, cao quý biết bao. Chúc cho các thầy cô luôn đủ ‘Tâm – Trí – Lực’ để cống hiến cho sự nghiệp trồng người đầy vĩ đại”.
Tập thể lớp 12 Sinh trường THPT chuyên Lào Cai
Tác phẩm năm ngoái của lớp Bảo Ninh cũng vô cùng xuất sắc
Niềm vui của những thầy cô giáo 'cõng' chữ lên Núi Chúa
Bà cháu cùng đến lớp, mẹ con cùng đi học, học sinh nhỏ tuổi nhất ngoài 25, lớn tuổi nhất cũng đã 70.
Sáng vào rừng, trưa lên rẫy, chiều tối về lại lên lớp học. Còn những thầy, cô giáo đêm đêm 'cõng' chữ lên núi này cũng lấy sự hào hứng, phấn khích từ lớp học để làm niềm vui, làm động lực cho chính mình.
Đó là những lời chia sẻ của bà Lâm Thị Tiềm và anh Mấu Văn Trùng dân tộc Raglai ở thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận về việc tham gia lớp học xóa mũ chữ tại điểm Trường Tiểu học Ngô Quyền.
Năm nay đã "thất thập cổ lai hy" nhưng bà Lâm Thị Tiềm vẫn háo hức đến lớp. Bà Tiềm cho biết, cả đời mình không biết chữ, chỉ biết vào rừng làm rẫy nên phải làm gương cho các cháu mình noi theo.
Một lớp học ở thôn Cầu Gãy
Cách điểm Trường Tiểu học Ngô Quyền khoảng 20 km đường đèo núi quanh co là điểm Trường Tiểu học Vĩnh Hy ở thôn Cầu Gãy. Tại đây, gần 30 học viên là người Raglai đang theo học lớp xóa mù chữ.
Nhà anh Cao Văn Kênh cách trường gần 10 km, nhưng từ ngày lớp xóa mù chữ mở ra, anh chưa vắng ngày nào, dù trời mưa gió. Đáng nói là anh bị tật một chân từ nhỏ, việc đi lại rất khó khăn, phải nhờ thêm cả đôi tay. Thế nhưng với quyết tâm học được cái chữ, anh Kênh vẫn cố gắng bám trường, bám lớp.
"Từ đó qua đây chắc khoảng 10 cây số, nếu đi như người ta thì nhanh, còn em đi chậm, vừa đi vừa nghỉ. Đó giờ có học đâu mà biết chữ, nói chung là cũng vui", anh Kênh nói.
Bà Lâm Thị Tiềm đã 70 tuổi vẫn tham gia lớp xóa mù chữ
Chị Cao Thị Chín tay xách nách mang khi đến với lớp học này. Do có con nhỏ (dưới 3 tuổi) nên mỗi lần đến lớp chị cũng phải đưa con mình theo, rồi nào là sách, vở, nào là bỉm, sữa cho con.
"Đi học để biết chữ, biết thêm kiến thức, đến lớp học rất là vui, có thầy cô, có anh em, bạn bè", chị Chín cho biết.
Niềm vui của người "cõng" chữ lên núi
Từ đầu tháng 11 đến nay, cứ vào chiều tối các ngày thứ 2, 4, 6, hai điểm Trường Tiểu học Ngô Quyền ở thôn Đá Hang và Trường Tiểu học Vĩnh Hy ở thôn Cầu Gãy, thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận đều sáng đèn để phục vụ cho các lớp xóa mù chữ. Đây là các lớp học theo chương trình phổ cập giáo dục tiểu học dành cho đồng bào Raglai sinh sống khu vực triền núi trong vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa. 8 lớp học được chia đôi cho 2 điểm trường với số lượng học viên trên 70 người.
Một lớp học ở thôn Đá Hang
Gần 15 năm dạy học ở điểm Trường Tiểu học Ngô Quyền ở thôn Đá Hang, cô Châu Thị Hoàng Dung đã quen với sự vất vả khi sống ở núi rừng. Những ngày đầu, cô sợ đủ thứ, nhất là khi đêm về, xung quanh toàn một màu đen đặc. Thêm tiếng hú của thú hoang từ bốn bề vọng lại. Sợ, nhưng cô không bỏ trường, bỏ lớp.
"Mặc dù cuộc sống còn rất nhiều khó khăn, sau một ngày làm việc vất vả nhưng khi đến lớp thì họ vẫn với tinh thần lạc quan yêu đời và sẵn sàng tiếp thu cái chữ một cách trọn vẹn. Và từ sự sẵn sàng nhiệt huyết đó làm cho cô giáo càng thêm năng nổ và nhiệt huyết hơn nữa, nên mình rất là vui khi tham gia lớp học này. Cũng mong rằng khi lớp học này khép lại thì bà con có được cái chữ và tự tin hơn trong cuộc sống", cô Châu Thị Hoàng Dung chia sẻ.
Các giáo viên phải đi xe qua cầu treo gập ghềnh mới đến điểm trường ở thôn Cầu Gãy
Còn thầy Võ Văn Quốc, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Hy ở thôn Cầu Gãy cho biết, đây là lần đầu tiên dạy lớp xóa mù chữ. Trước giờ thầy chỉ quen với tiếng đọc chữ ê a của các em lớp Một từ 5 - 6 tuổi, còn bây giờ thầy biết thêm tiếng đọc chữ ê a của các anh chị, của những người bằng tuổi cha, tuổi mẹ của mình. Tuy rất mệt mỏi, vì cả ngày đứng lớp, nhưng vì cũng muốn đem con chữ đến cho bà con Raglai nên thầy Quốc cũng phải cố gắng và thu xếp thời gian để lên đây tham gia.
"Khi đến lớp dạy thấy bà con rất chịu khó đến lớp và rất muốn tìm hiểu về con chữ. Sự sôi nổi của bà con khiến cho mình vượt qua khó khăn để đến lớp hàng ngày", thầy Võ Văn Quốc nói.
Anh Cao Văn Kênh đi lại rất khó khăn nhưng với quyết tâm học được cái chữ, anh vẫn cố gắng đến trường.
Để mở được lớp xóa mù chữ này, ngành giáo dục phối hợp với chính quyền địa phương và các đoàn thể thành lập Ban Chỉ đạo phổ cập giáo dục để đi vận động bà con đến với lớp học. Sau hơn 2 tuần mở lớp, sĩ số lớp học vẫn duy trì hơn 10 học viên/lớp.
Ông Lê Đặng Huỳnh Sơn - Phó Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận cho biết: "Bây giờ mình phổ cập thì họ bắt đầu làm quen. Tổ chức được lớp này sẽ xóa được mù chữ cho bà con dân tộc. Đồng bào rất là thích, tham gia học cũng đều".
Niềm vui của anh Cao Văn Kênh khi vào đến lớp học
Với mong muốn đọc thông, viết thạo để về nhà kèm cặp con cái học hành, các học viên dù bận rộn hay mệt mỏi đến đâu cũng cố gắng đến lớp. Còn những thầy cô giáo, dù vất vả, gian nan nhưng với lòng yêu nghề, tỉnh cảm chân thành của người đồng bào đã tiếp thêm động lực, thôi thúc họ cố gắng, giúp bà con Raglai sinh sống ở vùng đệm của Vườn Quốc gia Núi Chúa biết cái chữ, để có thể tự tin hơn trong cuộc sống./.
Rộn ràng lớp học đêm ở bản làng Ba Chẽ Ban ngày họ là những người bà, người mẹ cầm cuốc lên rẫy, chăm lo gia đình. Đêm đến họ là những học sinh chung lớp học xóa mù chữ tại những thôn làng của huyện vùng núi Ba Chẽ, Quảng Ninh. Buổi tối ở xã Đồn Đạc, huyện Ba Chẽ những ngày này nhộn nhịp hơn mọi khi bởi không khí của...