Lớp học mùa… chăm con
Vẫn là những tâm trạng lo lắng mùa thi, nhưng sự lo lắng không đến từ bài vở, mà là từ… cuộc sống vợ chồng đến sớm. Bạn có giật mình không khi biết đó là những câu chuyện có thật của bạn bè mình ở Mai Châu (tỉnh Hòa Bình)?
Tâm sự trên là của bạn Sùng A Khúa, dân tộc Mông, lớp 12D trường Mai Châu (Hòa Bình). A Khúa nói thêm: “Năm nay, nếu không đậu, vợ chồng mình lại tiếp tục làm nương, dành dụm để năm sau thi tiếp”. Bạn Tếnh A Thềnh, đang học lớp 12B trường THPT Mai Châu A cũng đã lập gia đình được hơn 2 năm. Vợ ở nhà làm rẫy, con còn nhỏ, lại hay bệnh nên việc học của A Thềnh cũng bấp bênh lắm. Nhà cách trường gần 40km, chỉ riêng việc “chạy sô” giữa trường và nhà cũng lấy đi của bạn quá nhiều sức lực rồi!
Bạn Sùng Y Dìa có con từ năm 17 tuổi.
Ở nhiều lớp học của trung tâm GDTX Mai Châu và THPT Mai Châu, chuyện những cô cậu học trò người Mông tuổi 17, 18 đã có gia đình và làm bố, mẹ của những đứa trẻ nheo nhóc không còn xa lạ nữa…
Hệ quả này bắt nguồn từ phong tục dựng vợ gả chồng sớm của người Mông. Họ quan niệm rất đơn giản rằng việc lấy vợ, lấy chồng là bổn phận trước sau gì cũng phải làm, nên làm càng sớm càng tốt. Anh Phàng A Sòng, cán bộ văn hóa xã Pà Cò cho biết, nhà của A Sòng có 3 anh em trai, hai người em của anh là A Lớ và A Páo cũng đều đã có vợ con trước khi tốt nghiệp phổ thông. A Lớ “khoe” chỉ mới quen vợ mình vài tuần trước ngày cưới. Đến ngày hội Xuân của làng, liếc mắt thấy hợp, thế là nhà A Lớ sang hỏi cưới rồi dắt tay nhau về. A Lớ cho biết: “Lấy nhau rồi thì cứ thế mà sinh con thôi!”.
Bận rộn gia đình, A Ành lo lắng không biết năm nay có tốt nghiệp THPT được không.
Video đang HOT
Làm bố mẹ teen – được hay mất?
Đến làm quen với một gia đình người Mông ở bản Lác, Mai Châu, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những hoàn cảnh như gia đình cô Sùng A Mi. Chồng bị bắt vì tội buôn thuốc phiện, một mình cô nuôi 4 con khôn lớn. Hai cô con gái của Sùng A Mi ở nhà làm ruộng, một cậu con trai bị ngớ ngẩn, chỉ còn một con trai đang tuổi 15 đã bị mẹ bắt nghỉ học lấy vợ sinh con để có người nối dõi.
Đứa bé ra đời lại tiếp tục là gánh nặng cho A Mi, bởi đôi vợ chồng trẻ con kia đã biết chăm sóc một đứa bé là như thế nào đâu! Nhà đã nghèo, lại càng nghèo thêm, mấy miệng ăn mà chỉ trông vào vài chục cây mận một năm thu hoạch một mùa.
Với những bạn lấy vợ, lấy chồng và sinh con sớm ở độ tuổi còn đang đi học, thì cái áp lực bài vở cộng với áp lực gia đình còn khiến người trong cuộc mệt mỏi hơn. Nhiều hôm, A Thềnh, cậu học sinh đã có con hai tuổi, sau những đêm thức để chăm con ốm, cậu vẫn cố gắng đến trường. Nhưng chỉ vừa đặt mông xuống ghế là cậu đã lăn quay ra ngủ vì mệt. Vào những mùa thu hoạch cao điểm, con trai người Mông không chỉ ở nhà phụ gia đình gặt lúa mà còn có trách nhiệm phụ gia đình bên vợ, thế là bị phân tâm, phải bỏ học ở nhà lo cho xong mùa gặt rồi mới tiếp tục đến lớp.
A Đạt, bạn cùng lớp của A Khúa “bật mí”: “Nhiều bạn học đến lớp 12 mà đọc chữ vẫn không thạo. Có lần, cô bảo A Khúa đứng lên đọc bài, nhưng bạn đọc theo kiểu nhảy cóc. Hỏi tại sao thì A Khúa bảo bạn chưa được học chữ đó bao giờ”. A Khúa, A Thềnh… thường xuyên trốn tiết để về chăm con ốm, nên có một kết quả học tập như vậy cũng là điều dễ hiểu. Bạn “bố trẻ” A Ành, nhà ở xã Pà Cò, năm nay đang cố để luyện thi lại tốt nghiệp thở dài ngao ngán: “Đến bây giờ mà Toán và Văn mình chỉ học được có 1/3 chứ chưa nói đến các môn Sử, Địa…”.
Có lẽ không cần phải đặt câu hỏi “được hay mất”, bởi chúng ta đã có thể nhìn thấy câu trả lời chân thật nhất, từ cuộc đời của những ông bố bà mẹ tuổi teen này.
***
Chị Nguyễn Thị Oanh, Bí thư Tỉnh Đoàn tỉnh Hòa Bình, cho biết: Hàng năm, Đoàn thanh niên địa phương vẫn tổ chức 2 – 3 đợt tuyên truyền về pháp luật, kiến thức sức khỏe sinh sản cho các bạn trẻ…, nhưng phong tục tập quán, thói quen sống đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ nên họ vẫn phạm luật. Nhiều gia đình trẻ không đăng kí kết hôn, không làm giấy khai sinh cho con… đến khi con đến tuổi đi học mới vội vàng làm giấy tờ. Hiện tại, lớp thanh niên trẻ người dân tộc được nhà nước đầu tư hỗ trợ học hành để từ đó, họ nhận thức vai trò của gia đình, con cái trong cộng đồng, nhằm giảm bớt rồi tiến tới việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu như dựng vợ, gả chồng sớm. *** Chỉ tính riêng khoảng 50 học sinh người Mông tại trường Mai Châu và khoảng 30 – 40 bạn học sinh tại trường GDTX Mai Châu đã thấy có gần 10% số học sinh đã có gia đình
Theo muctim
Gái Thái trai Kinh... vì sao lại cấm?
Trước đây, chúng tôi đã quan hệ với nhau và suýt có với nhau hai đứa con nếu như em không bị sẩy thai! Chẳng nhẽ bây giờ, tôi phải buông xuôi tất cả để em đến với người con trai khác sao?
Tôi còn nhớ trận lũ lụt lịch sử ở Hà Nội của hai năm về trước. Khi đấy, cả hai đứa không có nhà để ở nên đều lang thang ra quán net ngồi... và rồi quen nhau, yêu nhau cho đến bây giờ là hơn một năm. Trong thời gian qua, hai đứa đã ở bên cạnh nhau, chia sẻ với nhau rất nhiều điều khó khăn trong cuộc sống! Chúng tôi đã có rất nhiều dự định cho tương lai và hạnh phúc của hai đứa... Nhưng giờ đây, dường như chúng tôi không thể vượt qua được cái rào cản lớn nhất trong tình yêu của mình - đấy là sự phản đối quyết liệt của gia đình em!
Em là người dân tộc Thái, còn tôi là một chàng trai người Kinh. Mặc dù hai đứa rất yêu thương và trân trọng nhau nhưng bố mẹ em vẫn một mực phản đối vì địa lý quá xa xôi. Chúng tôi đã cố gắng thuyết phục bố mẹ em, lấy danh dự và tình yêu của mình để mong bố mẹ em đồng ý... nhưng họ vẫn nhất quyết phản đối và không muốn cho con gái họ gặp gỡ, qua lại với tôi nữa!
Ngày mùng 7 Tết vừa rồi là sinh nhật em. Tôi đã bay lên Điện Biên để chúc mừng sinh nhật em và nhân tiện cũng muốn gặp mặt gia đình em để xin phép cho chúng tôi được "đi lại" với nhau. Nhưng khi tôi chưa kịp đến nhà em chơi thì đã để xảy ra một sự việc đáng tiếc...
Khi vừa đặt chân tới Điện Biên, tôi thuê một phòng khách sạn ở đấy để ở lại vài ngày. Hôm đó, em ra chơi với tôi thì gia đình em đã hiểu lầm rằng tôi đã bắt cóc em và ép em đi chơi với tôi hôm ấy!
Khi em ra chơi với tôi thì gia đình em đã hiểu lầm rằng tôi đã bắt cóc em và ép em đi chơi với tôi hôm ấy! (Ảnh minh họa)
Mọi lời giải thích của tôi và em đều trở thành vô nghĩa! Gia đình em mắng nhiếc, chửi bới tôi nhiều khiến tôi cảm thấy rất buồn vì bị xúc phạm. Và có lúc, khi không giữ được bình tĩnh, tôi đã cãi lại bố mẹ em, đã lỡ nói những lời không lịch sự với họ...
Đến bây giờ, chính bản thân em cũng rất hận tôi vì tôi đã nói những lời "thiếu văn hóa" với bố mẹ em trong lúc nóng nảy! Tôi cũng rất hối hận vì sự nông nổi của mình... tôi biết mình đã sai, tôi hiểu em sẽ đứng về phía bố mẹ mình khi mà "chàng con rể tương lai" lại dám xúc phạm người đã sinh thành ra mình như vậy! Nhưng chẳng nhẽ vì chuyện đấy mà chúng tôi lại phải mất nhau sao?
Tôi rất lo lắng cho em vì trước đây, chúng tôi đã quan hệ với nhau và suýt có với nhau hai đứa con nếu như em không bị sảy thai. Tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm với những gì tôi đã gây ra cho em. Hơn ai hết, tôi hiểu được tình yêu của mình dành cho em lớn lao như thế nào?
Em nói rằng, chỉ cần bố mẹ vui, em sẵn sàng rời xa tôi để đến với người con trai khác. Hiện giờ, tôi đang rất lo lắng khi có một người con trai đang tán tỉnh em... nhưng điều đáng nói là người ấy biết được tường tận quá khứ giữa em và tôi, cũng biết được mấy lần chúng tôi suýt có con với nhau nữa... Chàng trai ấy còn biết ngày tôi bay lên thăm em, chúng tôi đã thuê khách sạn và ở bên nhau suốt mấy hôm ấy. Và sau này, khi cậu ta nói chuyện với em, cậu ấy cũng đã nhục mạ em chẳng ra gì khi nhắc tới chuyện đó!
Tôi không thể nào mất em như thế được!
Tôi lo lắng cho em vì không biết cậu ta có yêu em thật lòng không? Hay chỉ vì tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản lĩnh đàn ông của mình nên mới tán tỉnh em để tôi phải đau khổ? Nhưng nếu cậu ta yêu em thật thì liệu sau này, cuộc sống của em như thế nào khi mà tất cả quá khứ của tôi và em... cậu ta đều biết?
Chẳng nhẽ chỉ vì tôi là chàng trai người Kinh và ở xa mà chúng tôi không được ở bên nhau ư? Tôi phải làm sao để lấy lại lòng tin của bố mẹ em và cả em nữa... Tôi yêu em, thương em và không bao giờ muốn mất em trong cuộc sống của mình cả!
Khi tôi hỏi "Em có còn yêu anh nữa hay không?". Em nói rằng," Em còn yêu và thương anh rất nhiều... Nhưng vì bố mẹ cấm đoán nên em không thể làm gì khác được". Tôi đau đớn khi nghe những lời đó của em, tôi không thể nào mất em như thế này được! Nhưng tôi phải làm sao để lấy lại lòng tin của mọi người trong gia đình em đây?
Tôi không biết mình phải làm gì lúc này nữa?
Theo Bưu Điện Việt Nam