Lớp học miễn phí giúp trẻ yếu thế
Để hỗ trợ gỡ áp lực học hành cho cả trẻ em và gánh nặng tài chính cho gia đình, nhiều tấm lòng vàng từ Bắc tới Nam đã mở những lớp học dành cho nhiều đối tượng, giúp cho trẻ được giáo dục cả về kiến thức trên trường, văn hóa, nhân cách lẫn định hướng con đường đi sau này.
Cô Trần Thị Mươn dạy trẻ Khmer viết chữ tại lớp học tình thương của mình.
Người mẹ của Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa – cô Đoàn Thị Hoa.
Mang tri thức tới trẻ em nghèo
Từ năm 2010 đến nay, lớp học miễn phí của anh Hoàng Trọng Khánh, trên đường 22 (phường Phước Long B, quận 9) luôn mở cửa vào mỗi buổi tối. Dù bản thân là công nhân và chưa học hết THPT, nhưng với sự đồng cảm và yêu thương học trò nghèo, anh Khánh đã dốc hết tâm sức, bỏ tiền túi ra mở lớp. Để trau dồi nghiệp vụ sư phạm cũng như kiến thức các môn học, anh nhờ tới sự hỗ trợ của nhiều thầy cô, đồng thời chủ động học hỏi thêm những kiến thức trên mạng nhằm tìm ra phương pháp giảng dạy tốt nhất cho các em.
Học sinh theo học tại đây là con em của người lao động trong công ty nơi anh làm việc, những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn trong khu dân cư. Đến nay, đã có hơn 200 lượt học sinh đã và đang tham gia học tập. Riêng hiện tại, lớp học có hơn 30 học sinh đang học THCS trên địa bàn phường Phước Long B và các địa phương lân cận. Lớp học được chia làm 2 ca và được anh dạy kèm các môn Toán, Lý, Hóa và Tiếng Anh. Thời gian qua, nhờ tâm huyết của anh Khánh, nhiều học sinh học tập tại lớp đã có những tiến bộ rõ rệt và hứng thú với học tập hơn, bớt đi nhiều căng thẳng. Vì thế, tiếng lành đồn xa, số lượng học sinh được phụ huynh đưa đến theo học tại đây cứ thế tăng dần.
Dù phải làm đủ nghề để mưu sinh, vất vả đủ đường với cả công việc kiếm tiền và việc mở lớp, người thầy giáo – công nhân ấy vẫn dành hết tình thương cho học trò của mình. “Cũng có lúc đi làm về mệt mỏi lại phải tiếp tục đứng lớp, nhưng nhìn thấy tụi nhỏ đang đợi, khoe với thầy niềm vui khi được cô khen tiến bộ hay tìm đến thầy để chia sẻ những nỗi buồn, tôi hạnh phúc vô cùng, chẳng tiền bạc hay vật chất nào so bì được. Tôi chỉ ước bây giờ mình có một sức khỏe thật tốt để duy trì lớp học. Đồng thời, mong muốn các em học tập thật tốt, có công ăn việc làm ổn định. Tôi không muốn em nào phải bỏ việc học vì sự nghèo khổ, thiếu thốn”, anh Khánh tâm sự.
Video đang HOT
Nếu anh Hoàng Trọng Khánh dồn hết công sức, tiền bạc, thời gian và tâm huyết cho những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn ở thành phố lớn, thì cô Trần Thị Mươn (63 tuổi) cũng hết mình 22 năm qua với lớp học tình thương ở xóm lao động nép mình trong con hẻm nhỏ trên đường Tôn Đức Thắng (khóm 3, phường 5, TP Sóc Trăng, Sóc Trăng). Nằm dưới mái hiên căn nhà cấp 4, lớp học được dựng nên chỉ vỏn vẹn vài chục ghế nhựa cùng bảng nhỏ. Chật chội, thiếu thốn là vậy nhưng lúc nào nơi đây cũng vang tiếng ê a tập đọc của trẻ, phần đông là con em người dân tộc Khmer nghèo. Hàng ngàn trẻ em được thoát cảnh mù chữ, thậm chí hàng chục trẻ em thiếu tình thương của cha mẹ từ bé đã được cô Mươn đứng ra liên hệ chính quyền làm giấy khai sinh từ năm 2000 đến nay. Bà Phan Thị Mỹ Lệ – Phó Chủ tịch UBND phường 5, thành phố Sóc Trăng, cho biết: “Những đứa trẻ được cô Mươn dạy phần lớn là bị bỏ rơi, người mẹ mặc cảm do không có chồng, cha mẹ không có điều kiện đưa rước… dẫn đến không đi đăng ký giấy khai sinh. Sau nhiều lần được cô Mươn vận động và hỗ trợ đến nay hàng chục trường hợp đã được cấp giấy và đi học bình thường tại các cơ sở công lập. Ngoài ra, nhờ tấm lòng của cô mà rất nhiều trẻ em được xóa mù chữ”.
Hiện mỗi năm cô dạy miễn phí cho trên 70 trẻ em nghèo, bán vé số. Để các em có đầy đủ quần áo, sách, vở, dụng cụ học tập, cô đứng ra vận động các nhà hảo tâm giúp đỡ. Những em nhà xa thì cô cùng người nhà chạy xe đưa đón đến lớp học. Với cô, điều làm bản thân vui nhất là các em trong lớp học tình thương học hành đến nơi đến chốn, nhiều em bước vào đại học, ra trường trở thành giáo viên, làm việc có ích cho xã hội… “Tiền làm ra rồi cũng xài hết, tôi chỉ mong việc dạy học tình thương của mình giúp các cháu biết đọc, biết viết là cảm thấy hạnh phúc rồi. Tôi sẽ dạy đến khi nào không còn dạy nổi nữa thì nghỉ” – cô Mươn tâm sự.
Nhờ lớp học miễn phí bởi những tấm lòng hảo tâm như vậy, rất nhiều trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đã và đang được tiếp cận tri thức, bỏ bớt những áp lực liên quan tới chuyện học hành và tài chính, được thắp lên hy vọng và niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
Để trẻ khuyết tật “không bị bỏ lại phía sau”
Trong chuyến đi từ thiện, cô Đoàn Thị Hoa (xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã nghe được nỗi niềm của một em nhỏ: “Cô ơi, con ước mơ người khuyết tật có một nghề để học”. Từ đó, cô ấp ủ ước mơ và rồi trở thành cô giáo, trở thành người mẹ thứ hai của hơn 500 học trò khuyết tật trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ban đầu, để có chi phí mở trung tâm, cô từng phải bán đất và đi qua rất nhiều sự phản đối của gia đình.
Người mẹ của Trung tâm dạy nghề từ thiện Quỳnh Hoa – cô Đoàn Thị Hoa.
Nhưng khó khăn không làm người giáo viên tràn đầy tình thương này chùn bước. Vượt qua muôn vàn thử thách, thêm nỗ lực thử nghiệm và tham khảo các phương pháp, cô Hoa tìm ra được nghề phù hợp với sức khỏe và thể trạng của người khuyết tật, nhất là nghề làm giấy thủ công. Vì vậy, ở trung tâm hiện nay, các em khuyết tật được hướng dẫn làm ra những sản phẩm như con giống, bưu thiếp, khung tranh bằng giấy… Những mặt hàng đạt chất lượng sẽ được chuyển đến các cửa hàng trên phố cổ để đến tay người dùng.
Xuất phát từ tấm lòng, trung tâm lập ra tuy không thông báo rầm rộ, thế nhưng vẫn được nhiều gia đình ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước tin tưởng, mách bảo nhau gửi gắm con em đến đây để học nghề miễn phí. Đặc biệt, trong hành trình hơn 11 năm giúp đỡ các em của cô Hoa, đã có những em khuyết tật nên duyên vợ chồng, những đứa trẻ đáng yêu và may mắn được chào đời trong vòng tay âu yếm và tràn ngập tình yêu thương của “u Hoa”.
Không chỉ có khả năng kiếm tiền chân chính bằng nghề thủ công, trẻ khuyết tật còn có thể kiếm thu nhập bằng nhiều ngành nghề khác nếu họ được tạo điều kiện thích hợp và bản thân biết phấn đấu. Tại khu dân cư Vĩnh Điềm Trung, TP Nha Trang đang tổ chức một lớp học rất đặc biệt: đào tạo miễn phí trẻ khuyết tật về kỹ năng phục vụ nhà hàng, khách sạn. Lớp học này được tổ chức bởi thầy Đống Lương Sơn cùng đồng nghiệp trong Hội những người ái mộ bác sĩ A.Yersin. Từng là giám đốc khách sạn lớn, thầy Sơn mang nhiều trăn trở và luôn dành tình cảm đặc biệt cho những bạn trẻ khuyết tật. Sau khi về hưu, ông muốn truyền kinh nghiệm, kiến thức giúp các em nên tập hợp đồng nghiệp dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn thay phiên nhau đứng lớp.
Vì đối tượng học là những đứa trẻ đặc biệt, thầy Sơn cũng thiết kế một giáo trình đặc biệt với cách dạy trực quan và nhắc lại. Thầy sẽ trình chiếu những video về các loại dao, muỗng, các loại ly dùng trong từng bữa tiệc rồi sắp xếp chúng lặp đi lặp lại và hướng dẫn tỉ mỉ để các em nhớ rõ. Những ngày đầu đến lớp, các em khá luống cuống nên ly, dĩa thường xuyên rơi vỡ. Nhưng chỉ sau vài tuần, các em đã thành thạo nhiều kỹ năng và trở nên tự tin hơn.
Với thầy Sơn, khó khăn lớn nhất khi dạy là nắm bắt tâm lý của từng em, một số hay tự làm hại bản thân hoặc tấn công người thân vì không được thấu hiểu và chia sẻ. Chưa kể vì đa số các em là người câm điếc nên phải cần có một hoặc hai cô giáo dùng ngôn ngữ ký hiệu để truyền đạt lại lời nói của thầy.
Thời gian tới, Hội những người ái mộ bác sĩ A.Yersin sẽ vận động các nhà hảo tâm, thành viên hội mở một quán cà phê để các em có thể làm việc sau khóa học, vận dụng kiến thức và tự kiếm nguồn thu nhập cho mình.
Nhờ những mạnh thường quân đầy tình yêu thương, không quản ngại khó khăn, vất vả, trẻ được gỡ áp lực đến với con chữ và tri thức, có thêm sự tự tin để vững bước trên con đường học hỏi và phát triển bản thân, từ đó cống hiến cho xã hội những giá trị tốt đẹp của mình.
Lớp học của những 'sinh viên' tóc bạc
Học kỳ mùa thu năm 2022 tại Trung Quốc chứng kiến số lượng người đăng ký vào các cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi gia tăng mạnh mẽ.
Người cao tuổi Trung Quốc học viết thư pháp.
Điều này phản ánh nhu cầu giáo dục thường xuyên dành cho người cao tuổi trong bối cảnh dân số già.
Tính đến cuối năm 2019, Trung Quốc có khoảng 76 nghìn trường đại học và cao đẳng dành cho người cao tuổi, tăng so với mức 62 nghìn trường vào năm 2017.
Các cơ sở này không chỉ nằm ở thành thị, mà đang mở rộng đến các tỉnh, thành nhỏ hơn. Đơn cử, trong những năm gần đây, tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc và Sơn Đông đã thành lập phân hiệu của các trường đại học dành cho người cao tuổi ở các thị trấn, làng mạc.
Theo một số người đứng đầu các cơ sở giáo dục dành cho người cao tuổi tại Trung Quốc, nhu cầu giáo dục thường xuyên đã tăng vọt trong những năm gần đây. Những yếu tố thúc đẩy xu hướng này bao gồm chính sách hỗ trợ, thay đổi nhân khẩu học, khát vọng về cuộc sống chất lượng hơn...
Một số người cao tuổi đăng ký học để nâng cao kiến thức về một chủ đề nhất định như thư pháp, hội họa. Số khác muốn theo đuổi ước mơ còn dang dở hồi trẻ hoặc làm quen bạn mới.
Bà Li Chunhua, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Các trường đại học dành cho người cao tuổi Trung Quốc (CAUA), cho biết: "Việc thành lập một trường đại học dành cho người cao tuổi cần đáp ứng một số điều kiện nhất định về không gian lớp học, đội ngũ giáo viên phù hợp với người cao tuổi và sự chấp thuận của các cơ quan hữu quan".
Tại huyện Yingshan, tỉnh Hồ Bắc, nhân viên quản lý của một trường học dành cho người cao tuổi cho biết trước đây, học viên phải học ở cơ sở chính trên tỉnh. Quãng đường di chuyển tương đối dài là khó khăn với người cao tuổi. Nhưng hiện nay, việc thành lập các cơ sở ở vùng nông thôn đã giúp người học di chuyển dễ dàng hơn, tiếp cận với môi trường học chất lượng.
Bên cạnh đó, chương trình học được cập nhật và cải tiến theo thời gian. Trước đây, chương trình đào tạo chỉ giới hạn trong các môn nghệ thuật nhưng nay có đa dạng chủ đề khác nhau từ chụp ảnh bằng flycam đến chỉnh sửa ảnh, video... Điều này giúp người cao tuổi học cách sử dụng điện thoại thông minh, cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo trên Internet.
Theo thống kê cuối năm 2021, Trung Quốc có 267 triệu người từ 60 tuổi trở lên và con số này dự kiến vượt quá 300 triệu vào năm 2025. Nắm bắt xu hướng nhân khẩu học, Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục cho người cao tuổi.
Trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021 - 2025), Trung Quốc đã vạch ra nhiều biện pháp như xây dựng một trường đại học quốc gia dành cho người cao tuổi với Trường Đại học Mở Trung Quốc làm đầu mối.
Khi giáo dục dành cho người cao tuổi Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, một số cơ sở giáo dục và đào tạo tư nhân đã triển khai các khóa học trả phí, từ đó thúc đẩy hiệu quả nguồn lực giáo dục và mở rộng thị trường.
15 tân sinh viên được đào tạo miễn phí về Robot và trí tuệ nhân tạo 15 tân sinh viên ngành Robot và trí tuệ nhân tạo hệ nhân tài của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM được miễn 100% học phí. Ngày 11-11, TS Trần Thanh Thưởng, Trưởng Phòng Tuyển sinh và Công tác sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho biết trường vừa công bố danh sách 15 tân sinh viên ngành Robot...