Lớp học miền núi có 100% HS đỗ ĐH, CĐ
Thầy Nguyễn Công Lương – giáo viên chủ nhiệm lớp 12B Trường THPT Thanh Chương I ( huyện miền núi Thanh Chương, Nghệ An) cho biết năm nay lớp 12B khóa 2009 – 2012 của nhà trường có 46 em thì có 45 em thi đỗ ĐH và 1 em đỗ CĐ.
Ngoài ra, số em có điểm thi đại học từ 20 điểm trở lên có 34 em. Trong đó có nhiều em thi 2 khối đạt điểm khá cao. Như em Nguyễn Thị Hằng đỗ cả 2 trường ĐH Dược Hà Nội ( khối A) và ĐH Y Hà Nội (khối B), cùng đạt 26 điểm. Em Trần Thị Mai Thương đỗ Học viện Kỹ thuật Quân sự (khối A) với 25,5 điểm và ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội (khối B) với 23,5 điểm. Em Trần Đình Hoàng đỗ ĐH Xây dựng Hà Nội (khối A) với 25 điểm và ĐH Y Hà Nội (khối B) với 22 điểm. Em Nguyễn Thị Tuyết Mai đỗ Học viện Tài chính (khối A) với 25 điểm và ĐH Y Thái Bình (khối B) với 25 điểm…
Thầy trò lớp 12B Trường THPT Thanh Chương I (huyện miền núi Thanh Chương, Nghệ An). Lớp 12B có 46 HS thì 45 em đỗ ĐH, 1 em đỗ CĐ.
Thầy Lương cho biết các học sinh trong lớp 12B chủ yếu học khối A, phần lớn các em là con em nông dân nghèo ở các xã trong địa bàn huyện Thanh Chương.
Video đang HOT
Đây cũng là lớp đầu tiên của Trường THPT Thanh Chương I có tỷ lệ học sinh đỗ ĐH, CĐ cao nhất từ trước tới nay.
Tuấn Đức
Theo dân trí
Bí quyết đặc biệt của cô thủ khoa ĐH GTVT
"Mình luôn nuôi hy vọng thoát khỏi cảnh nghèo, có tiền để giúp đỡ gia mẹ" - lời tâm sự của cô thủ khoa Nguyễn Thị Ngọc.
Với tổng điểm 26,5 (Toán: 9, Lý: 8,5, Hóa: 9), Nguyễn Thị Ngọc, học sinh Trường THPT Nam Đàn 1, huyện Nam Đàn (Nghệ An) đã đỗ thủ khoa trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở phía Bắc
Ngọc sinh năm 1994 trong một gia đình nông dân nghèo ở xóm 4, xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Do hoàn cảnh khó khăn hiện nay bố Ngọc đã vào tận Kiên Giang làm bảo vệ cho một công ty xây dựng, mỗi năm chỉ được về phép hai lần. Trong căn nhà nhỏ chỉ còn 3 mẹ con và bà cố của Ngọc hiện đã 93 tuổi nằm liệt giường.
Mẹ là người trợ lý đắc lực cho Ngọc
Dù hoàn cảnh khó khăn nhưng Ngọc luôn cố gắng học rất giỏi. Ngọc còn là một Bí thư hoạt động nhiệt tình được thầy cô và bạn bè yêu mến. Ở nhà Ngọc còn dành thời gian để kèm cặp cậu em trai để đỗ vào Trường THPT Nam Đàn 1. Ngọc còn giúp mẹ đi cắt cỏ cho bò và đi hái đậu để mẹ đi bán.
Từ khi học cấp 3 những buổi học chính khóa Ngọc đạp xe một mình lên thị trấn học cách nhà 11km. Thế nhưng khi học thêm vào buổi tối thì mẹ Ngọc phải đưa đi vì nơi học cách xa nhà, phải đi qua nhiều cách đồng hoang vắng. 3 năm đi học là ba năm người mẹ nghèo theo chân đứa con gái nhỏ nhắn đến trường rồi chờ đợi con.
"Mẹ đi làm về mệt lại đưa mình đi học xa nên nhiều lúc ngủ gật trên xe mà không hay. Có hôm do trục trặc xe hai mẹ con gần 11h đêm mới về tới nhà. Nhìn mồ hôi mẹ nhễ nhãi, vừa về đến sân đã ngã quỵ xuống đất, mình luôn tự hứa sẽ cố gắng học thật giỏi sau này kiếm thật nhiều tiền cho bố mẹ đỡ vất vả" - nói đến đây Ngọc rưng rưng nước mắt.
Cô Nguyễn Thị Hiền mẹ của tân thủ khoa tâm sự: "Con đỗ đại học thì cả gia đình vui mừng. Nhưng nhiều đêm nằm ngủ nhưng tôi không thể chợp mắt được vì cứ ngay ngáy lo tiền đóng học phí cho con, rồi tiền thuê trọ, tiền ăn, tiền sinh hoạt ở Thủ đô đắt đỏ... Nhưng chồng tôi luôn động viên, phải lo cho con học hành đến nơi đến chốn dù phải đi mượn tiền, hoặc bán thóc gạo...".
Ngọc tâm sự: "Bí quyết để mình học tốt, thi tốt là nắm chắc những kiến thức cơ bản trên lớp và thường xuyên giải bài tập ở những dạng khác nhau. Đối với những bài tự luận hay trắc nghiệm nếu khó và "bí" quá, mình cũng không bỏ cuộc.
Những lần bí như vậy, mình thường hỏi thầy giáo bằng được. Nhờ đó, mình thấy khả năng tư duy của mình nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Nhưng không phải lúc nào cũng vùi đầu vào học, Ngọc luôn biết cách cân bằng thời gian hợp lý nhất. Mình yêu thích và biết chơi các môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông, chạy... Và sắp xếp thời gian giúp đỡ việc nhà cho mẹ và chăm sóc cố nội của mình."
Ngọc cho rằng, học trên mạng rất tốt nhưng dễ sao nhãng. Nếu ai không biết làm chủ thì dễ sa đà vào các trang vô bổ. Trước đây Ngọc học kém môn Vật lý, nên phải sắp xếp thời gian để ngày nào cũng vào trang Thư viện Vật lý để củng cố kiến thức và làm bài tập. Sau một thời gian thì Ngọc thấy tự tin hơn với môn học này.
Nhìn dáng người nhỏ nhắn và giọng nói nhỏ nhẹ của Ngọc ít người biết em lại chọn ngành trường ĐH Giao thông vận tải để theo đuổi ước mơ của mình. "Mình muốn vào ngành Kinh tế để sau này có tiền giúp bố mẹ, giúp cố, giúp bà và nuôi em đi học" - Ngọc tâm sự.
Từ khi còn là học sinh trường tiểu học Nam Xuân đến học trung học, Ngọc luôn dẫn đầu lớp, nhiều năm là học sinh giỏi huyện và tỉnh. Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Nam Đàn 1 năm 2009-2010, Nguyễn Thị Ngọc đạt điểm khá cao và được chọn vào lớp mũi nhọn của trường. Năm học lớp 12, Ngọc đạt giải Ba môn Hóa học cấp tỉnh. Điểm thi tốt nghiệp THPT của Ngọc là 51 điểm, trong đó, 2 môn Toán và Hóa Ngọc giành điểm tuyệt đối (10 điểm).
Theo người đưa tin
Dân nghèo khốn đốn lo tiền trường cho con Giá vật tư, thức ăn chăn nuôi tăng vùn vụt trong khi sản phẩm làm ra giá thấp chưa kể dịch bệnh hoành hành khiến nhiều nông dân khốn đốn lo tiền trường cho con dịp đầu năm. Có gia đình phải cho con nghỉ học. Làm gì cũng lỗ Chị Nghiêm Thị Thu, nhà ở xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, Hà...