Lớp học kỳ lạ ở đỉnh Nam Nung

Theo dõi VGT trên

Đang nói chuyện, ông Điền bỗng giật mình: “Thôi chế.t, trễ dạy rồi!” Nhanh như cái máy, ông vơ tập giáo án scđể sẵn trên bàn, tất tả leo lên núi. Đêm, đường lên núi tối đen như mực và lộc cộc đá cuội, vậy mà bước chân tuổ.i 60 của ông Điền vẫn thoăn thoắt như đi giữa đường cái quan.

Làm cái gì, học cái ấy

“Lớp học đây rồi”, ông chỉ tay về ngôi nhà có ánh điện mập mờ.

“Chào bác Điền”. “Hôm nay đông đủ nhỉ? Xin lỗi vì bác Điền có khách!” Sau mấy câu chào hỏi chớp nhoáng, thầy trò họ vào ngay “vấn đề”: “Hôm nay, chúng ta học gì nào?” – “Học nuôi heo ạ!” Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì ông Điền đã bày xong bảng: “Ai viết được cho bác Điền chữ “cách nuôi heo”?”… “Viết đúng rồi! Chúng ta đọc lại nào… Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu cách nuôi heo làm sao cho hiệu quả nhé”.

Chẳng cần giở giáo án, ông Điền bắt đầu hướng dẫn cách chọn giống, làm chuồng, chăm sóc heo cho cả lớp… Đang thao thao, bất chợt ông hỏi: “Nhà Mị có có bảy con heo. Mị bán ba con, làm thịt một con. Hỏi Mị còn mấy con heo?” Sau vài phút im lặng, Dương Văn Sinh phát biểu: “Dạ, còn ba con ạ”. Dương Văn Thành cãi lại: “Một con thôi”. Ông Điền vặn: “Sao lại một?” “Tôi mới thấy lúc chiều, trong chuồng nhà nó chỉ có một con?” Câu nói… chẳng ăn nhập vào đâu của Thành làm cho cả lớp được một trận cười còn ông Điền phải mất công giải thích lại.

Lớp học của ông Điền cứ thế tiếp diễn suốt hai giờ liền trong không khí nhiệt tình, vui vẻ. Hôm ấy, học trò của ông Điền được học tất cả những vấn đề liên quan đến heo. Từ làm toán, viết văn đến cả việc đán.h vần các chữ cũng liên quan đến… heo.

Theo ông Điền thì lớp của ông học theo… thời vụ. “Học sinh” đến lớp không chỉ học chữ mà quan trọng hơn là học cách làm ăn. Cứ chuẩn bị trồng gì, nuôi gì là họ đòi học về thứ ấy. Vậy nên, khi bắt đầu đi dạy, ông Điền đã phải mày mò tìm và đọc rất kỹ tất cả các sách kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt.

Lớp học kỳ lạ ở đỉnh Nam Nung - Hình 1

Ông Điền (đeo kính) cùng học sinh của mình.

Video đang HOT

Cả làng đi học

Chỗ ông Phan Văn Điền đang dạy học nằm lưng lửng giữa núi Nam Nung, thuộc Bon Choih, xã Đức Xuyên, huyện Krông Nô, Dăk Nông. Ban đầu lớp được bố trí ở hội trường thôn. Chỗ ấy tiện cho ông Điền mà vất vả cho bà con, nên lớp học ngày càng vắng. Vậy là ông Điền quyết định mượn nhà của Dương Văn Lành làm nơi dạy học. Tuy bừa bộn, chật chội nhưng lại rất thuận tiện cho bà con, chỉ cần đi vài bước chân là họ đã đến được lớp.

Trong danh sách chính thức, lớp học của ông Điền chỉ có 17 người. Nhưng có khi “học sinh” lên đến vài chục người. Ban đầu, nhiều người đến lớp chỉ là do… thấy lạ. Nhưng rồi những “cái lạ” mà ông Điền mang đến đã “hút” họ. Điều khiến mọi người thích thú nhất đó là học được cách làm ăn hiệu quả.

Do chỉ có một bóng điện treo ở giữa bảng nên “học sinh” được bố trí ngồi theo hình chữ U. Họ hầu hết là đồng bào H’mông di cư tự do, có người đã 50 tuổ.i, nhưng cũng có người đang còn… trên lưng mẹ. Ban đầu, lớp của ông chỉ có những người lớn tuổ.i không biết chữ, và mỗi gia đình chỉ có một, hai người. Nhưng càng về sau, lớp học của ông càng đông đúc. Ngay cả những học sinh đang theo học tại trường tiểu học trong thôn cũng tham gia để được ông Điền dạy thêm…

Hoàng Thị Mị (30 tuổ.i) kể: “Ban đầu thấy lớp học của bác Điền mình cũng muốn theo học. Nhưng cứ đi làm về là mắt sụp lại, lại còn phải lo cho hai thằng nhỏ, mấy con heo… Bữa trước ghé qua xem thử, thấy bác Điền dạy hay quá nên mới quyết định đi học. Mấy bữa đầu thằng nhỏ khóc suốt không chịu ngủ, giờ nó quen rồi, cứ cõng đến lớp là ngủ ngon lành”… Từ bữa theo học đến giờ cái đầu của Mị đã thay đổi nhiều lắm. Chưa kể đến cái chữ ngày càng ăm ắp trong đầu, Mị biết thêm được rất nhiều thứ từ những chuyện nhỏ như tỉa ngô, gieo lúa… đến những chuyện lớn như cách chăm sóc con cái.

Cũng như Mị, Hoàng Thị Sài (35 tuổ.i) đi học với đứa con nhỏ trên lưng. Sài đi học trước Mị nên giờ đã nói tiếng Kinh thông suốt, viết chữ khá rành và còn đọc hiểu cái chữ nói gì. “Hồi bác Điền đến gọi đi học, mình chẳng thèm để ý. Nhưng bây giờ, vắng bác một hôm là buồn lắm. Đi làm trên rẫy mà cứ nao nao trông cho trời tối”, Sài tâm sự.

Trong danh sách chính thức, lớp học của ông Điền chỉ có 17 người. Nhưng có khi “học sinh” đến lớp lên đến vài chục người. Ban đầu, nhiều người đến lớp chỉ là do… thấy lạ. Nhưng rồi những “cái lạ” mà ông Điền mang đến đã “hút” họ. Lớp học cứ thế ngày càng chật chội, những người không nằm trong danh sách đành phải đứng để học. Điều khiến mọi người thích thú nhất đó là học được cách làm ăn hiệu quả. Dương Văn Sinh – một học sinh “xuất sắc” của ông Điền tâm sự: “Bà con đến đây phần nhiều là để học cách làm ăn. Hồi chưa đi học, cái đầu mình tối lắm. Trước đây, mình chỉ biết sản xuất, chăn nuôi theo kinh nghiệm, được thì ăn, trật thì đành chịu. Nhưng giờ có bác Điền, là cái gì cũng đạt. Dân mình sắp giàu rồi!”

Người thầy bất đắc dĩ

Năm 2010, được sự hỗ trợ của tổ chức AtionAid (một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế), lớp học của ông Điền hình thành. Dù chỉ với 600.000 đồng AtionAid hỗ trợ mỗi tháng, nhưng ông Điền vẫn sẵn lòng làm công việc “cải tạo cái đầu” cho nhóm đồng bào người H’mông di cư trong xã. Lớp học của ông Điền có lúc lên đến vài chục người, có lúc lại chỉ có một người. Trước tình trạng ấy, nhiều lần ông Điền định bỏ lớp. Nhưng vốn là thôn phó, lại là cán bộ hội Nông dân, ông hiểu nguồn cơn cái khó, cái nghèo của bà con chính từ sự thiếu hiểu biết. Suy nghĩ ấy đã động viên ông tiếp tục vận động bà con đến lớp. Hồi mới chuyển lớp về nhà Dương Văn Lành, ông Điền phải dạy dưới ánh đèn dầu. Mãi sau này, ông mới xin kéo được điện về cho bà con. Để nhà anh Lành không phải chịu thiệt, mỗi tháng, ông Điền trích 50.000 từ số tiề.n ít ỏi mà dự án cấp trả tiề.n điện cho lớp học.

Một cái khó lớn hơn nữa là ban đầu, giữa ông Điền và học viên không có “tiếng nói chung”, họ chẳng hiểu ông nói gì và ngược lại. Vậy là ông Điền phải “đi thêm bước nữa” – học tiếng H’mông. Thầy trò họ, cứ thế học qua học lại, cuối cùng cũng có “tiếng nói chung”. Hơn một năm qua, cứ đúng 19 giờ các ngày thứ hai, tư, sáu hàng tuần, ông Điền đều đều đến lớp bất kể mưa, gió, rét mướt. 60 tuổ.i, cùng một lúc làm rất nhiều việc cho xã, nhưng ông Điền không nề hà bất cứ việc gì.

Từ Quảng Nam vào Dăk Nông lập nghiệp, cái chữ cũng như kinh nghiệm làm ăn, ông Điền mang theo không nhiều. Nhưng vốn năng động và chịu khó, ông Điền đã trở thành người hiểu biết nhất thôn. Đấy cũng chính là lý do dự án chọn ông đứng lớp. “Tui dạy cho bà con vì thương họ quá nghèo nàn lạc hậu. Già rồi, làm được cái gì đó cho bà con thì làm thôi. Nói thật, ban đầu tôi cũng thấy nản vì bà con không nhiệt tình. Nhưng nếu mình không làm thì cũng chẳng có ai làm. Mang tiếng là phó thôn, cán bộ hội Nông dân mà chẳng giúp gì được cho dân coi sao được”, ông Điền trải lòng.

Theo SGTT

Nhiều trường ĐH cố xin được đào tạo hệ trung cấp

Trong quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh vừa công bố, Bộ GD-ĐT yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp. Nhiều trường đại học có đào tạo hệ trung cấp đã bày tỏ quan điểm xin được giữ lại hệ đào tạo này.

Trong nhiều mùa tuyển sinh, nhiều trường trung cấp chuyên nghiệp hầu như không tuyển được học sinh vì hiện nay có quá nhiều trường đại học đào tạo hệ trung cấp, bởi tâm lý nhiều thí sinh thích thi vào hệ trung cấp ở các trường ĐH, CĐ vì dù sao bằng đóng dấu của ĐH cũng thấy có giá hơn trường trung cấp.

Chính vì lẽ đó, trong Thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp Bộ GD-ĐT yêu cầu cơ sở đào tạo nhiều trình độ thì ưu tiên xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao nhất, sau đó xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho trình độ đào tạo thấp hơn cho đến hết số chỉ tiêu đã xác định. Các đại học, học viện, trường đại học không đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp.

Nhiều trường ĐH cố xin được đào tạo hệ trung cấp - Hình 1

Từ năm 2012, trường đại học, học viện sẽ không được đào tạo hệ trung cấp.

Năm 2010, Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải được nâng cấp từ Trường CĐ Giao thông vận tải. Trước đó, Trường CĐ Giao thông vận tải được nâng cấp lên từ hệ trung cấp. Trong trường hiện đào tạo cả 3 hệ đại học, cao đẳng và trung cấp. Do vậy, trường luôn có số lượng thí sinh dự thi đông nhất nước.

Trước quy định mới trên, ông Nguyễn Văn Lâm, trưởng phòng đào tạo nhà trường, cho biết: "Bộ quy định như vậy, chúng tôi rơi vào thế khó bởi vì hệ trung cấp của trường đào tạo đã lâu và có bề dày truyền thống nếu bây giờ bỏ thi thì rất phí. Để giữ lại truyền thống của mình, trường chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp".

Tương tự, Trường ĐH Điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng với lý do bề dày truyền thống, ông Bùi Đức Hiền trưởng phòng đào tạo của trường cho hay: "Trường có bề dày truyền thống 50 năm đào tạo từ hệ trung cấp. Bên cạnh đó, đặc thù riêng của trường là đào tạo công nhân trong hệ thống điện quốc gia cho ngành điện lực nên có đầy đủ điều kiện, thiết bị mà các trường trung cấp khác không có. Chính vì vậy, trường sẽ báo cáo Bộ xin phép được tiếp tục đào tạo hệ trung cấp".

Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội cũng là trường đa hệ từ trung cấp tới đại học nên hàng năm số lượng sinh viên dự thi vào đông để tìm cơ hội như nếu không đỗ đại học có thể học cao đẳng hoặc học trung cấp tại trường rồi học liên thông lên. Tuy nhiên, xác định được việc đào tạo này, trường đã làm dự án dự kiến xin Bộ tách hệ trung cấp, hệ cao đẳng nghề để thành lập trường cao đẳng mới.

Lãnh đạo của một trường ĐH cũng có hệ đào tạo trung cấp lo lắng cho rằng, sẽ gây khó khăn cho một số trường ĐH có cơ sở 2 vào ngõ cụt vì nhiều cơ sở 2 của nhiều trường đại học thành lập trên cơ sở một trường trung cấp hay cao đẳng nào đó vào đại học hiện có. Sau sát nhập, các cơ sở này vẫn tiếp tục đào tạo hệ trung cấp và đào tạo hệ đại học. Nếu quy định này không thay đổi thì cơ sở 2 nhiều trường đại học sẽ lâm nguy. Nhiều cán bộ ngạch trung cấp sẽ làm gì, đi đâu, về đâu? Cơ sở vật chất và các nguồn lực hiện có sẽ thanh lý bằng cách nào? Hàng chục nghìn học sinh bậc trung cấp đang học sẽ xử lý thế nào? Những vấn đề này chưa được làm rõ trong Thông tư.

Ngược lại với ý kiến của nhiều trường trên, ông Đinh Văn Chỉnh, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp, lại tán thành chủ trương của Bộ là đại học không nên đào tạo nhiều hệ và sẽ thực hiện luôn trong mùa tuyển sinh 2012.

"Chúng tôi sẽ thực hiện ngay trong mùa tuyển sinh tới bởi vì hàng năm Bộ giao chỉ tiêu hệ trung cấp cho trường là 200 nhưng năm nào cũng không tuyển đủ chỉ tiêu, thậm chí năm 2010 trường chỉ tuyển được 100 chỉ tiêu. Năm nay trường sẽ không tuyển hệ trung cấp" - ông Chỉnh nói.

PGS.TS Phạm Văn Điển, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Lâm nghiệp cho hay: "Nếu việc cấm này tạo sự điều kiện tốt hơn cho việc mở rộng các trường trung cấp, cao đẳng thì có lý hơn. Suy cho cùng các đại học, học viện, trường đại học cũng cần tập trung vào việc lớn để đảm bảo chất lượng".

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hằng Du Mục tố team Quang Linh quỵt tiề.n, nhắc tên từng người trên livestream
13:23:59 28/09/2024
Xin phụ huynh ủng hộ mua laptop bất thành, cô giáo "dỗi" không soạn đề cương
14:35:56 28/09/2024
"Chị đẹp" có gia thế khủng khiến cả showbiz kiêng nể: Gia đình toàn nhân vật quyền thế, bố là chủ tịch tập đoàn đa ngành, mẹ giữ một chức vụ gây bất ngờ
12:32:49 28/09/2024
Sao nhí Kính Vạn Hoa thăng hạng nhan sắc sau 20 năm, tái xuất màn ảnh vì 1 lý do ai nghe cũng xúc động
12:36:19 28/09/2024
Ca sĩ Tô Thanh Phương "Đất Phương Nam": Nằm 1 chỗ, vợ xin cơm từ thiện
15:49:21 28/09/2024
Bạn thân giúp Hồng Phượng làm chứng di chúc miệng bị bắt gặp đi phụ hồ, thực hư?
14:15:38 28/09/2024
Một chị đẹp vừa xác nhận tham gia show "Đạp Gió" đã từ chối thành đoàn
14:14:44 28/09/2024
Mỹ nhân cứ đóng phim với ai là giẫm đạp người đó, đằng sau vẻ ngoài thanh thuần là "trà xanh" tâm cơ
12:41:07 28/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cô giáo xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân: "Tôi đã sai"

Tin nổi bật

18:25:19 28/09/2024
Nữ giáo viên xin phụ huynh ủng hộ tiề.n mua máy tính cá nhân gây bức xúc đã thừa nhận lỗi sai và mong được cho cơ hội sửa sai.

Các nghiệp đoàn quốc tế yêu cầu Israel hoàn trả tiề.n lương cho lao động Palestine

Thế giới

18:25:14 28/09/2024
Trong số các nghiệp đoàn trên có Tổng công đoàn quốc tế (ITUC); Nghiệp đoàn Lương thực, Nông nghiệp, Khách sạn, Nhà hàng, Ăn uống, Thuố.c l.á Quốc tế và Nghiệp đoàn Công nhân khai thác gỗ và xây dựng (BWI).

TP.HCM: Tạm ngưng phân lớp cô giáo vận động phụ huynh mua laptop cá nhân

Netizen

18:24:23 28/09/2024
Phòng GD&ĐT Quận 1 đã tạm ngưng bố trí đứng lớp cho cô H. trong thời gian xử lý vụ việc, việc giảng dạy sẽ có giáo viên thỉnh giảng thay thế.

Người đàn ông giả làm khách, vào cửa hàng ở TPHCM trộm laptop

Pháp luật

18:18:18 28/09/2024
Ngày 28/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận 12, TPHCM, đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Quang Tạo (SN 1985, ngụ tỉnh Quảng Trị) về tội Trộm cắp tài sản.

Sau loạt phốt phát ngôn tục tĩu, một bộ phận fan của rapper mang tiếng "phông bạt" đồng loạt "quay xe"

Nhạc việt

18:11:40 28/09/2024
Tuy đã chào sân làng giải trí tại cuộc thi King Of Rap, Negav chỉ thực sự chạm tới đỉnh cao sự nghiệp sau khi góp mặt trong chương trình thực tế về anh trai.

Baifern "ăn gạch" tan nát với vai diễn mới, xứng đáng cất tủ, vết nhơ sự nghiệp

Sao châu á

18:01:05 28/09/2024
Quá kinh khủng , không hiểu sao một người như Baifern Pimchanok lại nhận lời tham gia một bộ phim dung tục đến thế này? , không quá khó để bắt gặp những bình luận mỉ.a ma.i của khán giả hướng về Baifern dưới mỗi bài đăng về bộ phim hiện t...

Vị bác sĩ bật khóc, ôm mẹ lần cuối khi hiến giác mạc của bà cho y học

Sức khỏe

17:50:30 28/09/2024
Sáng sớm ngày 25/9, Ngân hàng Mô - Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 nhận được điện thoại thông báo, người con trai muốn hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho người bệnh mù lòa.

Vợ lấy điện thoại của chồng nhắn cho chị giúp việc định trêu chọc, nào ngờ nhận ngay sự thật sững sờ ngay trước mắt

Góc tâm tình

17:46:04 28/09/2024
Tôi điếng người, lờ mờ đoán ra câu chuyện mờ ám của chồng và người giúp việc. Nhưng tôi quyết phải vạc.h trầ.n đôi gian phu dâm phụ này.

Hồ Việt Trung bỏ đam mê đá bóng, nhậu cũng phải rén, Saka Trương Tuyền cấm tiệt

Sao việt

17:44:42 28/09/2024
Cặp đôi dính nghi vấn hẹn hò Hồ Việt Trung - Saka Trương Tuyền tiếp tục khiến người hâm mộ bấn loạn trước loạt chi tiết tình trong như đã mặt ngoài còn e . Mới đây, Hồ Việt Trung còn kể chi tiết đàng gái cấm anh như vợ đích thực.

Cơm nhà 3 món ngon dễ nấu: Chỉ cần 30 phút vào bếp cực kỳ tiết kiệm thời gian!

Ẩm thực

17:30:28 28/09/2024
Cơm nhà - một bữa ăn đầy ấm áp và thân mật, nay còn được nâng lên tầm cao mới với 3 món ngon dễ nấu chỉ trong 30 phút.

Đã tìm ra outfit xấu nhất phim Hàn hiện nay

Phong cách sao

17:09:28 28/09/2024
Jung So Min xuất hiện với bộ váy sơ mi phối màu với phần điểm nhấn đai nơ để tạo vẻ điệu đà, nữ tính. Tuy nhiên, việc phối 2 tông màu be - hồng tím baby đã khiến tổng thể bộ váy trông vô cùng sến súa, lòe loẹt.