Lớp học không có bảng và bà giáo 14 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ tật nguyền…

Theo dõi VGT trên

79 t.uổi, bà Nam lưng đã còng, tóc đã bạc, đi lại cũng không còn nhanh nhẹn. Duy chỉ ánh mắt vẫn ánh lên niềm lạc quan và minh mẫn, và bà cũng chưa từng phải dùng đến kính mà vẫn đọc tốt, viết tốt.

Tôi đến thăm lớp học đặc biệt của bà giáo Hồ Hương Nam vào một chiều đông cuối năm. Chắc chắn, không riêng gì tôi, mà bất kỳ ai khi gặp và tiếp xúc với bà đều sẽ cảm động và khâm phục. Đón tôi là chục đ.ứa t.rẻ, đứa cười, đứa líu lo, cũng có đứa cất lời chào ngọng nghịu, theo sự ra hiệu của bà giáo.

79 t.uổi, bà Nam lưng đã còng, tóc đã bạc, đi lại cũng không còn nhanh nhẹn. Duy chỉ ánh mắt vẫn ánh lên niềm lạc quan và minh mẫn, và bà cũng chưa từng phải dùng đến kính mà vẫn đọc tốt, viết tốt. Bằng chất giọng Huế ngọt, bà kể: “Tôi nghỉ hưu từ năm 1979 rồi tham gia các hoạt động ở UBND phường. Năm 1997, khi đi tuyên truyền công tác dân số, tôi đến từng nhà trong phường và thấy có ba cháu bị khuyết tật bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên không có điều kiện theo học các trường dành cho trẻ khuyết tật. Là một nhà giáo, tôi thấy rất buồn”.

Lớp học không có bảng và bà giáo 14 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ tật nguyền... - Hình 1

Bà giáo Hồ Hương Nam

Thế là, bà giáo Nam – mọi người trong phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội vẫn gọi bà bằng cái tên như thế, quyết định sẽ mở lớp dạy chữ cho bọn trẻ khuyết tật. Đầu tiên, bà xin UBND phường cho mượn tạm Trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 6 làm lớp học, với số học sinh đầu tiên là ba đ.ứa t.rẻ bà gặp trước đó. Để cho bọn trẻ được đến lớp, bà phải đến từng nhà vận động bố mẹ chúng. Ban đầu, người ta không tin con mình có thể đi học được, và cũng không tin bà giáo có thể giúp bọn trẻ biết chữ. Bà đã “c.á c.ược” với bố mẹ bọn trẻ rằng “anh chị cứ cho cháu đến tôi dạy trong 1 tháng, nếu không thấy con tiến bộ thì cho về”. Những phụ huynh học sinh của bà giáo sau vài buổi đứng ngoài cửa, hay vào lớp ngồi cùng con đã hoàn toàn yên tâm giao con cho bà giáo. Thấm thoát đã 14 năm trôi qua, 16 trẻ khuyết tật không chỉ ở phường Yên Phụ mà còn ở các phường Nhật Tân, Tứ Liên của quận Tây Hồ, thậm chí ở tận phường Ngô Sĩ Liên, phường Bách Khoa thuộc quận Hai Bà Trưng cũng tìm đến bà để “học nhờ”.

Lớp học không có bảng và bà giáo 14 năm dạy chữ miễn phí cho trẻ tật nguyền... - Hình 2

Vận động được học sinh đã khó, tìm địa điểm cho lớp còn khó hơn. Được vài năm, khi Trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 6 bị phá để xây nhà văn hóa, bà Nam dắt díu các cháu đến học nhờ trường mầm non. Nhưng rồi trường mầm non quá chật, không thể dành cho bọn trẻ 1 phòng được nữa. Bà giáo đã bật khóc, rồi bắt xe ôm lên Phòng Giáo dục-Đào tạo quận Tây Hồ, tìm gặp trưởng phòng. Bà trình bày nguyện vọng của mình, và được ông trưởng phòng đề nghị Trường THCS An Dương dành cho bà Nam một phòng nhỏ trong khuôn viên của trường. Từ năm 2002 đến nay, lớp học đặc biệt của bà Nam được duy trì trong Trường THCS An Dương và được tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng học sinh trong trường nên cả “cô trò – bà, cháu” đều phấn khởi.

Vài chục năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng, nhưng khi tiếp xúc với những t.rẻ e.m đặc biệt này, bà Nam bảo “phương pháp sư phạm thông thường không áp dụng được cháu ạ, bởi mỗi trẻ khuyết tật lại phải dạy theo một kiểu khác nhau”. Có những cháu, bà dạy 3 tháng liền vẫn chưa nhớ và viết nổi chữ O. Có đứa vào lúc lên cơn lại cười, khóc thất thường, nhưng bà tuyệt đối không quát mắng, mà luôn nhẹ nhàng, vì bọn trẻ rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Ở lớp, bà Nam không chỉ là cô giáo, mà còn là “bảo mẫu” của bọn trẻ. Bà bảo, các cháu đã thiệt thòi, mình phải cố gắng với khả năng lớn nhất để giúp các cháu học được đến đâu, hay đến đấy. Với ba trẻ bị câm điếc, để có thể dạy cho chúng hiểu, bà đã dành nửa tháng theo học lớp tập huấn ở Làng t.rẻ e.m Hòa Bình để biết phương pháp dạy riêng cho các “học sinh” này. Suốt buổi học (2 tiếng/ngày), bà dạy lần lượt cho từng cháu. Những cháu hoạt bát hơn, bà ra đề bài để tự làm, rồi bà kiểm tra và chấm. Trong thời gian đó, bà cầm tay, uốn từng nét chữ cho những trẻ dị tật nặng hơn. Sau một thời gian học cùng bà Nam, bọn trẻ đã thay đổi tác phong, biết chào hỏi và ngoan ngoãn hơn hẳn, và rồi chúng biết đọc, biết viết, biết làm văn, làm toán.
13 học sinh của bà giáo Nam, bé nhất lên 8 t.uổi, lớn nhất đã 30, là 13 hoàn cảnh thương tâm khác nhau: khuyết tật bẩm sinh, câm điếc, thần kinh, thiểu năng trí tuệ. Bọn trẻ cũng đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, có đứa bố, mẹ mất sớm, đứa lại bố nghiện, mẹ đi lấy chồng khác… Em Nguyễn Thị Thúy, 22 t.uổi là học sinh lâu năm của bà giáo Nam. Từ chỗ không biết đọc, biết viết, cô bé liệt nửa người có hoàn cảnh khá khó khăn, mẹ mất sớm, đã tìm thấy niềm vui và niềm tin vào cuộc sống nơi lớp học tình thương này. Thúy cũng là học sinh sau 14 năm theo học đã đạt đến trình độ cao nhất lớp là lớp 4, đọc thông, viết thạo và khá đẹp, làm toán nhẩm khá nhanh. Còn Nguyễn Hồng Dương năm nay đã 30 t.uổi, cũng thuộc lứa học sinh đầu tiên của bà Nam. 14 năm qua, hàng ngày mẹ Nam vẫn kiên trì đẩy xe lăn đưa em theo học chữ, dù bây giờ, bà giáo vẫn phải cầm tay để em luyện chữ “cố gắng học” (Dương phải viết ngửa bàn tay). Trước đó, Dương không thể tự làm được gì cho bản thân, ngoài việc xúc cơm, còn mọi sinh hoạt cá nhân đều do mẹ phục vụ.

Buổi học của lớp tình thương này thường bắt đầu và kết thúc bằng bài đồng ca “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, được phát ra từ chiếc đài cát-sét nhỏ ngày nào bà giáo cũng xách đến rồi lại xách về. Đây là chiếc đài do UBND phường Yên Phụ mua tặng cho bà cháu. Bà Nam bảo: “vào một lớp học như thế này, nhìn đã thấy thương cảm, nên tôi muốn không khí phải thật tươi vui, để tạo cảm hứng học tập cho bọn trẻ”. Cũng đều đặn vào thứ sáu hàng tuần, bà đều phát quà là bim bim hoặc kẹo cho bọn trẻ để “tổng kết”, cháu nào ngoan và học tiến bộ hơn, sẽ được bà thưởng gấp đôi.

Lớp học nhỏ của bà giáo còn khá đặc biệt vì không có bảng. Không phải vì bà không mua được bảng cho học trò của mình, mà vì 13 trẻ này học theo 4 trình độ khác nhau, nên bảng chính là quyển vở của mỗi cháu. Bà cho biết, lương hưu của bà được 1,8 triệu đồng/tháng, và các con cho khoảng 1 triệu đồng nữa, bà chỉ ăn tiêu trong t.iền lương thôi, còn dành khoản t.iền các con cho để mua sách, vở, bút rồi phát cho bọn trẻ. Chồng mất sớm, một tay bà nuôi 3 con khôn lớn, nay đều đã có công việc, gia đình ổn định, các con của bà cũng muốn mẹ nghỉ ngơi cho an nhàn t.uổi già, nhưng biết tính mẹ, đã nói là làm, nên thường động viên mẹ. Bà bảo: “Mỗi người sống trên đời đều cần đến hai chữ T, là Tâm và T.iền. Nhưng T.iền không theo ta suốt được, còn cái Tâm theo ta suốt cuộc đời, kể cả khi người ta mất đi, cái Tâm vẫn còn ở lại”. Thấy bà “suốt ngày dạy không công cho lũ trẻ thần kinh”, có người bảo “bà đúng là dở hơi, sướng không ưa, lại đi rước khổ vào người. Còn sức, sao bà không dạy thêm mà thu t.iền”, nhưng bà bảo “tôi làm vì tình người, không phải vì t.iền”. Bà dạy “không công”, và cũng chu cấp luôn cho chúng đồ dùng học tập, bà chỉ nhận lại tình cảm, dù mình không hề giàu có.

Không chỉ lập lớp học tình thương, dạy chữ miễn phí cho trẻ tật nguyền, bà giáo Nam còn tham gia rất nhiều hoạt động của UBND phường Yên Phụ: Cộng tác viên dân số, hòa giải viên, Chi hội trưởng Hội khuyến học, Ủy viên Câu lạc bộ sau cai… và với công việc nào, bà cũng là hội viên gương mẫu. Cuối buổi học, sau đi dặn dò và hỏi lại từng cháu “ngày mai học sáng hay chiều” cho bọn trẻ nhớ, bà giáo Nam lại xách chiếc đài cát-sét quen thuộc đến khóa cửa điểm rửa xe cho người nghiện sau cai của phường tại nhà số 76 Yên Phụ. Bà bảo, đều đặn hàng ngày, bà dạy 1 buổi sáng hoặc chiều cho bọn trẻ khuyết tật, và mở cửa điểm rửa xe cho những người nghiện sau cai của phường làm việc vào lúc 6g30 sáng và khóa cửa vào lúc 5g30 chiều.

Chia tay tôi, bà giáo nhắn nhủ: “Điều tôi mong nhất là khi đọc được những thông tin này, sẽ có thêm nhiều lớp học dành cho trẻ khuyết tật được mở, để bọn trẻ đều được đến trường, đều biết chữ. Tôi nghèo mà vẫn làm được, thì chắc chắn nhiều người khác cũng làm được”, và khẳng định “còn sống ngày nào, tôi sẽ còn đến lớp, còn dạy cho bọn trẻ”.

Theo PLXH

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Sự chiếm hữu độc hại của mẹ Nine Naphat và "con tốt thí" Baifern Pimchanok
06:39:30 05/07/2024
Phản hồi chính thức vụ Nam Thư bị tố giật chồng, l.ộ c.lip nhạy cảm
07:05:29 05/07/2024
Chồng Midu k.hoe b.ody vạm vỡ, ôm chầm vợ trong chuyến đi tuần trăng mật
07:13:21 05/07/2024
Vợ chồng Đỗ Mỹ Linh lần đầu đăng ảnh nét căng của "con gái rượu", hot kid mới đây rồi!
07:17:15 05/07/2024
Vụ cô gái ở Hà Nội bị s.át h.ại bằng s.úng: 'Đến viện, tôi thấy con tím tái rồi'
08:55:32 05/07/2024
Mỹ nam quyền lực nhất showbiz vẫn trẻ đẹp sau 30 năm, giải nghệ sống ẩn dật với 1800 tỷ
06:29:29 05/07/2024
Mỹ nhân Hoa ngữ gây ức chế nhất hiện tại: Chồng yêu bằng cả tính mạng nhưng vợ lại mập mờ với "tiểu tam"
06:11:04 05/07/2024
Tranh cãi động thái của mẹ Nine Naphat giữa lúc con trai khóc nức nở vì chia tay Baifern Pimchanok
08:41:46 05/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tham quan đảo Chim (Quảng Bình)

Du lịch

10:33:42 05/07/2024
Cách thành phố Đồng Hới chưa đầy 60km về phía bắc có một hòn đảo được đặt tên là đảo Chim, diện tích chỉ hơn 1km nằm trong cụm đảo phía bắc của tỉnh Quảng Bình.

Đêm tân hôn vừa mới tắt đèn được 5 phút, vợ chồng trẻ vùng dậy tưởng có trộm thì ngớ người khi cánh cửa tủ bật mở

Góc tâm tình

10:31:15 05/07/2024
Chúng tôi đổ người trên giường, hạnh phúc ôm lấy nhau. Nhưng đang khúc cao trào thì tôi nghe thấy tiếng động lạ trong tủ quần áo.

Baifern Pimchanok đã tính đến chuyện kết hôn với Nine Naphat trước khi chia tay

Sao châu á

10:25:46 05/07/2024
Theo Non Inthanon, Baifern Pimchanok rất mong chờ 1 cái kết viên mãn cho chuyện tình cảm của cô và Nine Naphat, thậm chí mỹ nhân này đã tính đến chuyện kết hôn.

Ấn tượng trang phục dân tộc của người đẹp Việt tại "Miss Supranational 2024"

Thời trang

10:24:43 05/07/2024
Người đẹp Việt Lydie Vũ sẽ diện bộ trang phục Cát Cát do NTK Tăng Thành Công thực hiện cho phần thi National Costume tại Miss Supranational 2024 .

Hướng nhà t.uổi Nhâm Tuất 1982

Trắc nghiệm

10:19:30 05/07/2024
Một hướng nhà tốt sẽ là t.iền đề của sự sung túc và bình an cho gia chủ. Hướng nhà hợp t.uổi gia chủ nam Nhâm Tuất bao gồm:

Việt Nam bị cấm co-stream Esports World Cup 2024

Mọt game

10:18:50 05/07/2024
Esports World Cup 2024là sự kiện thể thao điện tử quốc tế lớn nhất trong tháng 7, với nhiều bộ môn và quy tụ những đội tuyển chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.

Việt Hương điên cuồng tìm kiếm con gái bị 'ma da kéo giò'

Phim việt

10:15:20 05/07/2024
Phim điện ảnh Ma Da vừa chính thức tung ra teaser trailer vào sáng 3/7 đ.ánh dấu vũ trụ kinh dị Việt do Việt Hương thủ vai chính đang cận ngày trình làng đến với khán giả.

'Dự án mật: Thảm họa trên cầu' hé lộ chi phí sản xuất 'khủng', gia nhập hội phim bom tấn sinh tồn đáng xem của Hàn Quốc năm 2024

Phim châu á

10:09:15 05/07/2024
Trailer mới nhất của phim điện ảnh Dự án mật: Thảm họa trên cầu cho thấy mức đầu tư khủng của một dự án thương mại kinh phí lớn đến từ Hàn Quốc với những thước phim chân thực, sống động.

Sập bẫy kẻ l.ừa đ.ảo 'chu đáo', người phụ nữ ở Hà Nội mất gần 1 tỷ đồng

Pháp luật

10:07:01 05/07/2024
Ngày 4/7, Công an quận Ba Đình (Hà Nội) cho biết, mới đây, chị T. (ở quận Ba Đình) có nhận được cuộc gọi từ số điện thoại tự xưng là cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Ba Đình hỗ trợ kiểm tra hồ sơ trợ cấp thất nghiệp trực tuyến.

Nhiễm virus nguy hiểm sau khi ăn tiết canh dê

Sức khỏe

09:45:52 05/07/2024
Ăn tiết canh các loại động vật rất dễ gây ra hai nhóm bệnh cảnh là viêm màng não do liên cầu lợn và viêm màng não tăng bạch cầu ái toan do nhiễm ký sinh trùng.

Công thức làm cá lóc nướng mắm tép thơm ngon, lạ miệng đổi bữa cho cả nhà

Ẩm thực

09:42:00 05/07/2024
Với sự trợ giúp của nồi chiên hơi nước, chắc hẳn rằng món cá lóc nướng mắm tép của bạn sẽ được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn nhiều.