Lớp học ‘hạnh phúc’ hút lượng sinh viên kỷ lục
Môn ‘ tâm lý học và cuộc sống tốt’ lần đầu được dạy ở ĐH Yale (Mỹ) mới đây đã khai giảng với 1.182 sinh viên. – đông kỷ lục.
Giảng đường hơn 1.000 sinh viên đăng ký môn học ‘tâm lý học và cuộc sống tốt’
Trong lịch sử hơn 300 năm của trường, đây là môn học đông sinh viên đăng ký nhất. Việc này gây bất ngờ với cả chính GS Santos (42 tuổi) – người thiết kế môn học.
GS Santos lý giải: “Sinh viên có thời gian dài đánh đổi hạnh phúc cho mục tiêu vào đại học khi còn học trung học và gặp các vấn đề khủng hoảng tâm lý khi học ở một trường nổi tiếng như ĐH Yale. Họ muốn thay đổi để bản thân được hạnh phúc hơn.
Tham gia khóa học, sinh viên có những thói quen tốt, chịu khó bày tỏ lòng biết ơn, ít để việc đến ngày mai, tăng cường các mối quan hệ xã hội thực sự (không phải trên mạng xã hội)”.
Một báo cáo của hội đồng Trường ĐH Yale năm 2013 cho thấy hơn một nửa sinh viên hệ đại học cần hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần trong thời gian học.
Alannah Maynez (sinh viên năm nhất, 19 tuổi) trả lời báo New York Times: “Trên thực tế nhiều người trong chúng tôi rất lo lắng, căng thẳng, không vui vẻ hoặc lãnh đạm. Lớp học như thế này có lợi ích rất lớn đối với những sinh viên mỏi mệt và kiệt quệ về cảm xúc – cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhờ môn học này, các bạn có thể tập trung vào công việc và những mục tiêu mới”.
Video đang HOT
Sinh viên ĐH Yale từ lâu đã đề nghị nhà trường mở lớp về tâm lý học tích cực. Con số 1.182 sinh viên tham gia – làm bất ngờ tất cả mọi người – đã nói lên được nhu cầu thực này. Hầu hết các môn học khác ở ĐH Yale đều không vượt quá 600 sinh viên.
Lớp học này phải cần đến 24 trợ giảng. Môn học tập trung vào tư duy tích cực, những tính cách cho phép con người thăng hoa cảm xúc, thay đổi hành vi để ứng dụng những gì được học vào cuộc sống. Sinh viên cũng phải làm bài kiểm tra, thi giữa kỳ và bài thi cuối kỳ là “một kế hoạch thay đổi bản thân”.
Quy mô quá lớn của lớp học khiến GS Santos không thể giám sát liệu sinh viên có làm những bài tập thực hành như “hành động tử tế” hoặc “tạo một mối quan hệ mới” hay không.
Tuy nhiên, môn “tâm lý học và cuộc sống tốt” có vẻ là một “lớp học khó nhất ở Yale” vì để nhìn thấy những thay đổi thực sự trong thói quen sống, mỗi sinh viên phải phấn đấu từng ngày.
Trong khi đó, những giá trị mà sinh viên ĐH Yale liên hệ với sự thỏa mãn cuộc sống thường là: đạt điểm cao, có chỗ thực tập tốt, có việc làm lương cao. Theo GS Santos, “đó là một quan niệm sai lầm, những điều này không làm tăng hạnh phúc”.
Sẽ sớm có trên hệ thống học trực tuyến
Tại ĐH Harvard (Mỹ), năm 2006 môn “tâm lý học tích cực” cũng thu hút đến 900 sinh viên. Tuy nhiên, môn học của GS Santos tại ĐH Yale có điểm khác biệt là tập trung cả vào việc thay đổi hành vi. GS Santos cho biết sẽ không mở lại môn học vào những học kỳ sau vì:
“Một lớp quá đông sẽ lấy bớt sinh viên của những môn học khác và quá khả năng đáp ứng của đội ngũ giáo viên và nguồn lực”. GS Santos cho biết các bài giảng và tài liệu đã được quay phim và sẽ sớm có mặt trên hệ thống Coursera – học trực tuyến miễn phí với tên gọi “Khoa học của chất lượng sống”.
Theo Giaoducthoidai.vn
60 học sinh chen chúc trong một lớp, giáo viên quản đã khó, nói gì đến đổi mới
Nhiều nơi do thiếu thốn cơ sở vật chất, 50-60 học sinh phải học trong một lớp. GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, nếu vẫn diễn ra tình trạng quá tải lớp học thế này, không chỉ khổ giáo viên mà còn là trở ngại trong việc thực hiện chương trình mới.
Những lớp học khang trang, 30-35 học sinh như thế này vẫn là niềm mơ ước của nhiều người. Ảnh: Huyền Thanh
Sĩ số quá đông, trở ngại đổi mới
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện để áp dụng chương trình SGK mới, do UBND TP.Hà Nội tổ chức, GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - cho rằng, điều kiện đầu tiên để thực hiện chương trình đổi mới là sự đồng thuận đổi mới của giáo viên.
Ngoài yếu tố giáo viên, cơ sở vật chất để thực hiện chương trình, SGK mới cũng khiến nhiều người lo lắng. Ở các đô thị lớn hiện nay, tình trạng quá tải lớp học đang diễn ra ở mức báo động. Sĩ số các lớp công lập ở Hà Nội hiện trung bình ở mức 50 em, có những nơi sĩ số hơn 60 em một lớp.
"Sĩ số lớp quá đông, cô giáo vừa giảng bài, vừa gọi học sinh phát biểu, vừa nhắc nhở các em còn lại giữ trật tự. Với tình trạng quá tải lớp học như vậy, giáo viên chúng tôi nghĩ sẽ rất khó để dạy học sinh theo nhóm như yêu cầu trong chương trình giáo dục phổ thông mới" - một giáo viên của Trường Tiểu học Thái Thịnh (Đống Đa, Hà Nội) băn khoăn.
GS Nguyễn Minh Thuyết cũng thừa nhận, nếu sĩ số đông sẽ khó đảm bảo đổi mới giáo dục thành công. Vì thế, ông kiến nghị: Các địa phương trong quá trình rà soát cơ sở vật chất, cần đảm bảo sĩ số học sinh đúng theo quy định: 35 em/ lớp đối với tiểu học, 45 em/lớp đối với THCS.
Phòng học còn tạm bợ, học sinh lấy gì thực hành?
Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện cả nước có 28.177 cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Trong đó, các cơ sở giáo dục (đặc biệt ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ) hiện còn nhiều phòng học bán kiên cố, phòng học tạm thời và phải đi thuê, mượn các cơ sở bên ngoài.
Không riêng ở các vùng núi, ngay tại Hà Nội, nhiều ngôi trường đang bị xuống cấp nghiêm trọng.
Học nhờ hội quán thôn, trưng dụng cả văn phòng, phòng y tế, hội trường để làm phòng học... là thực trạng đang diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong khi yêu cầu để thực hiện chương trình mới là phòng học phải đảm bảo, trang bị đầy đủ thiết bị, máy tính để học sinh tăng thời lượng thực hành.
Bà Nguyễn Hà Thanh - Hiệu trưởng Trường THPT Ngọc Hồi (huyện Thanh Trì) thẳng thắn, trước những yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường hiện chưa biết xoay xở ra sao. Dự án xây dựng trường đã có từ 16 năm qua nhưng nay chưa triển khai được. Hằng năm, nhà trường có đầu tư cải tạo, song cũng chỉ mang tính chắp vá, nên rất khó khăn để đáp ứng chương trình hiện hành.
Hiện nay, địa phương nào cũng viện dẫn lý do thiếu kinh phí để đầu tư cho trường lớp. Việc có được cơ sở vật chất đảm bảo vẫn đang là giấc mơ của nhiều học sinh và phụ huynh.
Theo Laodong.vn
Bộ GD&ĐT cấm sử dụng các lớp học không an toàn hoặc hết niên hạn Thứ trưởng Bộ GD&ĐT vừa kí công văn gửi các địa phương yêu cầu kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải cạo, sửa chữa, nâng cấp. Công văn số 64 /BGDĐT-CSVC do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Mạnh Hùng...