Lớp học ghép ở vùng biên
Giang Thành là huyện vùng biên, xa xôi, khó khăn nhất của tỉnh Kiên Giang. Dân cư thưa thớt, đời sống khó khăn, phần lớn là đồng bào dân tộc Khmer nên ngành giáo dục phải tổ chức nhiều điểm lẻ, lớp ghép.
Lớp học ghép 3 trình độ ở xã Phú Lợi, H.Giang Thành
Mỗi lớp ghép từ 2 – 3 trình độ.
Ở một điểm trường lẻ của Trường tiểu học xã Phú Lợi (ấp Cỏ Quen) có 2 phòng học, trong đó một phòng dành cho lớp mầm non, phòng còn lại chỉ có 16 học sinh (HS) nhưng có đến 3 trình độ là lớp 3, 4 và 5. Mỗi nhóm nhỏ là một lớp, chừng 5 – 6 em, quây quần riêng một góc. Giáo viên phải hoạt động liên tục, hết nhóm lớp này đến nhóm lớp khác.
Cô giáo Nguyễn Thị Thơm, phụ trách lớp ghép 3 trình độ, cho biết cô có 17 năm dạy lớp ghép. “Khi ghép 2 trình độ thì bên này dạy môn toán, bên kia dạy môn khác. Còn ghép đến 3 trình độ thì thật sự khó khăn vì kiến thức lớp 3, 4, 5 rất khó nên khi ghép rất vất vả. Mỗi tiết dạy, giáo viên phải nghiên cứu 3 bài, 3 lượng kiến thức khác nhau”, cô Thơm nói.
Trường tiểu học xã Phú Lợi có đến 5 điểm trường lẻ. Phần đông HS là con em đồng bào dân tộc Khmer, chiếm hơn 54% nên việc tiếp thu tiếng Việt của các em còn chậm và gặp nhiều khó khăn trong công tác giảng dạy. Cô Nguyễn Thị Hương, giáo viên Trường tiểu học Phú Lợi, dạy lớp ghép hơn 10 năm, cho rằng: “Khó khăn là các em theo ba mẹ đi làm ăn xa nay đây mai đó nên nắm kiến thức không được trọn vẹn, giáo viên phải dạy lại kiến thức cho các em từ đầu”.
Ông Trần Thanh Hùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phú Lợi, cho biết người dân nơi đây kinh tế còn nghèo, hầu hết cha mẹ HS phải đi làm xa, các em sống với ông bà. Vì vậy, nếu không mở những lớp ghép, điểm lẻ thì nguy cơ các em bỏ học, mù chữ rất cao.
Video đang HOT
Theo ông Hà Quang Minh, Trưởng phòng GD-ĐT H.Giang Thành, toàn huyện hiện có 15 trường nhưng có đến 47 điểm lẻ; trong đó 2 lớp 3 trình độ và 8 lớp 2 trình độ.
Theo TNO
Con gái 36 tuổi mới có người lấy, mẹ không đòi sính lễ mà chỉ đưa ra 1 điều kiện khiến nhà trai chạy mất dép
Ngọc sinh ra trong 1 gia đình nghèo khó ở vùng biển, bố mẹ cô dựa vào nghề đánh cá để sống qua ngày. Mặc dù ở quê Ngọc vẫn còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ, tuy nhiên bố mẹ cô chỉ đẻ mình cô là con gái nhưng không vì vậy mà họ cảm thấy buồn bã hay sốt ruột muốn sinh con trai, ngược lại bố mẹ luôn coi Ngọc như bảo bối trong nhà.
Cho dù gia đình không giàu có gì, nhưng Ngọc lại có 1 tuổi thơ vô cùng hạnh phúc vì được bố mẹ cưng chiều. Đã có nhiều lần bà nội phàn nàn về chuyện không có cháu trai nhưng bố mẹ cô chỉ cười và nói: "Con nào cũng là con, nhiều khi con gái còn tốt hơn con trai".
Thế nhưng năm Ngọc lên 10 tuổi, mẹ cô có thai ngoài ý muốn và đã sinh được 1 đứa con trai. Thế nhưng, không may mắn ngay từ khi sinh ra đứa bé đã bị bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh bại não bẩm sinh. Từ đó trở đi Ngọc bị bố mẹ đưa sang nhà bà nội và được bà chăm sóc, còn họ thì tập trung lo cho đứa con trai bại não.
Ảnh minh họa
Bố mẹ Ngọc từ đó chạy đông chạy tây chữa bệnh cho con trai nhưng đứa bé vẫn không thể bình thường. Cuối cùng họ cũng đành buông xuôi. Nhưng bố Ngọc thì bận rộn đi đánh cá kiếm tiền, còn mẹ cô thì 24/24 luôn ở bên em trai. Bởi vậy Ngọc 1 mình bên nhà bà nội được bà nuôi lớn không được bố mẹ quan tâm.
Có lẽ vì lý do đó mà Ngọc luôn có ý chí hơn người, thành tích học tập của cô rất xuất sắc, sau khi tốt nghiệp cấp 3 cô thi đỗ vào 1 trường đại học danh tiếng trên thành phố. Thế nhưng mẹ cô lại nói không có tiền cho con gái đi học, bà bắt Ngọc đi làm kiếm tiền chữa bệnh cho em trai. Trong khi đó may mắn thay bố cô vẫn ủng hộ con gái tiếp tục học đại học. Ngày cầm tiền học phí bố đưa, Ngọc khóc cạn nước mắt vì tủi thân.
Lên Đại học, Ngọc chăm chỉ đi làm thêm, ngay từ năm thứ 2 cô đã không nhận tiền ở nhà gửi lên mà tự mình trang trải được. Trong khi ở quê bố mẹ vẫn dốc hết tiền bạc chạy chữa cho em nên cô cũng trích 1 phần nhỏ gửi về cho bố mẹ. Nhưng thật không may, khi Ngọc sắp ra trường thì bố cô đột ngột qua đời. Trước khi mất, bố đã nói giao 2 đứa con lại cho mẹ lo liệu nhưng người làm ông lo lắng hơn là Ngọc chứ không phải em trai bệnh tật của cô.
Sau này, Ngọc tốt nghiệp và tìm được 1 việc làm như ý ở thành phố, mẹ cô liền yêu cầu cô đón bà và em trai lên ở. Từ đó, bà luôn tạo áp lực về tài chính cho con gái. Vì vậy, Ngọc phải cật lực làm việc để phụ giúp gia đình đến mức không có thời gian yêu đương. Năm 30 tuổi, cô đã mua trả góp được 1 căn chung cư để 3 mẹ con ở được thoải mái hơn.
Càng lớn tuổi thì sự lựa chọn của Ngọc càng ít đi, có những người thấy hoàn cảnh của cô như vậy thì cũng không muốn cưới. Mãi đến năm 35 tuổi, Ngọc mới quen 1 người tên Tuấn-anh nhỏ hơn Ngọc 3 tuổi và không chê bai gì việc cô có 1 người em bại não.
Bố mẹ Tuấn đều là giáo viên về hưu, kinh tế gia đình anh cũng rất khá giả, có nhà, có xe. Ban đầu Ngọc rất sợ họ sẽ không chấp nhận mình nhưng may mắn thay gia đình Tuấn lại rất hài lòng về cô.
Còn mẹ Ngọc thì vô cùng ưng ý chàng rể tương lai, và đương nhiên chỉ 1 thời gian sau họ đã bàn đến chuyện kết hôn. Nhưng không ngờ vào ngày 2 bên gia đình gặp mặt, mẹ Ngọc phát biểu rằng:
- Tôi không phải người ham tiền của, tôi không cần sính lễ gì cả. Tôi chỉ có 1 điều kiện duy nhất đó là...2 đứa nó cưới nhau rồi phải cho em trai con Ngọc ở cùng.
Nghe đến đây cả nhà đều phát hoảng. Bố mẹ Tuấn thì nóng giận mặt đỏ gay, còn Ngọc thì sửng sốt nhìn mẹ:
- Mẹ... mẹ nói cái gì thế?
- Chắc mẹ cũng không còn sống được bao lâu nữa, con không chăm em con thì ai chăm? Cứ để nó ở với con từ bây giờ cho quen dần đi.
Tuấn liền nói với mẹ vợ:
- Có thể gửi em vào trung tâm phục hồi chức năng mà mẹ, con sẽ lo tiền.
Nhưng mẹ Ngọc khóc lóc:
- Không được, trước kia mẹ đã hứa với bố chúng nó là nhất định phải chăm sóc 2 đứa con nên người, không được mang nó đi đâu hết.
Cuối cùng không thể thuyết phục được mẹ Ngọc, ông bà thông gia đùng đùng bỏ về. Đêm đó, Tuấn nhắn tin đòi chia tay Ngọc khiến cô vô cùng đau khổ. Mẹ cô thấy vậy thì an ủi con gái rằng:
- Không có người này thì người khác, có thể con còn gặp được người đàn ông tốt hơn thằng Tuấn nên không phải tiếc.
Ngọc đành ngậm đắng nuốt cay không nói nên lời. Cô không biết phải làm thế nào với người mẹ ích kỷ của mình khi mẹ luôn bắt cả cuộc sống của cô chỉ dành cho gia đình mà không được sống cho bản thân mình.
Theo Iblog
Lớp mầm non học ké hội trường thôn ở Đắk Lắk Hiện nay, tại nhiều thôn, buôn trên địa bàn huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), trẻ em trong độ tuổi mầm non chịu cảnh học nhờ, có khi phải ở nhà vì không đủ phòng. Huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) hiện có 40 thôn, buôn có nhu cầu mở lớp mầm non nhưng không có phòng học. Vì vậy, nhà trường đã...