Lớp học đặc biệt trên đảo Hòn Chuối
Thượng úy Trần Bình Phục, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau gắn bó với đảo Hòn Chuối hơn 10 năm nay. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong suốt 9 năm qua, anh còn tự nguyện dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo trên đảo Hòn Chuối, giúp các em cơ hội để có tương lai tươi sáng hơn.
Thượng úy Trần Bình Phục kèm cặp học sinh lớp 1 đánh vần bài học mới. Ảnh: Kim Nhượng
Hòn Chuối là đảo nằm tại vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc, cũng là một hòn đảo xa nhất của tỉnh Cà Mau, cách đất liền 17 hải lý. Trên đảo chỉ vẻn vẹn có 54 hộ dân, 167 nhân khẩu, thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời. Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh cá quanh đảo và nuôi cá lồng bè. Từ đất liền, để đến được với đảo Hòn Chuối chỉ có thể đi nhờ tàu cá của ngư dân hoặc tàu thu mua hải sản ra đảo, ngoài ra không còn phương tiện vận chuyển nào khác.
Leo lên hết 300 bậc đá, chúng tôi có mặt tại Đồn Biên phòng Hòn Chuối… 6 giờ sáng, khi tất cả cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối chuẩn bị cho một ngày làm việc mới thì từng tốp học sinh mặc đồng phục, lưng đeo ba lô đi ngang qua sân đồn Biên phòng để lên với điểm trường nằm tít trên đỉnh núi, cách đồn gần 1 cây số. Thầy giáo của các em chính là Thượng úy Trần Bình Phục.
Lớp học khá khang trang, với đầy đủ bàn ghế, thiết bị học tập; nhưng có một điều lạ là 22 em học sinh mà có tới 4 tấm bảng treo ở 4 bức tường. Mỗi tấm bảng để thầy dạy cho một lớp. Lớp của thầy Phục cũng rất đặc biệt: Lớp 5 có 1 em, lớp 8 có 1 em, lớp 3 có 7 em, lớp 2 có 6 em, còn lại là lớp 1. Trong một buổi học, thầy giáo phải giảng dạy cho chừng ấy lớp. Chia sẻ với chúng tôi, Thượng úy Trần Bình Phục cho biết: “Tôi gắn bó với hòn đảo này đã hơn 9 năm. Đây là quãng thời gian đầy niềm vui, vì tôi được sống, được cống hiến cho Tổ quốc và được góp sức của mình giúp các em học sinh nghèo nơi đây biết đọc, biết viết”. Anh chia sẻ thêm, lần đầu khi tới đảo Hòn Chuối, hình ảnh đầu tiên anh nhìn thấy là những đứa trẻ nhem nhuốc, gầy guộc, không biết đọc, biết viết. Anh tự nhủ, mình phải làm gì đó cho bọn trẻ.
Cũng cùng thời điểm đó, cán bộ chỉ huy đồn đã báo cáo lên Bộ Chỉ huy cũng như các ban, ngành tạo điều kiện ủng hộ, hỗ trợ kinh phí xây dựng một lớp học tình thương trên đảo. Thật may, chỉ sau một thời gian ngắn, được sự hỗ trợ của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Cà Mau, công trình “Trường mới cho em” đã được khánh thành. Đây là một lớp học được chính bàn tay của những người lính Biên phòng trên đảo dựng lên.
Video đang HOT
Thượng tá Tô Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn Biên phòng Hòn Chuối, cho biết: “Công trình “Trường mới cho em” sau này được Trung ương Đoàn, các nhà hảo tâm ủng hộ thêm một số hạng mục. Nhìn lại quá trình xây dựng lớp học mới thấy sự vất vả, nhọc nhằn của cán bộ, chiến sĩ Biên phòng trên đảo. Những vật liệu xây dựng từ cát, sỏi, xi măng, sắt thép đều được chuyển từ đất liền ra đảo và được cõng lên điểm xây dựng bằng chính đôi vai của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối. Có chiến sĩ cõng xi măng nhiều quá, hai bả vai tróc hết da, sưng tấy phải nghỉ cả tháng mới có thể làm tiếp”.
Anh cho biết thêm, thời gian xây dựng lớp học này phải mất gần 1 năm. Vất vả là thế, nhưng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Hòn Chuối luôn tận tình, phấn khởi, bởi lớp học sẽ giúp các em nhỏ trên đảo được học con chữ, mở ra tương lai tươi sáng hơn.
Lớp học của Thượng úy Trần Bình Phục có 22 em học sinh, mỗi em có một hoàn cảnh khó khăn riêng và hầu hết bố mẹ các em làm nghề đi biển, sinh sống tại những lồng bè cạnh đảo, điều kiện dạy học cho các em không có. Trong giờ kiểm tra bài cũ, chúng tôi để ý thấy một em nhỏ phát âm rất khó, hỏi ra mới biết em là Đậu Yến Nhi, bố em từng là bộ đội Hải quân. Do di chứng chất độc màu da cam do người ông để lại nên Yến Nhi không được bình thường như các bạn khác. Bố mẹ em đã gửi em ra đảo để học vì trong đất liền, em không thể theo học cùng các bạn được, mặc dù đã được chuyển qua nhiều trường. Sau đó ít lâu, bố mẹ em chuyển ra đảo này sinh sống. Từ khi gửi gắm em cho lớp học trên đảo của thầy Trần Bình Phục, nhờ sự nhiệt huyết cộng thêm lòng thương yêu em, đến nay, Yến Nhi đã đọc thông, viết thạo.
Chia tay đảo Hòn Chuối, chúng tôi đi xuống 300 bậc đá để nhờ tàu ngư dân vào đất liền. Trên đường đi, chứng kiến cảnh các em học sinh dắt tay nhau lên với điểm trường, bên cạnh các em là thầy giáo Trần Bình Phục. Hình ảnh ấy thật đẹp và ý nghĩa biết bao.
Kim Nhượng
Theo bienphong
Sóc Trăng: Lão nông xứ cù lao hiến đất xây trường học
Môt lão nông ở xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) đã hiên cả ngàn m2 đât đê xây dưng trương học.
Tro chuyên cung chung tôi, ông Trần Thanh Nam (64 tuổi, ngụ ấp An Quới, xã An Thạnh 3 (huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng) cho biêt, quê ông ơ tinh Tra Vinh nhưng sang sinh sông, lâp nghiêp va đinh cư ơ xa An Thanh 3 cach đây gân 40 năm. Sau bao năm lam lung cân cu, ông mua đươc hơn 10.000m2 đât nông nghiêp, chu yêu la trông mia va cac loai hoa mau.
Nhưng năm đo, đương sa đi lai kho khăn, không co trương hoc nên ông cung bô đôi biên phong dung cây la dưng đươc 2 phong hoc dung lam nơi cho cac chiên si biên phong day chư cho con em đông bao ơ đia phương.
Đên năm 1991, biêt địa phương cần đất để xây dựng lớp học tình thương, ông Trân Thanh Nam đã tư nguyên hiến trên 500m2 để lam lơp hoc.
Năm 2007, xa An Thạnh 3 nhận được nguồn vốn từ dự án Giáo dục tiểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, nhu câu xây trương hoc lai cân co đât thi ông lại tinh nguyên hiến 1.700m2 đất cho địa phương để nâng cấp lớp học tình thương đã có từ trước, trở thành Trường Tiểu học An Thạnh 3B.
Năm 2017 vưa qua, Trường Tiểu học An Thạnh 3B cần thêm đất đê xây dựng thêm phòng học, ông lai tiêp tuc hiên thêm khoang 600m2 đất nưa.
Tinh ra, qua 3 lân hiên đât, ông Trân Thanh Nam đa danh khoang 3.000m2 đât cua minh cho sư nghiêp giao duc cua đia phương.
Ông Trần Thanh Nam bên ngôi trường mà ông đã hiến đất để xây dựng.
Noi vê viêc hiên đât xây trương hoc, ông Nam cho biết: "Hôi đo ơ đây đi lai kho khăn, trương lơp cung chưa co. Muôn hoc phai đi kha xa, găp bưa co mưa thi đương lây lôi, cac chau đi hoc quân ao bi ươt, dinh đây bun. Vi thê, khi biêt đia phương cân đât xây trương, tôi thây đây la cơ hôi đê con chau minh cung như con em ba con ơ đia phương co nơi hoc hanh thuân lơi nên tôi ban vơi gia đinh hiên đât cho nha trương. Đât thi quy thât nhưng co chư cho cac chau hoc sinh con quy hơn nhiêu. Ca 4 đưa con cua tôi cung hoc ơ ngôi trương nay va nay đa co công viêc ôn đinh ơ tai đia phương".
Điêu đang quy hơn khi hoan canh gia đinh ông Trân Thanh Nam cung con kho khăn, chưa thât kha gia như nhiêu hô gia đinh khac ơ đia phương. Vơ ông bi bênh không lao đông năng đươc, cac con cung đa co gia đinh riêng, cuôc sông cung tam goi la binh thương.
Ông Huỳnh Thanh An - Bí thư Đang uy xã An Thạnh 3 cho biêt: "Xa An Thanh 3 la xa đao biên giơi biên, thuôc xa vung đăc biêt kho khăn. Viêc ông Trân Thanh Nam hiên đât cho trương hoc la môt nghia cư cao đep, rât đang trân trong.
Trương Tiêu hoc An Thanh 3B co cơ ngơi khang trang như hiên nay, công đâu tiên thuôc vê ông Nam. Tư ngay co trương, con em đông bao ơ đia phương không con phai đi hoc xa như trươc, cac bâc phu huynh cung yên tâm".
Bach Dương
Theo Dân trí
Kiên Giang: Cảm phục thầy giáo trẻ một mình "bám đảo" dạy chữ cho con em ngư dân "Các em ở đây thấy thương lắm, người dân trên đảo chân tình, những điều này đã giúp tôi vững bước với nghề "gõ đầu trẻ" nơi đảo xa hơn 5 năm qua" - thầy giáo trẻ Lê Văn Khải Em - giáo viên trường phổ thông cơ sở Sơn Hải (xã Sơn Hải, huyện Kiên Lương) chia sẻ. Thầy giáo trẻ "cắm...