Lớp học đặc biệt trên bè cá
Mỗi chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, tại cồn Sơn (phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) có một lớp học đặc biệt dành cho cộng đồng làm du lịch tại địa phương.
Đó là lớp học tiếng Anh diễn ra trên bè cá của chú Bảy Bon giữa dòng sông Hậu.
Chị Bảy Muôn (thứ hai, từ phải sang) và thầy Barry White (đứng) tại lớp học.
Trên chiếc ghe tam bản, từng đoàn người náo nức đến lớp học được tổ chức trên bè cá của chú Bảy Bon, tên thật là Lý Văn Bon, một hộ làm du lịch ở cửa ngõ cồn Sơn. Chị Năm Phước, chủ vườn Song Khánh tươi cười đến chào thầy Barry White – giáo viên người Úc tình nguyện giảng dạy tại lớp. Trao đổi tự tin bằng tiếng Anh của chị Năm Phước với thầy Barry White nhận được sự cổ vũ của cả lớp. Lớp học cũng náo nhiệt hẳn lên.
Các thành viên trong lớp thuộc nhiều lứa tuổi. Nhỏ nhất mới 8 tuổi, còn người lớn nhất trên 60 tuổi. Lớp học bình quân có khoảng 30 người, có người mang theo con cháu, hoặc vợ chồng cùng đi học. Họ đến đây với mục tiêu chung: học thêm kỹ năng để phục vụ du lịch của cộng đồng, nhất là giao tiếp với du khách nước ngoài đến cồn Sơn. Ông Lý Văn Bon cho biết: “ây là lớp tiếng Anh đầu tiên trên bè và cồn Sơn. Chúng tôi vui khi tham gia lớp học này vì cần thiết cho công việc của bà con. Tôi rất mong học được cách giao tiếp với người nước ngoài, có thể tự giới thiệu về các sản phẩm của mình. Bà con ở đây ai cũng mong có thể tự mình nói với khách về con cá, mảnh vườn, món ăn hơn là phải qua trung gian từ các bạn hướng dẫn viên. Khi mình được nói, chia sẻ thì cảm xúc chân tình hơn”.
Du lịch cộng đồng cồn Sơn đã hình thành và phát triển khoảng 5 năm nay. Phần lớn người dân làm du lịch là nông dân, nên giao tiếp bằng tiếng Anh hạn chế. Nhận thấy điều này, anh Lê ình Tuyển, Báo Thanh Niên, đã vận động tổ chức lớp học miễn phí cho bà con: “Du lịch cồn Sơn ngày càng phát triển và nhiều khách quốc tế đến đây. Tuy nhiên, bà con lại không giao tiếp được với họ. ây là một thiệt thòi. Do đó, tôi có ý tưởng và vận động tổ chức lớp tiếng Anh cho người dân cồn Sơn. Mọi người rất ham học hỏi và tôi hy vọng qua lớp học, bà con có thể tự giới thiệu nét văn hóa, những sản phẩm của gia đình mình cho du khách”. Ý tưởng này hình thành từ đầu năm 2020, nhưng do dịch bệnh COVID-19 nên kéo dài đến tận bây giờ mới tổ chức. Lớp học do Trung tâm Ngoại ngữ Huyền Lê phụ trách chính, dạy tiếng Anh miễn phí cho người dân ở cồn Sơn trong 2 tháng. ồng hành cùng chương trình có anh Barry White – một người bạn của anh Lê ình Tuyển.
Anh Tạ Minh Khôi, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Huyền Lê, cho biết: “Trung tâm dạy lớp này hoàn toàn miễn phí và xem đây là việc hỗ trợ cộng đồng, nhất là bà con làm du lịch ở cồn Sơn. Những buổi đầu, trung tâm cùng bà con học cách giao tiếp cơ bản, sau đó thiết kế lại chương trình phù hợp với từng đối tượng. Chúng tôi kỳ vọng qua lớp học này người dân sẽ giới thiệu được bản thân, những nét cơ bản về sản phẩm của mỗi nhà”. Chị Phan Kim Ngân, thường gọi chị Bảy Muôn, chủ nhà vườn Công Minh, nói: “Tôi dù lớn tuổi rồi nhưng rất háo hức đi học. Bản thân tôi muốn giao tiếp với khách quốc tế để giới thiệu tường tận sản phẩm, tạo sự gần gũi. Tôi cũng mong lớp học sẽ được kéo dài”. Trần Thu Cúc, hướng dẫn viên tại cồn Sơn, cho biết: “Em đến lớp học để hỗ trợ, học cùng các cô chú. Lớp học cũng giúp em rèn luyện thêm. Trước đây em không đủ tự tin, nhưng nhờ trao đổi với thầy Barry White, em cảm thấy trò chuyện tự nhiên hơn nếu gặp du khách quốc tế”. Chương trình còn cung cấp bài tập để giúp bà con tự tin giao tiếp, giới thiệu về ngôi nhà, mảnh vườn, ao cá, bè cá hay sản phẩm, dịch vụ họ làm ra. Người học sẽ có những bài thực tập, bài kiểm tra tại chính ngôi nhà, điểm phục vụ du khách.
Dù nắng hay mưa, bà con vẫn đến lớp đều đặn. Ngoài sách vở, trong những chiếc giỏ của họ còn có rau, trái cây hay những món ăn mộc mạc từ nhà mang đến tặng thầy cô lấy thảo. Sự thân tình làm lớp học thêm gần gũi, hiệu quả, rộn tiếng cười. Sự ham học hỏi của bà con khiến những người tổ chức lớp học ấm lòng. Chị Bảy Muôn bệnh nhưng chưa nghỉ buổi nào, vợ chồng chú Bảy Bon nắn nót từng chữ, hay chị Tô Hoàng Dịch Thủy (thường gọi chị Bé) vừa tất tả vừa đưa đò vừa tranh thủ học. Họ chưa bao giờ ngừng nghỉ việc học, để du lịch cộng đồng cồn Sơn ngày càng phát triển…
Video đang HOT
Lớp học 100% là nữ sinh người dân tộc thiểu số đạt điểm thi khối C cao chót vót
Một lớp học đặc biệt có 100% học sinh là nữ và đều là người dân tộc thiểu số. Vậy nhưng, ở Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, hơn một nửa học sinh trong lớp có điểm thi từ 26 điểm trở lên khối C.
Học để thoát cảnh lấy chồng sớm
Lang Thị Ái My là nữ sinh có điểm cao nhất của lớp 12 C1 - Trường THPT DTNT tỉnh với điểm trung bình là 28,25 điểm. Trong đó, điểm thành phần cũng rất cao với Văn 9, Lịch sử 9,75 và Địa lý là 9,5. Đón nhận kết quả này, My rất mừng bởi số điểm đạt được đã "rộng cửa" cho My vào Học viện Kiểm sát nhân dân - ngôi trường mà My mơ ước từ khi còn học phổ thông.
Điểm số của My hiện cao nhất ở lớp 12C1 và My cũng đồng thời là thủ khoa khối C của Trường THPT DTNT tỉnh. Trong ba môn thi, dù hơi tiếc bởi môn Ngữ văn chỉ được 9 điểm nhưng đây lại là môn thi là My thích thú nhất. Kể về điều này,nữ sinh lớn lên ở bản Kẻ Nóc, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông chia sẻ: Đề văn nghị luận yêu cầu thí sinh bình luận về nhận định "Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai". Đây cũng chính là suy nghĩ, là điều mà em luôn hướng tới để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Từ một cô bé nhút nhát Lang Thị Ái My (bên trái) đã trở thành thủ khoa khối C của trường với điểm thi rất cao. Ảnh: NVCC
3 năm qua, từ khi được xuống học tại Trường THPT DTNT tỉnh, Lang Thị Ái My cũng đã từng bước chinh phục chính bản thân mình. Chính vì thế, từ một cô bé ở vùng sâu, vùng xa, luôn nhút nhát, tự tin, Ái My đã ngày càng tự tin, hòa đồng với bạn bè. Cô bé cũng thừa nhận "do hoàn cảnh của gia đình nên cháu bị tâm lý từ nhỏ" nhưng sau đó được bạn bè, bố mẹ, thầy cô động viên cháu tìm được niềm yêu thích trong học tập. Quan trọng hơn, cháu thấy được niềm vui của bố mẹ khi cháu đạt kết quả cao... Thành tích lớn nhất của Ái My khi đang học THPT chính là giải Ba môn Địa lý tại Kỳ thi Học sinh giỏi tỉnh năm lớp 11.
Nhà My ở xã Mậu Đức, bố mẹ làm nông và nhiều năm nay vẫn chưa thoát khỏi hộ "cận nghèo". Dù rất mong muốn con học tốt nhưng 4 năm đi học nội trú ở huyện và 3 năm đi học nội trú ở tỉnh, bố mẹ không hỗ trợ được nhiều cho My và phần lớn cô bé đều tự lập. Biết được hoàn cảnh của gia đình và nhất là không muốn em đi theo con đường "bỏ học, lấy chồng sớm" như chị gái My tự nhủ phải cố gắng học tập, phải và được đại học.
Động lực lớn nhất của những học sinh người DTTS là học giỏi để vươn lên trong cuộc sống. Ảnh: NVCC
Trong những năm học phổ thông, My luôn là một học sinh chăm chỉ, chuyên cần. Ngoài học trên lớp, thời gian còn lại ở Ký túc My chăm chỉ ôn luyện bài cũ, giải đề. Bí quyết học của My cũng rất đơn giản, đó là với môn Văn thì phải "soạn bài kỹ trước khi lên lớp, đọc kỹ bài, hiểu bài", với môn Sử thì phải "học đến đâu nhớ đến đó theo chuỗi sự kiện". Riêng môn Địa lý là môn em đam mê nhất nên My học rất dễ dàng. Cô bé cũng hơi tiếc bởi nếu không bị tâm lý thì bài Địa lý của My đã có thể được điểm 10 bởi My sai vào một câu khá dễ rơi vào đúng phần kiến thức My đã ôn luyện kỹ càng.
Cùng lớp với My, Lầu Y Vị cũng là thí sinh nổi bật bởi từ năm lớp 11, Vị đã từng đạt học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử. Tại Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, Vị được 26,5 điểm, trong đó Lịch sử 9,5, Địa lý 9 và Ngữ văn 8 điểm. Dù số điểm khá cao nhưng Vị chưa hài lòng với kết quả này bởi em tự tin mình có thể làm tốt hơn.
Lầu Y Vị là một nữ sinh người Mông đa tài và học giỏi của lớp. Ảnh: NVCC
Ở lớp 12C1,Vị là một hạt nhân tích cực trong mọi phong trào bởi Vị học giỏi, hát hay, múa dẻo và tham gia rất nhiều hoạt động bề nổi. Tính cách của Vị khác nhiều với những học trò người Mông, Vị tự nhận mình là một người "hướng ngoại".
Cô bé từ những ngày còn đi học ở Mường Lống (Kỳ Sơn) cũng đã từng ước mơ được về Vinh, được ra Hà Nội học đại học nên quyết tâm theo đuổi việc học dù "bạn bè cháu quanh nhà đều đã bỏ học đi lấy chồng sớm". Hiện, Vị tự tin sẽ trúng tuyển vào Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn, ngành Phương Đông học. Đây cũng là ngành mà Vị tự tin sẽ phát huy được hết khả năng và năng khiếu của mình để sau này có cơ hội được khám phá nhiều miền đất mới lạ.
Lớp học đặc biệt chỉ toàn nữ
Lớp 12C1 - Trường THPT DTNT tỉnh có 35 thành viên và tất cả đều là nữ. Trong số này, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, nhiều em thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo.
Với những lý do trên nên ba năm qua để duy trì sự ổn định sỹ số của lớp cũng là một khó khăn. Ngay đến năm lớp 12, dù đã bước vào năm học cuối cấp nhưng vì khó khăn, khá nhiều nữ sinh đã quyết định chỉ thi để xét tốt nghiệp hoặc dự định không vào đại học. Nhưng, chính các em sau này lại là những thí sinh có điểm thi rất cao như em Lữ Thị Thà ( người dân tộc Thái 27,25 điểm), Lin Thị Tuổi (người Khơ Mú, 26 điểm). Trong lớp còn có rất nhiều bạn khác có điểm thi rất cao dù khối C không phải là khối thi không dễ có điểm 9, điểm 10 như Lê Hà My (28 điểm), Nguyễn Thị Thương (27,25 điểm)...
Tập thể lớp 12 C1 có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số và đều là nữ. Ảnh: NVCC
Nhận được kết quả này, cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hương không giấu được niềm vui bởi trong ba năm qua, cô giáo chính là người hiểu rất rõ từng hoàn cảnh, từng sự cố gắng của học trò. Chị cũng chia sẻ: Khi tôi mới nhận lớp do điểm đầu vào của các cháu không quá cao nên mình cũng hơi lo lắng. Nhiều em trong số này lại lần đầu xa gia đình, đi học xa, tâm lý rụt rè, ít nói nên mình phải thường xuyên gần gũi, động viên các em.
Từ những cô bé còn ngại ngần "xa núi rừng", xuống Vinh được sự chăm sóc của thầy cô, sau ba năm học các em cũng đã trưởng thành. Vì thế, tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2018 - 2019 lớp có 8/8 học sinh dự thi và đều đạt giải - một kỳ tích hiếm có, trong đó có 3 giải Nhì, 2 giải Ba và 3 giải Khuyến Khích. Năm học 2019 - 2020 lớp có 36/36 học sinh đạt học lực loại giỏi.
Riêng tại Kỳ thi Tốt nghiệp THPT năm 2020, tập thể có 32/36 học sinh đạt từ 24 điểm khối C trở lên, có 20 học sinh đạt từ 26 điểm trở lên và có 2 học sinh đạt từ 28 điểm trở lên. Học sinh của lớp có những em như Lang Vi Hà Thương từng được tặng giấy khen "Tuyên dương học sinh, sinh viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức phong cách Hồ Chí Minh" , em Hà Thị Na ngoài đạt giải Nhì Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, em còn đạt Huy chương Vàng cuộc thi biểu diễn Tinh Hoa Lưỡng Nghi Kiếm Pháp (Một trường phái trong bộ môn võ thuật Vovinam, tại Hội thi Hội khỏe phù đổng năm 2020), bộ môn mà em đã theo đuổi từ nhiều năm với niềm đam mê lớn...
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lớp 12C1 ghi dấu ấn với rất nhiều thí sinh có điểm khối C rất cao. Ảnh: NVCC
Thành công của một lớp học đặc biệt cũng đã tiếp sức cho hàng nghìn học sinh là người dân tộc thiểu số khác trong toàn tỉnh.Và với các em, học không chỉ cho bản thân, cho gia đình và còn cho ước mơ được trở về quê hương làm thay đổi bản làng...
Nhiều "học sinh U60" hăng say tham gia học tiếng Anh miễn phí trên sông Hậu Ở Cồn Sơn, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ có lớp học ngoại ngữ miễn phí trên sông. Lớp không phân biệt tuổi tác, giới tính nên học trò tuổi đủ mọi lứa tuổi từ 8 đến 60 tuổi. Lớp học miễn phí tiếng anh trên sông Hậu Lớp học được diễn ra chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần với 30...