Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza

Theo dõi VGT trên

Một lớp học đặc biệt tại khu phố Shujaiya ở thành phố Gaza khiến ai từng có dịp chứng kiến cũng không thể nào quên.

Điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất chính là sự gắn bó đặc biệt giữa cô giáo Heba el-Shurafa và các học trò của mình. Vượt lên trên tình cảm thầy trò thông thường, giữa cô Heba và các em nhỏ còn là sự đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng cảnh ngộ. Cũng như các học trò, cô Heba là người không may mắn mắc hội chứng Down.

Là người sống chung với hội chứng Down, cô giáo trẻ 27 tuổi hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn mà học trò của mình phải đối mặt. Với mọi thiết bị giảng dạy có được, cô Heba tổ chức những lớp học giản đơn nhưng tràn ngập tình yêu thương và sự nhẫn nại. Cô dạy học trò môn toán, môn tiếng Arab, môn giáo dục công dân, cách nhận biết tên mình, thậm chí cả các bộ môn khoa học.

Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza - Hình 1

Cô giáo Heba el-Shurafa và các học trò của mình.

“Tôi vô cùng hạnh phúc. Lớp học này thật thoải mái và tôi yêu các học trò của mình”, cô Heba chia sẻ với một nụ cười rạng rỡ trên môi.

Sự tận tâm của cô Heba với các học trò không chỉ thể hiện trong sự quan tâm chăm sóc hàng ngày, mà còn ở sự kiên nhẫn phi thường của người giáo viên đặc biệt này. Dù mỗi bài học có khi phải giảng đi giảng lại đến hàng chục lần, cô giáo Heba không bao giờ bỏ cuộc cho tới khi mọi học sinh trong lớp đều đã hiểu bài. Đối với cô, phần thưởng vô giá là khi các học sinh đều vượt qua được thử thách của mỗi bài học và chuyển sang bài mới.

Sự động viên và khích lệ là yếu tố chủ đạo trong phương pháp giảng dạy của cô Heba. Trong lớp học của cô, luôn có kẹo bánh và những tràng pháo tay rộn rã để tặng thưởng cho những học trò có nhiều cố gắng. Lớp học của Heba cũng được trang trí ấm cúng và thân thiện với những chùm bóng bay và dây trang trí đủ màu với mong muốn trở thành một nơi mang đến những cảm xúc tích cực cho học trò của mình.

Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza - Hình 2

Kiên trì trong mỗi giờ giảng.

Tình yêu thương của gia đình

Việc Heba đi theo nghiệp sư phạm không phải là điều gây bất ngờ đối với người thân và bạn bè của cô. Từ nhỏ, Heba đã luôn là một cô bé ham học và là một học sinh nổi bật tại trung tâm giáo dục của tổ chức từ thiện có tên Quyền Được Sống hoạt động ở Gaza.

“Heba rất giỏi môn đọc hiểu, viết và đếm số. Cô ấy có thể thuộc lòng các bài thơ và trích dẫn được các nội dung trong kinh Quran”, cô ben Saied, giáo viên từng dìu dắt Heba nhớ lại. Heba cũng có năng khiếu nghệ thuật. Cô bé thường xuyên biểu diễn ca nhạc, ngâm thơ và diễn kịch trên sân khấu của nhà trường.

Nhờ tình yêu thương của gia đình và một môi trường giáo dục đầy sự khích lệ, Heba đã trưởng thành và hoàn toàn hòa nhập vào cộng đồng địa phương.

Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza - Hình 3

Trong gia đình, Heba có cuộc sống hoàn toàn bình thường như mọi người thân khác, và cô cũng là một người năng nổ khi ra ngoài xã hội. “Tôi thích đi thăm hỏi thân thích của mình. Chúng tôi thường vui vầy bên nhau trong các dịp lễ tết. Tôi không bao giờ thấy lạc lõng giữa mọi người, vì ai cũng đều muốn nói chuyện với tôi”, Heba nói.

Mẹ của Heba, bà Nuha Abu-Shaban, vẫn nhớ như in khoảnh khắc nhận được hung tin rằng con gái mình bị mắc hội chứng Down. “Đó là lần đầu tiên tôi biết tới bệnh Down, và khi nghe bác sĩ giải thích, tôi đã khóc như mưa và vô cùng lo lắng về tương lai của con”, bà Nuha nhớ lại.

Nhưng bà Nuha đã cùng con gái đối mặt với nghịch cảnh theo cách tích cực nhất. Bà kiên trì và nhẫn nại giúp con phát triển các kỹ năng nhận thức, giao tiếp và hành vi. “Tôi trân trọng con gái mình như trân trọng một món quà tặng vô giá của Thượng đế”, bà Nuha nói. “Nuôi dạy một đứa trẻ mắc hội chứng Down không bao giờ là dễ dàng, nhưng tôi chưa bao giờ từ bỏ hy vọng”.

Video đang HOT

Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza - Hình 4

Những cô cậu học trò đặc biệt.

Trên hành trình trưởng thành của Heba, những thách thức là vô cùng to lớn và sự tiến triển thì đôi khi khá chậm chạp. Bà Nuha vẫn nhớ những buổi tập viết kéo dài ròng rã nhiều tiếng đồng hồ mà kết quả chỉ là một, hai dòng chữ viết ngắn ngủi.

Nhưng dù những tiến triển đạt được có chậm đến đâu, bà Nuha mong muốn những gia đình khác cũng có con mắc hội chứng Down đừng bao giờ từ bỏ niềm tin vào tương lai của con mình. “Tôi khuyến khích mọi người cha người mẹ đồng cảnh ngộ hãy luôn đồng hành cùng con mình”.

Tổ chức Quyền Được Sống

Thành lập năm 1993, tổ chức Quyền Được Sống có mục đích giúp đỡ trẻ em gặp các vấn đề rối loạn phát triển như hội chứng Down, hội chứng tự kỷ tại Gaza có thể hòa nhập với cộng đồng. Tổ chức Quyền Được Sống đang vận hành trung tâm giáo dục gồm 22 lớp học được thiết kế nhằm đáp ứng các nhu cầu tâm sinh lý đặc biệt của đối tượng trẻ em này.

Các lớp thủ công dạy nghề cũng được tích hợp vào chương trình học, với mong muốn giúp các em có nghề nghiệp và một cuộc sống độc lập sau này. Nhiều em học sinh học cách chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ tre và gỗ, trong khi những học sinh khác hứng thú hơn với việc học thêu thùa và may vá.

Bà Nabil Junied, Giám đốc tổ chức Quyền Được Sống cho biết tại khu vực dải Gaza, số trẻ em mắc hội chứng Down là khoảng 1.500 em. Quyền Được Sống đang giúp đỡ khoảng 900 em trong số này. Có 650 học sinh đang theo học thường xuyên tại trung tâm, trong khi số còn lại được hỗ trợ tại nhà.

Lớp học đặc biệt tại chảo lửa Gaza - Hình 5

Niềm vui sau giờ giảng.

“Chúng tôi trợ giúp các đối tượng trẻ em bị rối loạn phát triển trong độ tuổi từ sơ sinh đến ngoài hai mươi. Các nhóm chuyên gia của chúng tôi phối hợp để giúp các em phát huy tối đa khả năng học tập và phát triển của mình”, bà Junied cho biết.

Những phương pháp trị liệu tâm lý và hành vi tại trung tâm Quyền Được Sống giúp các học sinh phát triển trong nhiều lĩnh vực đời sống, bao gồm cả việc phát triển các kỹ năng giao tiếp hiệu quả.

Bà Maryam Aby Mslam, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ của tổ chức Quyền Được Sống cho biết mỗi đứa trẻ theo học tại trung tâm đều có chương trình học được thiết kế riêng biệt sau khi đã được đánh giá năng lực kỹ lưỡng và cụ thể.

“Hội chứng Down thường đi kèm với những khó khăn trong ngôn ngữ và giao tiếp. Nhiệm vụ của chúng tôi là giúp các em khắc phục được những khó khăn này, dù mỗi trường hợp là rất khác nhau”, bà Abu Mslam cho biết.

Tại trung tâm Quyền Được Sống, mỗi trẻ mắc hội chứng Down là một cá thể riêng biệt, có kỹ năng và khả năng phát triển không giống nhau. Khác với phần lớn bạn bè cùng cảnh ngộ tại trung tâm Quyền Được Sống, cô giáo Heba đã lựa chọn đi theo con đường học thuật và trở thành người mắc hội chứng Down đầu tiên ở dải Gaza trở thành giáo viên.

“Heba đã thành công bởi khởi đầu cô có kỹ năng khá tốt. Nhưng một điều chắc chắn là tình thương yêu của gia đình cũng như sự dìu dắt của trung tâm Quyền Được Sống đã giúp cho Heba đạt được thành công hơn những người khác”, bà Junied nói.

Với thành công của mình, Heba đã trở thành một tấm gương và một nguồn cảm hứng cho những người đồng cảnh ngộ. Từ bài học thành công của Heba, trung tâm Quyền Được Sống đã mở thêm một lớp học đặc biệt với sáu học sinh khác cũng mắc hội chứng Down. Mục tiêu của lớp học này là đào tạo cho cả sáu em trở thành giáo viên giống như Heba.

Phá bỏ các rào cản

Giám đốc Junied cho biết trong quá khứ, định kiến đã khiến cho nhiều gia đình ngần ngại khi nói về những đứa con bị mắc hội chứng Down và thường giữ chúng trong nhà, không cho tới trường. Nhưng nhờ những nỗ lực của trung tâm Quyền Được Sống cũng như những bài học thành công của các cá nhân như cô giáo Heba, định kiến và rào cản tâm lý đang dần được dỡ bỏ và ngày càng có nhiều gia đình tiếp cận tổ chức này để tìm kiếm sự giúp đỡ hơn.

Bên cạnh các chương trình học, tổ chức Quyền Được Sống cũng thường xuyên tổ chức các diễn đàn trao đổi thông tin để nâng cao nhận thức, định hướng cho các gia đình có con em gặp các vấn đề rối loạn phát triển đối mặt với hoàn cảnh theo cách tích cực nhất và giúp con em mình phát triển tốt nhất.

Chiến tranh và phong tỏa

Kể từ năm 2007, dải Gaza hứng chịu sự bao vây phong tỏa hà khắc của Israel. Mọi mặt đời sống của người dân Gaza bị ảnh hưởng nặng nề, và trẻ em mắc hội chứng Down cũng không phải ngoại lệ.

Trung tâm Quyền Được Sống có trụ sở tại khu dân cư Shujaiya đã chịu thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng mà Israel tiến hành vào dải Gaza mùa hè năm 2014. Những vết đạn pháo cho đến ngay hôm nay vẫn còn hằn in trên các bức tường của trung tâm.

Quyền Được Sống cho biết, cuộc phong tỏa của Israel đã khiến tổ chức này không thể tiến hành các kế hoạch mở rộng để tiếp nhận và giúp đỡ thêm các em nhỏ khác. Những khó khăn tài chính do cuộc phong tỏa này đem lại cũng đang đẩy Quyền Được Sống vào tình trạng lao đao. Trung tâm đã buộc phải sa thải 50 nhân sự và đang đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng.

Nhưng những giáo viên như Heba vẫn đang đối mặt với những khó khăn này một cách kiên định và dũng cảm. Cô làm mọi điều có thể để mỗi học trò của mình đều cảm thấy được quan tâm, trân trọng và bảo vệ. “Các học trò biết rằng tôi yêu thương và trân trọng từng em. Tôi hy vọng rằng các em sẽ có được cơ hội sống tự do và hạnh phúc trong chính cộng đồng của mình”, Heba chia sẻ.

Không chỉ dạy kiến thức, cô giáo Heba còn chỉ bảo cho học trò từng trò chơi, cách ứng xử trong cuộc sống.

Minh Châu

Theo ngaynay

Dạy trẻ khuyết tật: Bị trò cắn vào tay, đau đến giàn giụa nước mắt, cô vẫn ôm chặt học sinh

Chạy đến ôm lấy học sinh thì bị cắn thật mạnh vào tay, cô giáo nước mắt giàn giuạ nhưng vẫn cố gắng ghì tay thật chặt và ôm em vào lòng.

Có phương pháp giáo dục không bảng đen, không phấn trắng, không giáo án, không quát mắng, mà thay vào đó là sự nhẫn nại, tình yêu thương với con trẻ và những nỗi niềm cũng rất 'đặc biệt'. Đó là miêu tả về những giáo viên dạy trẻ khuyết tật đang ngày đêm miệt mài cùng hàng triệu em nhỏ tìm ánh sáng của cuộc đời.

Nỗi vất vả thầm lặng

Cô giáo Lưu Quỳnh Trang (Trường nuôi dạy trẻ khiếm thị, khuyết tật - Hải Phòng) đến với nghề dạy trẻ khuyết tật như "cái duyên". Các chị cũng là giáo viên dạy trẻ khuyết tật nên cô Trang thường xuyên có cơ hội được tiếp xúc với những đứa trẻ thiệt thòi.

Nhớ lại kỷ niệm lần đầu đứng lớp, cô Trang kể, có em nhỏ mắc chứng tăng động, giảm tập trung, em liên tục có hành vi la hét, trèo lên bàn, lên cửa sổ và tranh đồ chơi của các bạn cùng lớp.

Dạy trẻ khuyết tật: Bị trò cắn vào tay, đau đến giàn giụa nước mắt, cô vẫn ôm chặt học sinh - Hình 1

Một buổi học hòa nhập cộng đồng của học sinh khiếm thị trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội).

Nhìn thấy vậy, cô giáo trẻ hoảng quá, liền chạy tới ôm lấy để em không đánh các bạn trong lớp. Nhưng bất ngờ, cô bị em đó cắn vào tay, vừa cắn vừa nghiến răng thật mạnh, giãy giụa một cách điên cuồng. Lúc đó, cô Trang vô cùng sốc và sợ. Dù vậy, cô vẫn ghì thật chặt bàn tay mà ôm em vào lòng. Sau đó có lẽ thấy cô giáo nước mắt chảy giàn giụa mà cơn tăng động của em cũng phần nào dịu xuống.

Thế mà cũng gần 15 năm cô Trang theo nghề "điên cùng trẻ". Lớp học đó không bảng đen, không phấn trắng, không giáo án. Tất cả được thay thế bằng tình yêu, sự nhiệt huyết. Lớp học từ 4 đến 6 tuổi, thường được phân công một cô giáo kèm tối đa 10 em nhỏ. Học sinh đông, các cô giáo cứ luôn chân luôn tay cả ngày. Vào thời điểm thiếu giáo viên, gần như cô Trang không có thời gian nghỉ trưa, một mình chăm sóc cho gần 30 em".

Các cô giáo phải tỉ mỉ, nhẹ nhàng dỗ dành các em ăn uống, vệ sinh cá nhân, dạy các em kiềm chế cảm xúc, giải tỏa căng thẳng, thể hiện ý muốn với người đối diện... Tất cả các kỹ năng để giúp học sinh của có thể làm chủ được hành vi. Nhiều em dạy mãi mà vẫn không tiến bộ, mọi hành động vẫn theo bản năng quá lớn. Mệt mỏi là vậy, nhưng đến tiếng thở dài các cô cũng không dám, chỉ biết dành tất cả tình yêu thương tới những đứa trẻ không may mắn.

Nhiều khi nhà cô Trang có việc phải nghỉ dạy vài buổi, nhưng xa các em cô cứ thấy bồn chồn, lo lắng, sợ thiếu mình thì các em chơi với ai. Bởi cô Trang biết, học trò của mình rất nhạy cảm với việc quát mắng, to tiếng, cho nên nhiều cô giáo trẻ chưa quen mà lỡ nói to là mọi công sức dỗ dành đều "đổ sông đổ bể" hết.

Việc cần người, nhưng người 'sợ' việc

Có thâm niên hơn 17 năm công tác trong lĩnh vực nghiên cứu và thỉnh giảng kỹ năng cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật trên cả nước, TS Hoàng Thị Nho, Phó trưởng khoa Khoa Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư Phạm Hà Nội chia sẻ, trẻ khuyết tật có rất nhiều kiểu biểu hiện: trẻ khuyết tật trí tuệ và trẻ tự kỷ; trẻ khiếm thị và trẻ khuyết tật học tập; trẻ khiếm thính và trẻ khuyết tật ngôn ngữ.

Gần gũi với nhiều em nhỏ khuyết tật, TS Nho cho rằng, các em rất cô đơn, không biết bấu víu và hy vọng vào điều gì nếu không có những thầy, cô giáo ân cần, tỉ mỉ dạy các em cách sống, tự chăm sóc bản thân để hòa nhập với xã hội. Do đó, ngành giáo dục đặc biệt nói riêng, các em nhỏ khuyết tật cùng gia đình nói chung luôn cần đến sự giúp đỡ của các cô giáo có kĩ năng chuyên biệt dạy trẻ như vậy.

Sự thật nghề nghiệp là vậy, cộng với số lượng trẻ khuyết tật đang gia tăng, đặc biệt là số trẻ có biểu hiện rối loạn phổ tự kỷ ngày càng cao, khiến TS Nho luôn canh cánh nỗi lo nguồn đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật đang giảm sút và vô cùng ít ỏi.

" Theo một khảo sát của Khoa, sinh viên chọn làm giáo viên giáo dục đặc biệt đều có lý do riêng vì hoàn cảnh, vì gia đình có người khuyến tật...Số lượng sinh viên tự nhiên đăng ký theo học như những ngành khác là rất ít. Nhìn chung số lượng các em chọn theo học ngày càng ít đi".

Giải thích lý do trên, TS Nho cho rằng, với số lượng đào tạo mỗi khóa ra trường trung bình dưới 40 sinh viên, con số không nhiều, nhưng để duy trì là cả một quá trình gian nan. Bởi khi nghe thấy cụm từ dạy trẻ khuyết tật, nhiều người lắc đầu ngao ngán, lương thấp, vất vả, đôi khi cả nguy hiểm... "Nghề như vậy thì ai muốn chọn chứ".

Cùng tâm trạng, cô Phạm Thị Kim Nga, Hiệu trưởng trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu (Hà Nội) chia sẻ, lương của mỗi giáo viên được hưởng trung bình từ 3,5 đến 5 triệu đồng/tháng cùng phụ cấp tùy vào vị trí công việc. Lượng tuy thấp, nhưng "những 'giáo viên đặc biệt như cô Nga luôn phải làm việc gấp 3 - 4 lần các thầy, cô dạy học thông thường.

" Nhiều khi chúng tôi chỉ ước số lượng giáo viên đứng lớp dạy trẻ khiếm thị khoảng 2 cô giáo/30 học sinh, lớp dạy trẻ tăng động 3 cô giáo/30 học sinh thay vì một cô giáo/30 học sinh như hiện nay. Cũng có những thời điểm chúng tôi đáp ứng được mong muốn này, nhưng sau đó chỉ vài tháng, các cô giáo xin nghỉ dần dần với lý do giáo viên hợp đồng lương thấp, việc quá vất vả..., cô Nga nói.

Làm gì để thu hút giáo viên dạy trẻ khuyết tật?

Trao đổi với PGS.TS Phạm Minh Mục, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đặc biệt, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, hiện cả nước chỉ có 2 trường đại học là Sư phạm Hà Nội và Sư phạm TP.HCM; 3 trường Cao đẳng Mẫu giáo Trung ương ở Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM đào tạo giáo viên dạy trẻ khuyết tật bài bản và đủ các kỹ năng.

Nhưng chỉ tiêu tuyển sinh khoa giáo dục đặc biệt của các trường năm nào cũng thuộc diện thấp nhất trong ngành sư phạm, giao động từ 30 đến 50 sinh viên.

Lượng cung không đủ đáp ứng nhu cầu nên các cử nhân giáo dục đặc biệt luôn có việc làm ngay sau khi rời ghế nhà trường. Theo PGS.TS Mục, cả nước hiện có 105 cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho tất cả các trẻ khuyết tật, 14 trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập trong khi số giáo viên có chuyên môn đủ để xử lí các vấn đề trong lớp học của trẻ khuyết tật lại rất ít. Các cơ sở giáo dục này luôn rộng cửa cho các cô giáo dạy trẻ khuyết tật.

Bên cạnh đó, PGS.TS Mục cũng cho biết về thực trạng đang tồn tại, đó là dạy trẻ bình thường khó, dạy trẻ khuyết tật lại càng khó hơn, nhưng giáo viên lại không có biên chế. Vì thế dù thị trường việc làm hấp dẫn đến đâu thì sinh viên muốn theo học cũng e ngại.

" Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên dạy trẻ khuyết tật, đến lúc ngành giáo dục phải thay đổi chính sách ưu tiên trong tuyển dụng; bồi dưỡng chuyên sâu giáo dục đặc biệt cho đội ngũ giáo viên bởi hiện nay trong các trường mầm non, phổ thông đều có trẻ khuyết tật, rối loạn phát triển...", PGS Mục đề xuất.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thườngNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 168 tỷ đồng, nửa tiếng sau tài khoản còn 0 đồng, tòa án tuyên bố: Ngân hàng không cần bồi thường
19:30:48 22/11/2024
Vụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhấtVụ Trường THPT Tô Hiến Thành tuyển sinh "chui": Tình tiết mới nhất
20:13:52 22/11/2024
Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?Kiểm tra cặp của con sau khi đi học về, phụ huynh TP.HCM bàng hoàng phát hiện ra thứ bên trong: Sao lại có thể như thế?
15:33:19 22/11/2024
Thợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cướiThợ trang điểm bật khóc nức nở khi bị gia đình chú rể lục soát vali, yêu cầu cởi đồ để kiểm tra sau khi bị mất 20 triệu đồng trong đám cưới
18:19:26 22/11/2024
Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"
16:45:29 22/11/2024
Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?Khả năng ca hát của Minh Hằng so với Tóc Tiên ra sao?
18:54:00 22/11/2024
MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10MAMA ngày 1: "Bà cả Penthouse" U50 đọ dáng cực gắt với Jang Won Young, Park Bo Gum - Byeon Woo Seok visual 10/10
17:49:47 22/11/2024
Sao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũSao Việt 22/11: Hoa hậu Ý Nhi về nước, Trương Ngọc Ánh hội ngộ chồng cũ
17:07:18 22/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vạch trần sự thật trần trụi về những bữa tiệc của Sean "Diddy" Combs

Vạch trần sự thật trần trụi về những bữa tiệc của Sean "Diddy" Combs

Sao âu mỹ

21:25:19 22/11/2024
Một đoạn video về bữa tiệc của Sean Diddy Combs đã được đăng tải, cho thấy những điều kinh hoàng phía sau những bữa tiệc hạng sang này.
Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Xem ngay sân khấu đầu tiên của siêu hit APT.: Rosé và Bruno Mars "quẩy" cực vui nhưng 1 điểm gây hụt hẫng!

Nhạc quốc tế

21:20:33 22/11/2024
Không một ai ngờ, sân khấu APT. đã được quay trước rồi phát sóng tại MAMA. Rosé và Bruno Mars không trình diễn như dự tính.
Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham kêu gọi trừng phạt ICC sau lệnh bắt Thủ tướng Israel

Uncat

21:16:32 22/11/2024
Động thái này được đưa ra sau khi ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với cáo buộc tội ác chống lại loài người liên quan đến cuộc xung đột ở Gaza.
Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Bức ảnh chụp lúc 5h sáng cho thấy 1 sự thật về ngôi sao hạng S của Vbiz

Nhạc việt

21:14:44 22/11/2024
Hiếm có sự kiện nào quy tụ được dàn sao nam đình đám hàng top hiện nay như Sơn Tùng, SOOBIN, HIEUTHUHAI, Dương Domic... nên các FC đang dùng hết sức mạnh để ủng hộ cho thần tượng.
Nhật Bản: Số ca mắc mới COVID-19 hằng tuần tăng lần đầu tiên trong 3 tháng

Nhật Bản: Số ca mắc mới COVID-19 hằng tuần tăng lần đầu tiên trong 3 tháng

Thế giới

21:10:08 22/11/2024
Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Akihiro Sato, người đứng đầu Phòng khám nội khoa Karada, cho biết số bệnh nhân có triệu chứng sốt cao và ho đang gia tăng trong thời gian gần đây.
Sao Việt 22/11: NSND Công Lý sắp trở lại màn ảnh nhỏ

Sao Việt 22/11: NSND Công Lý sắp trở lại màn ảnh nhỏ

Sao việt

20:49:03 22/11/2024
Minh Tiệp chia sẻ ảnh hậu trường cho thấy NSND Công Lý sắp trở lại trong một bộ phim mới. NSND Công Lý mỉm cười rạng rỡ chụp ảnh cùng đồng nghiệp.
Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?

Nóng nhất MXH: Từ Hy Viên và chồng Hàn Quốc đã ly hôn?

Sao châu á

20:45:54 22/11/2024
Ngày 22/11, theo tờ Sohu, thông tin đang gây dậy sóng MXH Weibo hiện tại là về hôn nhân của vợ chồng Từ Hy Viên và Koo Jun Yup (DJ Koo).
Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Du khách Tây gãy chân nhưng vẫn quyết chinh phục Hà Giang: Cách làm thông minh khiến dân mạng phải bật cười

Netizen

20:11:23 22/11/2024
Có lẽ, Hà Giang là địa điểm quá hấp dẫn với du khách nước ngoài về mọi mặt, từ phong cảnh hùng vĩ, người dân thân thiện cho đến các trải nghiệm vô cùng độc đáo về văn hoá, ẩm thực
Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Chủ tịch Hội nông dân xã mất tích bí ẩn

Tin nổi bật

20:10:59 22/11/2024
Ông L.B.P., Chủ tịch Hội nông dân xã Xá Lượng, huyện Tương Dương (Nghệ An) được cho đã mất tích từ chiều ngày 20/11 đến nay.
Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Dẫn lưu não thất - ổ bụng điều trị não úng thủy cho bệnh nhi sinh non

Sức khỏe

20:10:31 22/11/2024
Đến ngày 1/8/2024 (4 ngày sau khi sinh), qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện trẻ có tình trạng giãn não thất 2 bên. Tuy nhiên, giai đoạn này trẻ chưa được can thiệp giãn não thất do tình trạng sức khỏe chưa cho phép.
Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Vờ hỏi đường, thanh niên cướp tài sản của cô gái ở Hà Nội

Pháp luật

20:01:48 22/11/2024
Cần tiền tiêu, Mai Văn Quang mang theo dao nhọn, loanh quanh ở khu vực cầu đi bộ ở Hà Nội, tìm người dân sơ hở để cướp tài sản.