Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi

Theo dõi VGT trên

Suốt 25 năm qua đều đặn mỗi ngày bà Nguyễn Thị Côi đều đứng lớp dạy chữ cho những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, khuyết tật, lang thang cơ nhỡ và không lấy dù chỉ là một đồng học phí.

Lớp học 0 đồng dành cho trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ của bà giáo già

Suốt phần tư thế kỷ qua, cứ đều đặn mỗi sáng bà Nguyễn Thị Côi (78 tuổi) tất bật lo công việc ở nhà rồi lại đến lớp học linh hoạt tại ngõ 521 Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Bà Côi đến đây để dạy chữ cho những đứa trẻ thiểu năng trí tuệ, khuyết tật hay trẻ lang thang cơ nhỡ. Được cầm phấn đứng trên bục giảng giúp bà Côi quên đi cái tuổi già, cái mệt nhọc của tuổi xế chiều.

Bước vào phòng, một vài em học sinh đến sớm đang ngồi sẵn ở bàn ghế với đủ kiểu hiếu động khác nhau. Thấy người vào có em cười hềnh hệch tỏ vẻ thích chí kèm theo những cái chỉ trỏ, có em thì ngồi nép vào tận góc tường với vẻ e ngại, nhưng cũng có em thì vô tư trêu đùa bạn cùng lớp. Lớp học linh hoạt đặc biệt ấy có 25 học sinh khuyết tật, em ít tuổi nhất mới lên 7 còn người nhiều tuổi nhất năm nay cũng đã ngoài 30.

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 1

Suốt 25 năm qua bà Côi miệt mài đứng lớp dạy những đứa trẻ bị khuyết tật, thiểu năng trí tuệ.

Kể về cơ duyên dạy trẻ miễn phí, bà Côi cho biết vào năm 1994 khi đang làm hiệu trưởng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), quận có chủ trương về việc giúp đỡ các trẻ em lang thang cơ nhỡ, khuyết tật để đảm bảo quyền được học hành và tránh xa các tệ nạn xã hội.

“Cách đây 25 năm tôi được biết UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Chủ trương của quận mong muốn các em có quyền học tập không đi lang thang để rồi dính vào tệ nạn xã hội. Vì tình thương yêu các em cũng như khi đó không có ai tham gia nên tôi đã xung phong đứng ra nhận lớp”, bà Côi kể.

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 2

Được đứng lớp dạy các em bà côi rất vui.

Sau đó bà giáo Côi đến từng nhà, từng phòng trọ vận động phụ huynh cho con em đi học. Đối với những em sống một mình trên thành phố, cô phải thông qua các nhà chủ trọ thuyết phục, nhờ cậy chỉ mong giúp các em có quyền được học tập vào buổi tối sau thời gian ban ngày đi làm. Những em lang thang cơ nhỡ, mỗi buổi tối sẽ bắt đầu học vào giờ muộn sau khi chúng đi làm về, tắm giặt và ăn uống.

Phòng học lúc bấy giờ diễn ra tại chính căn trọ của những đứa trẻ rong ruổi đường phố. Ở đó không có bàn, không có ghế, chỉ lấy cái hộp đánh giày kê làm bàn. Trời mùa hè nóng nực với một căn phòng ngột ngạt nhưng không có lấy một chiếc quạt, nên mỗi khi lên lớp là cả cô và trò đều mướt mát mồ hôi vì nóng nực. Tuy nhiên, vì lòng yêu thương học sinh nên cô giáo Côi vẫn kiên trì bám trụ, dạy các em từng con chữ.

Lớp học có thành phần học sinh đa số là các em thiểu năng trí tuệ. Chính vì vậy việc dạy học cho các em vô cùng vất vả, phức tạp và đòi hỏi người dạy phải có lòng kiên trì, nhẫn nại. Bà vui khi nhìn thấy sự phát triển của những đứa trẻ mang trên mình những khiếm khuyết riêng. Coi các em như con em ruột thịt nhà mình mới dạy được, chứ không thể dạy như ở lớp học bình thường.

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 3

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 4

Bà Côi đến tận bàn chỉ bảo từng học trò.

“Tôi luôn tâm niệm rằng cứ kiên trì và mỗi ngày luôn cố gắng một chút để chỉ dạy cho các em. Phương pháp dạy đi dạy lại kiểu gì cũng giúp các em nhớ mặt chữ. Các em đa phần mắc khiếm khuyết về não nên tôi phải kiên nhẫn, mỗi em là một giáo án riêng. Các em tiếp thu được đến đâu thì dạy đến đấy. Có những em học tới 4, 5 tháng nhưng vẫn chưa thuộc được một chữ cái nên tôi phải rèn, dạy các em học hàng ngày, khi nào thuộc mới sang chữ khác”, bà Côi tâm sự.

Trong quá trình học, những năm qua bà giáo già này gặp không ít tình huống khó xử. Nhưng với kinh nghiệm nghề nghiệp, cô đều biết cách xử lý. Ví dụ như có những hôm thời tiết nóng bức đến 40 độ C, các em bị căng thẳng đầu óc, có em thì lên cơn tăng động rồi nói linh tinh thì cô cũng phải thông cảm. Có em còn bị ngất, cô giáo phải bình tĩnh giải quyết bằng cách bấm huyệt cho tỉnh lại. Rồi những lần có em lên cơn động kinh, chính bà giáo Côi sẽ là người sơ cứu để giúp em đó tỉnh lại; hay thậm chí còn gặp những trường hợp phải mang qua viện, bà phải nhờ đến người dân sống xung quanh.

Đặc biệt, cô Côi không bao giờ mắng mỏ, nhiếc móc các em mà phải nịnh bằng việc ra mua quà bánh, kẹo ngọt, nước giải khát cho các em ăn uống để giải tỏa tâm lý. Sau 9 năm theo dự án của quận Hai Bà Trưng, bà Côi giờ cũng đã nghỉ hưu. Khi kết thúc chương trình, tưởng rằng bà sẽ thấy vui vì những gì mình đã làm. Nhưng không, bà lại thấy day dứt.

Bà cho rằng cần phải dạy được nhiều đứa trẻ hơn. Vì thế, sau chủ trương của quận, bà đã tự mở lớp dạy miễn phí cho các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ lang thang cơ nhỡ, trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật bẩm sinh và trẻ thiểu năng trí tuệ.

“Tôi nguyện dành nốt phần đời còn lại để dạy dỗ các em”

Thời gian lên lớp của cả cô và trò đều linh hoạt đúng như tên gọi của lớp học đặc biệt này. Buổi sáng từ 8 giờ rưỡi đến 9 giờ cô giáo sẽ lên lớp, học trò có thể lác đác đến trước hoặc đúng giờ đó. Tới khoảng 10 giờ rưỡi đến 11 giờ thì cô giáo sẽ cho lớp nghỉ. Theo bà Côi, đến lớp thì các em phải được vừa học vừa chơi chứ không thể ép các em phải học suốt. Các em bị thiểu năng về trí tuệ nên vừa dạy vừa phải dỗ, cô giáo hiểu học sinh của mình thì học trò mới chịu nghe lời.

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 5

Với bà Côi mỗi trẻ nhỏ là một giáo án riêng, không em nào giống em nào.

Trong suốt 25 năm qua, cô giáo già vẫn miệt mài gắn bó dạy con chữ cho lớp học bán báo, đánh giày rồi đến lớp học linh hoạt này mà không thu một đồng phí nào. Không chỉ vậy, cô Côi còn giúp đỡ các em học sinh về vật chất như xin quần áo cho các em, mua đồ dùng học tập và bánh kẹo cho các em. Nhiều em học sinh ốm, cô đến thăm và mua hoa quả động viên.

“Ngày đi dạy học sinh bán báo và đánh giày, có những hôm nắng mưa hay trời rét quá, các em không đi bán báo, sách vở hay đánh giày được nên không có tiền ăn, tôi thường mua thức ăn và lo cho các cháu ăn uống tối hôm đó. Nếu em nào đi làm mà không được, tôi lại mua sách vở để ủng hộ các em chi tiêu. Ngoài ra, tôi cũng đi xin quần áo để các em được ăn mặc ấm khi mùa đông đến”, cô Côi chia sẻ.

Về phía gia đình, chồng và các con của cô Côi đều rất ủng hộ việc làm thiện nguyện và ý nghĩa của bà. Mỗi ngày lên lớp với học trò cùng bao cung bậc cảm xúc, yêu thương, cảm thông với từng em khiến cho cô Côi thêm phần vui vẻ, cuộc sống thêm nhiều ý nghĩa hơn so với việc chỉ ngồi ở nhà một chỗ vui hưởng tuổi già.

Lớp học đặc biệt suốt 25 năm không lấy một đồng học phí dành cho trẻ khuyết tật của nữ giáo viên 78 tuổi - Hình 6

Niềm vui lớn nhất của cô Côi đó là nhìn thấy những đứa trẻ mình dạy dỗ nên người.

Chia sẻ về kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, cô Côi cười và nói, món quà vật chất gần như không có nhưng 25 năm qua, cô nhận được rất nhiều món quà tinh thần, những lời chúc và tình cảm của nhiều thế hệ học sinh dành tặng.

Vui nhất với bà đó là nhiều lớp học sinh trưởng thành, có các em đã lớn khôn và có công việc ổn định vẫn về thăm. Thấy các em trưởng thành, có cuộc sống khá giả nhưng vẫn không quên cô giáo ngày xưa đã dạy bảo mình, cô Côi như được trẻ lại và ấm lòng thêm. Có hai em học sinh mà nữ giáo viên này dạy dỗ suốt ba cấp học, sau khi hoàn thành cấp ba, cô đã liên hệ với trung tâm GDTX để cho các em đi học vì các em đã xuất sắc đỗ đại học.

Còn những em khác không đủ điều kiện để học tiếp đã chọn học hết phổ thông rồi về nhà mở cửa hiệu sơn sửa hoặc buôn bán nhỏ cũng kiếm được thu nhập từ chính sức lao động.

Mặc dù đã sang tuổi 78, dạy các lớp học xã hội miễn phí gần 25 năm nhưng bà Côi vẫn muốn cống hiến và không ngừng suy nghĩ về những đứa trẻ. Đến hiện tại, gia đình không cho cô đi xe đến trường vì sợ cô có tuổi, đi lại không may xảy ra chuyện nên cô đã chọn đi xe ôm theo tháng và vẫn đến lớp học đều đặn không một đồng công.

“Tôi nguyện dành nốt phần cuộc đời còn lại của mình để tiếp tục dạy dỗ các em học sinh tại lớp học linh hoạt này. Ở tuổi này, tôi vẫn thường xuyên tập luyện để rèn sức khỏe, dẻo dai. Tiếp xúc với học trò để giúp các em trở thành những con người có ích cho xã hội, không phải là gánh nặng của gia đình, xã hội. Đó cũng là tâm niệm cả cuộc đời tôi”, cô Côi tâm sự thêm.

Khi được hỏi về lớp học này, bà Đặng Thị Kim Hoa cùng trú tại ngõ 521 Trương Định chia sẻ, bà con khu phố vô cùng cảm phục tinh thần lạc quan và tình yêu thương học trò của cô giáo Côi.

“Bà gần 80 tuổi nhưng vẫn nặng lòng với học trò bị thiệt thòi, đem con chữ đến với các cháu. Ở lớp học linh hoạt, cô giáo Côi luôn quan tâm từng học trò và đặc biệt cô không lấy bất cứ một đồng tiền học phí nào. Chỉ mong cô có nhiều sức khỏe để dạy chữ cho các cháu ở đây. Chúng tôi rất nể phục bà ấy về sự kiên trì, tình yêu đối với những đứa trẻ khuyết tật”, bà Hoa bày tỏ.

Theo saostar

"Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng"

"Có những buổi học, tôi đang dạy thì bỗng một học sinh la hét, mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh. Nhìn thấy như vậy, các bạn khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn.

Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này".

Đó là chia sẻ của cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi, giáo viên tình nguyện phụ trách dạy học miễn phí cho trẻ em khuyết tật, mồ côi cha mẹ, trẻ lang thang cơ nhỡ giữa lòng thủ đô.

Cô giáo Nguyễn Thị Côi, 78 tuổi dạy học miễn phí cho trẻ khuyết tật, mồ côi suốt 26 năm qua

26 năm đi tìm con chữ cho trẻ khuyết tật, mồ côi

Một buổi sáng trời thu Hà Nội, nắng trải vàng trên khắp những con đường, chúng tôi có mặt tại nhà văn hóa khu dân cư 2, phường Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng - Hình 1

Bước vào lớp học rộng chừng gần 20m2, một tấm bảng đen to và hơn chục bộ bàn ghế đủ kiểu dáng, được gom nhặt lại, kê ngay ngắn thành hai dãy bàn. 24 em học sinh đồng loạt đứng dậy chào to: "Chúng em chào anh ạ!". Thoạt nhìn, không ai nghĩ đây là lớp học dành cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Đó chính là lớp học Hy vọng do cô giáo Nguyễn Thị Côi đảm nhiệm. Dù năm nay cô 78 tuổi, mắt đã mờ, chân chậm, tay run nhưng hàng ngày cô vẫn cần mẫn lên lớp không quản ngại nắng mưa, gió rét để làm bà, làm mẹ và làm cô giáo cho 24 đứa trẻ có hoàn cảnh éo le đến quặn lòng.

Cô Côi nhớ lại: "Bắt đầu từ năm 1994, khi đang là Hiệu trưởng Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, tôi được biết UBND quận Hai Bà Trưng tìm giáo viên để mở lớp dành cho trẻ lang thang, cơ nhỡ và trẻ em nghèo. Nhận thấy đây là một việc làm hết sức ý nghĩa, cho nên tôi đã xung phong nhận lớp".

Sau khi nhận lớp, cô Côi đến từng tổ dân phố, từng xóm trọ lao động ven đê sông Hồng để vận động phụ huynh cho con đến lớp. Khi ấy nhiều gia đình còn xua đuổi, nhất quyết không chịu cho con đến lớp học chữ xóa mù, vì nhiệm vụ của những đứa trẻ đó buộc phải ở nhà kiếm tiền, làm lao động chính trong gia đình.

Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng - Hình 2

Nhưng cô Côi vẫn kiên trì, hàng ngày đều mang sách vở đến để vừa dạy, vừa thuyết phục gia đình cho các em ra lớp tập trung.

Thấm thoát vậy mà đã được gần nửa đời người, cô Côi cười: "Không biết là cái duyên hay cái nghiệp, tên tôi đã mặc định sẵn gắn liền với việc dạy chữ cho trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật. Có những học sinh giờ đây đã có nghề nghiệp ổn định, có người học lên tới đại học, đó là điều hạnh phúc nhất của một bà giáo già như tôi".

Không chỉ dạy học cho các em là trẻ lang thang cơ nhỡ, cô Côi còn vận động phụ huynh có con bị thiểu năng trí tuệ cho các em đến học miễn phí tại lớp của mình.

"Tôi muốn trao cho các cháu một cơ hội được hòa nhập cộng đồng, được học tập và được kết bạn", cô Côi tâm sự.

Khi tuyển đối tượng học sinh mới vào lớp cũng là lúc cô giáo Côi phải đối mặt với sự vất vả hơn. "Có những buổi học, tôi đang dạy các em đánh vần thì bỗng một học sinh la hét, do bị mất kiểm soát hành vi và đập phá mọi thứ xung quanh.

Nhìn thấy như vậy, các em khác gào theo, em lại cười ầm lên, tất cả đều căng như dây đàn. Cảnh tượng thế không phải là hiếm ở lớp học Hy Vọng này, tuần nào cũng có vài ba buổi học như vậy".

"Mới đầu tiếp xúc, tôi sợ lắm, luống cuống không biết xử lý ra sao. Nhưng dần dần tôi đã tìm đọc thêm nhiều sách để biết các xoa dịu cơn đau của những đứa trẻ bị khuyết tật, nhiễm chất độc da cam/dioxin.

Những lúc như vậy tuyệt đối không được quát tháo, to tiếng, người giáo viên phải bình tĩnh, ôm học trò vào lòng, từ từ dỗ dành, nịnh cho ăn kẹo, cho đi chơi... bằng cả tình yêu thương của người bà, người mẹ rồi các em sẽ bình tĩnh lại", cô Côi chia sẻ.

Dạy trẻ đến hơi thở cuối cùng

Lớp học Hy Vọng của cô giáo Côi không có tiếng trống trường thúc giục vội vã, không có sự ồn ào, náo nhiệt, mà ấm cúng, gần gũi bởi tình thương vô bờ bến của cô giáo dành cho những đứa trẻ có số phận kém may mắn.

Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng - Hình 3

Chung một phòng học nhưng mỗi em học một chương trình, em học sách lớp 1, em học sách lớp 3, em lại học sách lớp 5; một lớp học 5 trình độ. Có lẽ điểm chung nhất giữa các em là hoàn cảnh, trò đùa trớ trêu của số phận. Những học trò đều là những em khuyết tật, bị tự kỷ, thiểu năng trí tuệ, bị ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin...

Các em ngay từ nhỏ đã phải lăn lộn với cuộc mưu sinh, thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm, dạy bảo từ bố mẹ nên tính cách và tâm hồn dường như cũng trở nên chai sạn với cuộc đời, chẳng còn ngại ngừng gì với những người lạ.

"Nhưng cái khó nhất khi dạy trẻ thiểu năng là các em hầu như không có trí nhớ. Muốn giảng cho các em hiểu, phải giảng nhiều lần.

Mỗi khi các em làm bài, tôi phải chụp các công thức toán học và bảng cửu chương để từ những kiến thức sẵn có đó, học trò có thể vận dụng vào từng bài toán cụ thể. Vất vả là thế, ấy nhưng chưa ngày nào dám nghỉ dạy; chỉ lo mình không lên lớp, các em sẽ lười học ngay", bà giáo già tâm sự.

Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng - Hình 4

"Chị cả" của lớp năm nay đã ngoài 30 tuổi, khuôn mặt ngờ nghệch, đôi mắt vô hồn đờ đẫn, cùng là người theo học lớp này lâu nhất.

Suốt 7 năm qua, "chị cả" Lê chăm chỉ đi học, giờ chị đã biết viết, biết tính và học đến chương trình sách lớp 3. Chị Lê cười: "Ở lớp vui lắm, cô giáo Côi không quát mắng bao giờ, được cho kẹo mỗi ngày. Nhờ cô mà Lê biết viết chữ đẹp, biết đọc thông tin trên tờ rơi đấy..."

Nhìn đứa học trò ngờ nghệch của mình, cô Côi bùi ngùi nhớ lại: "Không riêng gì Lê, lần đầu tiên, sau khoảng 3 tháng dạy cho trẻ em lang thang cơ nhỡ thì một hôm có em Hiền chạy về bảo: Cô ơi, con đọc được chữ ở mấy tấm biển ngoài kia rồi.

Hạnh phúc quá, vui mừng quá, thế là hai cô trò ôm nhau khóc, chắc Hiền cũng không hiểu vì sao tôi khóc, nó là đứa học trò mồ côi đầu tiên biết chữ trong lớp này".

Nhìn vào ánh mắt rơm rớm, ngân ngấn lệ của cô Côi, tôi chợt hiểu rằng, với cô đó là niềm động viên, an ủi lớn nhất cho những tháng ngày vất vả đã qua.

Tôi nguyện dạy trẻ khuyết tật đến hơi thở cuối cùng - Hình 5

Ở cái tuổi mà người ta sum vầy bên con cháu để an hưởng tuổi già, cô Côi vẫn ngày ngày tận tụy đến với lớp học Hy Vọng.

Cô cười hiền: "Các em đã thiệt thòi quá rồi. Giúp cho những đứa trẻ biết được chữ cái, con số cũng là để cho các con bớt đi phần nào thiệt thòi trong cuộc sống.

Tôi làm mọi thứ vì các con và không mong đợi điều gì ngoài việc các con khỏe mạnh và ngoan ngoãn. Đến đây tôi tìm thấy được những niềm vui, rèn luyện được sức khỏe, tránh được bệnh tật".

Chia sẻ niềm vui cùng cô giáo Côi, cuối tháng 9/2019 vừa qua, cô đã được vinh danh phụ nữ tiêu biểu Thủ đô vì những đóng góp thầm lặng, miệt mài suốt 26 năm qua.

Cô Côi khiêm tốn: "Tôi chỉ là trong ít các giáo viên được vinh danh, tuy chưa đóng góp được nhiều cho xã hội, nhưng đây cũng sẽ là động lực để tôi gắng sức hơn nữa vì những học trò khuyết tật của mình.

Mong sao cho có sức khỏe để dạy học đến 90, 100 tuổi; cho các em có chỗ dựa, có một nơi đi về và quan trọng hơn là cho chúng được hy vọng vào ngày mai tương sáng hơn như chính cái tên tôi đặt- Lớp học Hy vọng".

"Giáo viên nào cũng mong học trò mình thành đạt, nên người có ích cho xã hội. Nhưng riêng tôi, tôi chỉ mong các trò của mình có thể đọc thông, viết thạo, ý thức được hành vi của mình mà hòa nhập cộng đồng", cô Côi tâm sự.

Hà Cường

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Clip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà NộiClip nghi phạm đốt quán hát khiến 11 người chết ở Hà Nội
07:05:15 19/12/2024
Xoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xaoXoài Non tung ảnh tình tứ bên Gil Lê, netizen "zoom cận" 1 chi tiết thân mật gây xôn xao
06:54:34 19/12/2024
Nữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếngNữ Đại tá là NSND từ chối nhận túi 100 triệu của Hồ Quỳnh Hương, xe ô tô của một nữ ca sĩ nổi tiếng
06:34:36 19/12/2024
Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!Nóng: Diệp Lâm Anh và chồng cũ bị bắt cận cảnh tái hợp sượng trân, nhưng biểu cảm của 2 người đẹp bên cạnh mới là thú vị!
06:49:39 19/12/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?Chuyện gì đang xảy ra với Phương Oanh?
06:59:08 19/12/2024
Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'Sao Việt 19/12: Phan Hiển nịnh bà xã Khánh Thi, Gil Lê ôm hôn 'tình tin đồn'
07:24:43 19/12/2024
Đây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim AnhĐây là sao nam Vbiz nắm giữ bí mật "chấn động" của Nhật Kim Anh
07:23:23 19/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Những trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới

Những trải nghiệm tuyệt vời ở Trà Quế - làng du lịch tốt nhất thế giới

Du lịch

08:21:13 19/12/2024
Cách trung tâm Hội An chỉ 3km, làng rau Trà Quế nằm bên dòng sông Cổ Cò yên ả, đến đây du khách có nhiều trải nghiệm phải thử ở làng du lịch tốt nhất thế giới .
Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

Chữa bệnh táo bón bằng lá lộc mại, người phụ nữ suy gan, suy thận

Sức khỏe

08:20:19 19/12/2024
Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, đi ngoài phân lỏng, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, buồn nôn, người yếu mệt, đi tiểu ra máu.
Làn Sóng Xanh 2024: Sơn Tùng M-TP đối đầu dàn nghệ sĩ từ 2 show 'Anh trai'

Làn Sóng Xanh 2024: Sơn Tùng M-TP đối đầu dàn nghệ sĩ từ 2 show 'Anh trai'

Nhạc việt

08:18:02 19/12/2024
Trong các đề cử của giải thưởng Làn Sóng Xanh 2024, Sơn Tùng M-TP và dàn nghệ sĩ đến từ show Anh trai vượt ngàn chông gai và Anh trai say hi chiếm vị trí áp đảo.
Về hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mình

Về hưu, mẹ vợ liền chuyển đến sống với vợ chồng tôi, đêm đầu tiên bà đưa cho chiếc túi gấm đỏ, bên trong chứa một thứ khiến tôi giật mình

Góc tâm tình

08:15:02 19/12/2024
Sống tốt thì chắc chắn hậu vận tốt đẹp. Túi đỏ là phần thưởng xứng đáng cho người con có hiếu. Bố vợ tôi mất sớm, còn mẹ vợ thì sống với vợ chồng anh trai.
Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao Hàn 19/12: Nam chính 'Khi điện thoại đổ chuông' phát ngôn coi thường phụ nữ

Sao châu á

08:15:00 19/12/2024
IU thắng kiện vụ đạo nhạc, được bồi thường 30 triệu won; nam chính phim Khi điện thoại đổ chuông Yoo Yeon Seok từng phát ngôn gây tranh cãi về phụ nữ.
Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Hoa hậu Việt ồ ạt đi thi quốc tế, mấy người giành vương miện?

Sao việt

08:10:29 19/12/2024
2024 được xem là năm thăng trầm của những đại diện Việt Nam tại cuộc thi sắc đẹp quốc tế, có người đạt thành tích cao nhưng nhiều người lại ra về trong lặng lẽ.
Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Lý do quán 'Hát cho nhau nghe' bị phóng hỏa khiến 11 người tử vong ở Hà Nội

Pháp luật

07:27:43 19/12/2024
Tại cơ quan Công an, đối tượng châm lửa đốt quán Hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm) cho biết, bản thân có mâu thuẫn với nhân viên quán.
Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Tổng thống Hàn Quốc không trình diện để cung cấp lời khai

Thế giới

07:19:53 19/12/2024
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hôm nay đã không trình diện trước cơ quan điều tra để cung cấp lời khai liên quan vụ ban bố thiết quân luật.
Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Không thời gian - Tập 14: Đại gặp rắc rối

Phim việt

07:13:25 19/12/2024
Về đơn vị mới, mặc dù cố gắng tiếp cận công việc nhanh nhất, nhưng với tính chất công việc thay đổi khiến Đại gặp rắc rối.
Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Quả trứng 'siêu quý hiếm' được bán với giá 6 triệu đồng

Lạ vui

06:52:00 19/12/2024
Quả trứng hình cầu siêu hiếm tỷ quả có một được một người đàn ông quyên góp cho tổ chức từ thiện đã được bán với giá 200 bảng Anh (hơn 6 triệu đồng)
Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim Hàn kịch tính tột độ được khán giả Việt khen nức nở: Dàn cast đỉnh cao, xem mà tim đập thình thịch "7749" hướng

Phim châu á

06:08:06 19/12/2024
Gia Đình Hoàn Hảo sở hữu một kịch bản hay xuất sắc và cực kỳ nặng đô cùng dàn cast đỉnh cao, được giới chuyên môn chấm điểm tuyệt đối.