Lớp học đặc biệt của Thiếu tá mang quân hàm xanh ở Khánh Hòa
Gần 15 năm qua, người dân ở phường Vĩnh Phước (TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) đã quen với hình ảnh thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng (Đồn Biên phòng Cầu Bóng, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Khánh Hòa) hang đêm miệt mài dạy chữ cho tre em có hoàn cảnh khó khăn. Từ đây, nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã đổi thay…
ảnh minh họa
Lớp học xóa mù chữ của thiếu tá Tưởng được hình thành từ năm 2004 khi anh về Đồn Biên phòng Cầu Bóng công tác và được giao nhiệm vụ phụ trách địa bàn phường Vĩnh Phước. Lớp học là nhà văn hóa tổ dân phố Trường Phúc 19.
Đúng 19h30, cả khu phố đã chìm vào yên lặng, khác hẳn với sự nhộn nhịp vào ban ngày. Không tiếng ti vi, không tiếng nhạc và không tiếng người, tiếng xe qua lại. Có lẽ, người dân ở đây đã dành tặng cho thầy, trò anh Tưởng sự im lặng đáng quý ấy để thầy, trò tập trung vào việc dạy và học.
Trò chuyện với chúng tôi, thiếu tá Tưởng cho biết: “Hầu hết các em đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn. Nhiều em bố mẹ đi tù do vi phạm pháp luật, bố mẹ bỏ nhau hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Từ nhỏ, các em đã phải phụ giúp gia đình kiếm sống bằng việc bưng bê ở các nhà hàng, bán vé số dạo, làm việc ở quán bi da… Hơn nữa, địa bàn phường Vĩnh Phước vốn nổi cộm về mất trật tự an toàn xã hội nên các em rất dễ sa ngã. Mong muốn các em biết được con chữ để học điều hay, lẽ phải, sống có ích cho xã hội nên tôi đã đề xuất ý kiến với chỉ huy đồn và chính quyền địa phương cho mở lớp học”.
Thời gian đầu, thiếu tá Tưởng trực tiếp cùng với chính quyền, đoàn thể địa phương đến từng gia đình vận động cho các em đi học. Người đóng góp sách cũ, người cho tập vở mới… làm đồ dùng học tập cho các em.
Do đã quen với cuộc sống tự do nên khi vào lớp, các em khá bướng bỉnh và khó bảo. Không những thế, độ tuổi của các em không đồng đều nên các em lớn tuổi thường tỏ ra ái ngại khi ngồi chung lớp với các em nhỏ. Vậy là người thầy mang quân hàm xanh này phải nói chuyện, động viên từng em và đôi khi phải rất nghiêm khắc. Cùng với đó, anh còn phải có giáo án riêng cho từng em và kiên trì từng bước chỉ bảo các em.
Gần 15 năm làm “nghề tay trái”, thiếu tá Tưởng vẫn còn nhớ như in cậu học trò Nguyễn Văn Tân (ngụ tổ dân phố Trường Phúc 19). Theo đó, gia đình Tân rất khó khăn, bố mẹ làm nghề tự do, nhà đông anh em nên Tân không được đi học. Khi anh đến vận động Tân đi học, em không đi và còn nói xấu anh. Anh kiên trì đến nhà vận động và thông qua bạn bè của Tân ở lớp, sau khoảng 3 tháng thì Tân đến lớp xin học.
“Mới đầu, Tân còn ngượng ngùng và khó hòa đồng với thầy, với bạn. Tôi và các em trong lớp thường xuyên gần gũi, động viên Tân nên sau một thời gian, em đã ngoan hơn và chăm chỉ học hành. Nay Tân đã 22 tuổi, theo tàu đánh cá lênh đênh trên biển nhưng mỗi khi rảnh rỗi, Tân vẫn gọi điện hỏi thăm sức khỏe của tôi, tình hình lớp học, có khi còn mời tôi đi uống cà phê tâm sự”, thiếu tá Tưởng bộc bạch.
Đến với lớp học của thầy Tưởng, các em không chỉ biết về kiến thức, kỹ năng sống mà còn trở nên tiến bộ hơn về đạo đức, lối sống. Nhiều em được cảm hóa trở nên ngoan ngoãn, không phá phách nghịch ngợm, không bỏ nhà phiêu dạt hay vi phạm pháp luật. Đến nay, thấy được hiệu quả từ lớp học, nhiều gia đình đã tự xin cho con tới lớp, bản thân trẻ khi tới lớp cũng tự giác không phải thúc giục, kêu gọi đến lớp theo từng ngày.
Video đang HOT
Ngoài giờ lên lớp, thiếu tá Tưởng còn tổ chức cho các em tham gia vào “Câu lạc bộ Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Khánh Hòa tổ chức, tạo điều kiện để các em được giao lưu với trẻ em các địa phương khác; tổ chức chơi bóng đá, cầu lông, tham gia biểu diễn văn nghệ; tìm hiểu pháp luật, phòng chống ma tuý, phòng chóng HIV/AIDS…
Lớp học xóa mù chữ này đã tồn tại duy trì 13 năm liên tiếp và thiếu tá Tưởng vẫn lên lớp đều đặn hàng tối từ thứ 2 đến thứ 6. Hàng năm, các em đều được thi, kiểm tra chất lượng theo kế hoạch của Phòng Giáo dục TP.Nha Trang, kết quả 100% học sinh đều đạt yêu cầu.
Đối với người thầy mang quân hàm xanh này, niềm hạnh phúc lớn nhất, nguồn động viên lớn nhất là sự trưởng thành của những học trò, cũng như việc bồi đắp ước mơ giúp đám trẻ nghèo tự tin hơn trên con đường hướng đến tương lai. “Tôi là bộ đội mà, cố gắng và bớt chút thời gian riêng tư để các em có một tương lai tươi sáng hơn thì đáng để cố gắng lắm chứ”, thiếu tá Tưởng tâm sự.
Ông Nguyễn Văn Cường – Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phước, cho biết: “Thầy Tưởng không quản mưa gió, thường xuyên bám lớp, bám trò, mang cái chữ đến cho trẻ em nghèo ở địa phương. Nhiều em học sinh sau khi học lớp của thầy Tưởng đã được công nhận phổ cập tiểu học và một số em được chuyển đến Trường THCS Nguyễn Khuyến để tiếp tục tham gia lớp phổ cập giáo dục THCS. Không những thế, tệ nạn xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn đã giảm rõ rệt. Có thể nói, những đóng góp về công tác phổ cập giáo dục xoá mù chữ do của thầy Tưởng đã góp phần vào thành tích chung về phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương”.
Với những đóng góp về công tác chuyên môn và gắn bó địa bàn xây dựng “trận địa lòng dân”, năm 2009 – 2010, thiếu tá Nguyễn Văn Tưởng được Thủ tướng Chính phủ và Tỉnh ủy Khánh Hòa tặng Bằng khen trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nhiều năm liền được công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.
Theo Phapluatvn.vn
Quà 20/11 là một bông hoa, chiếc cốc làm tôi xúc động
Ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động".
Gần 26 năm là bộ đội biên phòng, cũng ngần ấy năm, Trung tá Mai Văn Sơn - Đội phó Vận động quần chúng, Đồn Biên phòng Hải Vân, Đà Nẵng đi mở trên 100 lớp xóa mù chữ, tình nguyện đứng lớp, dạy kiến thức cho hàng nghìn người dân.
"Có lẽ cũng vì thế mà người dân cũng xem chúng tôi như những người thân.
Hoạt động xóa mù chữ đã giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác bảo vệ biên giới, khi người dân cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia", Trung tá hồ hởi chia sẻ.
Trải qua 26 mùa lễ mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, món quà tri ân mà thầy Sơn nhận được đôi khi chỉ là những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn", mớ rau, nải chuối, nhưng ấm áp vô cùng.
"Mọi năm, nhân ngày 20/11, thấy hoàn cảnh của học sinh khó khăn quá, chúng tôi vẫn đi vận động quyên góp gạo, vật chất để tặng gia đình phụ huynh, để học trò đỡ vất vả mưu sinh, có thời gian đến lớp.
Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là sự trưởng thành của học sinh" - thầy Sơn nói.
Thầy Sơn cho biết kỷ niệm đáng nhớ nhất là lần đầu được học sinh tặng quà 20/11. Khi đó, thầy dạy lớp học tình thương gần 10 năm. Học sinh đó tên là Ụ.
"Hôm ấy gần đến ngày 20/11, bé Ụ mang tới một bông hoa, một chiếc cốc và nói rằng: "Em tặng thầy". Món quà nhỏ bé đó đã khiến tôi rất xúc động", thầy Sơn chia sẻ.
Món quà tri ân ngày 20/11 của thầy giáo biên phòng - Trung tá Mai Văn Sơn là mớ rau, nải chuối (Ảnh: Thùy Linh)
Theo lời kể của Trung tá Mai Văn Sơn, tốt nghiệp Trung cấp Biên phòng năm 1992, anh Sơn (huyện Nga Sơn, Thanh Hóa) được phân công công tác về Đồn Biên phòng Non Nước, Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng.
Cũng từ đó cho đến khi chuyển công tác đến nhiều đơn vị khác như Đồn Biên phòng Phú Lộc, Phòng Chính trị thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng và hiện là Đồn Biên phòng Hải Vân, ở đâu anh cũng trăn trở với việc mang con chữ tới bà con vùng khó.
Được giao vận động quần chúng, tuyên truyền phát triển kinh tế, văn hóa xã hội địa bàn, khi về công tác tại Đồn Biên phòng Hải Vân, anh nhận thấy người dân nơi đây rất nghèo.
Họ chủ yếu theo nghề biển, số còn lại làm nông nghiệp. Không có nghề nghiệp ổn định, gia cảnh khó khăn lại đông con, hầu hết họ không có điều kiện để đến trường.
Từ đó, anh Sơn đề xuất với đơn vị và chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch, phối hợp khảo sát, vận động mở những lớp xóa mù chữ, nâng cao dân trí.
Tuy nhiên công tác vận động người dân ra lớp khá khó khăn bởi ban đầu họ còn bỡ ngỡ. Hơn nữa, tay chân họ quen với công việc đồng áng hay đi biển nên khi cầm bút viết thì rất cứng.
Thậm chí, có người bảo rằng giờ đi học thì ai lo con cho, rồi họ thắc mắc học để làm gì vì rồi cũng chỉ đi biển hay cầm cuốc, cầm cày...
Bằng sự nhiệt tình cùng sự động viên thường xuyên, anh Sơn đã thuyết phục và có được niềm tin của người dân và hiện tại, Bộ đội Biên phòng Thành phố Đà Nẵng đang dạy 7 lớp với 85 học viên.
Trong đó, đồn biên phòng nơi anh Sơn công tác đảm nhận xóa mùa chữ cho 12 học viên có độ tuổi từ 36-45. Đặc biệt, trong số này có một học viên nhỏ tuổi vừa câm vừa điếc.
Nhân dịp được gặp Chủ tịch nước, Trung tá Mai Văn Sơn đã chia sẻ:
"Sinh ra và lớn lên trong gia đình có 3 thế hệ mang quân hàm xanh, tôi luôn tin tưởng và vững bước trên con đường trở thành một người lính bảo vệ Tổ quốc.
Trong 26 năm công tác tại địa phương, tôi đã đảm nhiệm vai trò thầy giáo quân hàm xanh. Học viên của chúng tôi chủ yếu là bà con địa phương khó khăn, khát khao con chữ.
Để duy trì các lớp học và nâng cao chất lượng dạy và học, chúng tôi đã cố gắng tích cực học tập để nâng cao kiến thức sư phạm.
Đồng thời, tôi cũng giúp nhân dân làm đồng áng trong những vụ thu hoạch bận rộn để bà con có thời gian đi học đầy đủ.
Ngoài việc tích cực đứng lớp, tôi đã vận động được 600 học sinh quay trở lại lớp học và vận động 200 em học sinh lần đầu tới lớp.
Hiện tại, Đồn biên phòng chúng tôi đang đỡ đầu cho 5 em học sinh, giúp các em có điều kiện tới trường".
Theo GDVN
Những thầy giáo quân hàm xanh ở đồn biên phòng Chứng kiến sự thiếu khát con chữ của đồng bào vùng biên, hải đảo, nhiều chiến sĩ đồn biên phòng tự nhận thêm nhiệm vụ dạy học. Ngày 13/11, Huỳnh Hoàng Tam (23 tuổi, Long An) lần đầu tiên được tới Hà Nội gặp mặt Chủ tịch nước, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Em là một trong 60 cán bộ, chiến...