Lớp học đặc biệt của những người thầy mang quân hàm xanh
Ở Gia Lai, Cụm dân cư Suối Khôn thuộc địa bàn xã biên giới Ia Mơ (huyện Chư Prông) có 561 người sinh sống.
Đời sống ở đây còn nhiều khó khăn, có tới 71 người mù chữ, chiếm hơn 10% dân số. Để giúp bà con có thể tiếp cận con chữ, Đồn Biên phòng Ia Lốp đã mở lớp xóa mù chữ, với sự tham gia của những người thầy mang quân hàm xanh.
Lớp học không chỉ giúp bà con Jrai trong làng biết đọc, biết viết, mà còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Cụm dân cư Suối Khôn thuộc địa bàn xã biên giới Ia Mơ, huyện Chư Prông (Gia Lai). Ảnh: TTXVN phát
Mang con chữ đến với buôn làng
Để đến được Cụm dân cư Suối Khôn, phải mất hơn 2 giờ di chuyển từ thành phố Pleiku để đến xã Ia Piơr, rồi tiếp tục vượt qua cung đường đất dài hơn chục cây số đầy bùn đất, lầy lội và trắc trở.
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Lốp vận động bà con thiểu số Jrai ở Cụm dân cư Suối Khôn (Gia Lai) tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: TTXVN phát
Đồn Biên phòng Ia Lốp có Tổ công tác tại làng Suối Khôn. Trung tá Nguyễn Văn Thành, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Đồn Biên phòng Ia Lốp hồ hởi chia sẻ về tình hình lớp học xóa mù chữ cho người Jrai do đơn vị tổ chức. Sau khi rà soát và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân tại Cụm dân cư Suối Khôn, đơn vị được biết có 71 người dân tộc Jrai đang mù chữ, trong đó có 45 người mong muốn được học. Vì thế, cấp ủy, chỉ huy đơn vị đã xây dựng kế hoạch, báo cáo và được Bộ Chỉ huy đồng ý mở lớp xóa mù chữ.
Tại Cụm dân cư Suối Khôn, từ tháng 4/2023 đến nay, Đồn Biên phòng Ia Lốp đã tổ chức khai giảng được hai lớp học xóa mù chữ cho người dân tộc thiểu số Jrai. Đợt 1 gồm 15 học viên, bắt đầu từ ngày 24/4 kết thúc vào ngày 24/8. Đợt 2 với 10 học viên bắt đầu từ đầu tháng 10. Đứng lớp giảng dạy là những người thầy mang quân hàm xanh gồm: Trung tá quân nhân chuyên nghiệp Vũ Văn Hoằng đảm nhận môn Toán và Đại úy Nguyễn Văn Luân, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng dạy môn tiếng Việt. Toàn bộ chương trình đều sử dụng tài liệu học xóa mù chữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn, dưới sự hỗ trợ chuyên môn của Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (xã Ia Piơr). Lớp học diễn ra vào 3 buổi tối mỗi tuần.
Video đang HOT
Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Lốp vận động bà con thiểu số Jrai ở Cụm dân cư Suối Khôn (Gia Lai) tham gia lớp học xóa mù chữ. Ảnh: TTXVN phát
Theo Đại úy Nguyễn Văn Luân, hành trình vận động người dân đến với lớp học gặp nhiều gian truân. Do điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bà con nơi đây chủ yếu làm nông nghiệp, đời sống rất khó khăn. Người dân tộc thiểu số hay mặc cảm, tự ti, giao tiếp rụt rè. Vì vậy, cán bộ tổ công tác phải đến từng hộ gia đình vận động, động viên để họ hiểu và mạnh dạn đến với lớp học.
Để người dân đến học đã khó, việc duy trì sĩ số lớp học lại càng khó hơn. Trung tá Vũ Văn Hoằng chia sẻ, buổi tối mở lớp học, buổi chiều mọi người trong tổ công tác đã phải chia nhau đến từng nhà nhắc bà con nhớ đến lớp học. Do độ tuổi tham gia lớp học từ 16 – 60 tuổi, cách tổ chức lớp học cũng linh hoạt. Đặc biệt, vào thời điểm mùa vụ, học viên bị chi phối nhiều về mặt thời gian vì phải vừa làm vừa học. Để đảm bảo duy trì sĩ số lớp học, các cán bộ Biên phòng phải đến giúp đỡ bà con việc đồng áng. Đơn vị còn cắt cử một đến hai người phụ trách thêm việc trông trẻ (con của học viên nữ) để giúp họ yên tâm tập trung học tập.
Lớp học xóa mù do Đồn Biên phòng Ia Lốp mở dạy chữ cho bà con thiểu số Jrai ở Cụm dân cư Suối Khôn (Gia Lai). Ảnh: TTXVN phát
Thay đổi cuộc sống
Chị Kpui H’Lép (sinh năm 1996) là một trong những học viên xuất sắc nhất của lớp tại Cụm dân cư Suối Khôn. Chỉ sau 4 tháng theo học, chị đã có thể đọc, viết thành thạo. Chị H’Lép vui vẻ chia sẻ: “Trước kia, tôi không biết chữ, rất tự ti và xấu hổ, bị người ta ép giá khi buôn bán, bị chê khi làm việc nhà. Giờ đã khác rồi, tôi đã học được cái chữ và biết tính toán. Tôi cảm ơn các thầy đã giúp tôi và người dân trong làng có cuộc sống tốt hơn”.
Một học viên khác là chị Rơ Lan H’Cúc (sinh năm 1997, trú làng Sâm, xã Ia Piơr) có con gái nhỏ mới 2 tuổi, phải địu theo đến lớp, vừa lo cho con vừa học. Chị H’ Cúc thường ngồi ở cuối lớp nhưng rất chăm chỉ và nghiêm túc. “Tôi hối tiếc là không biết chữ sớm hơn. Giờ tôi đã có cơ hội học hỏi nhiều điều từ các thầy giáo. Các thầy không chỉ dạy chúng tôi đọc, viết mà còn cho chúng tôi sách vở, bút, trông con và hướng dẫn trồng trọt. Tôi rất biết ơn các thầy” – chị Rơ Lan H’Cúc vui mừng cho biết.
Lớp học xóa mù do Đồn Biên phòng Ia Lốp mở dạy chữ cho bà con thiểu số Jrai ở Cụm dân cư Suối Khôn (Gia Lai). Ảnh: TTXVN phát
Cụm dân cư Suối Khôn được hình thành từ năm 2003, đa phần người dân sinh sống ở đây đều là người dân tộc thiểu số Jrai. Tuy nhiên, từ khi hình thành đến nay, cụm dân cư này vẫn chưa được đầu tư cơ bản về điện, đường, trường, trạm và cũng chưa được thụ hưởng đầy đủ các chính sách an sinh xã hội. Nguyên nhân là do vùng đất này thuộc về địa giới hành chính của xã Ia Mơ nhưng lại do xã Ia Piơr quản lý dân số. Ông Hà Văn Tin, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ia Piơr, huyện Chư Prông cho hay, chính quyền hai xã Ia Piơr và Ia Mơ cùng người dân trên địa bàn mong muốn, các cơ quan có thẩm quyền sớm cho phép thành lập làng Khôl trực thuộc xã Ia Mơ theo Đề án đã được xây dựng từ tháng 4/2022. Đây là điều kiện để Cụm dân cư Suối Khôn được quản lý và phát triển tốt hơn trong tương lai.
Ngày là bảo vệ, tối là thầy giáo dạy trẻ em khó khăn: Miệt mài 13 năm
Với mỗi người chắc hẳn sẽ có định nghĩa riêng về hạnh phúc, nhưng chung quy lại có lẽ hạnh phúc là khi chúng ta được làm điều mình muốn và lan tỏa niềm hạnh phúc đó đến mọi người xung quanh.
Tuy không đem lại nhiều giá trị về vật chất nhưng giúp được nhiều người có lẽ đã là món quà tinh thần vô cùng giá trị. Như câu chuyện của anh Trần Lâm Thắng đã dành 13 năm đem con chữ đến cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Lớp học của anh Trần Lâm Thắng duy trì đến nay đã được 13 năm. Ảnh: Phunuonline
Cơ duyên giúp anh Trần Lâm Thắng nung nấu ý định mở lớp học tình thương phải quay về 13 năm trước, khi ấy anh là bảo vệ dân phố tại phường Long Bình, TP. Thủ Đức, thường xuyên giải quyết mâu thuẫn giữa các em thanh thiếu niên bốc đồng.
Từ đó, anh Thắng nhận thấy một phần do không biết chữ, không được đi học nên các em sinh ra tính khí bốc đồng. Thế nhưng, hoàn cảnh của các em đều khó khăn, không có điều kiện đi học như bạn bè đồng trang lứa, chính vì vậy anh Thắng muốn tổ chức lớp học miễn phí cho các em.
Nếu chỉ một mình thì khó mà giảng dạy được tốt vì vậy anh Thắng đã vận động thêm các bạn sinh viên, đoàn viên trong khu vực cùng chung tay thực hiện dự án ý nghĩa này. Giáo viên thì đã có đủ, tuy nhiên khó khăn tiếp theo lại đến từ phía phụ huynh của các em, do các em còn phải phụ giúp bố mẹ mưu sinh. Cuối cùng, anh Thắng đã thuyết phục phụ huynh cho các em đi học từ 18 giờ đến 19 giờ, ban ngày các em vẫn có thể đi làm phụ giúp bố mẹ.
Anh Thắng phải thuyết phục phụ huynh cho các em bớt chút thời gian đi học. Ảnh: Vietnamnet
Những con chữ cứ đều đặn được anh Thắng và nhóm tình nguyên viên giảng dạy cho các em. Ảnh: Phunuonline
Thầy giáo trẻ được HS xếp hàng tiễn đưa lần cuối: Đủ mọi lứa tuổi hàng dài không thấy đuôi. Ban đầu lớp học thô sơ chỉ có khoảng 30 em, thầy trò ngồi nép mình trong phòng học chỉ 24m2, nhưng may thay các em đều chịu khó và yêu thích được đi học. Lớp học duy trì được đến nay đã 13 năm, học sinh cũng lên hơn 100 em, nhiều sinh viên, đoàn viên xin được dạy kèm, nhà hảo tâm tài trợ thêm bàn ghế và dụng cụ học tập khiến lớp học thêm khang trang, nhộn nhịp.
Cứ thế đều đặn trong suốt 13 năm, anh Thắng ban ngày làm bảo vệ khu phố, tối đến lại đem con chữ đến cho các em nhỏ. Có lẽ cũng vì quá bận rộn nên anh Thắng chưa có duyên để xây dựng mái ấm cho riêng mình, chia sẻ về điều này, anh trải lòng trong một chương trình: "Có gia đình thì mình cũng phải chu toàn, 24 tiếng ít ra cũng ở nhà 18-20 tiếng chứ đâu đi ngoài đường mãi được. Cũng nhiều người thông cảm cho mình lắm nhưng nói đến chuyện đi xa hơn thì... khó".
Dù khó khăn, anh Thắng vẫn không chùn bước, ban ngày đi làm, tối đến dạy học cho các em. Ảnh: Vietnamnet
Anh Thắng biết ơn vì được mẹ thấu hiểu, ủng hộ. Ảnh: Vietnamnet
Có lẽ nếu duyên phận đến thì anh Thắng sẽ sớm tìm được hạnh phúc cho riêng mình, bao dung và cùng anh đem con chữ đến cho nhiều em nhỏ khó khăn hơn. Như câu chuyện của thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm, anh không may mắn gặp phải tai nạn nghiêm trọng, để lại thương tật tới 97%.
Không đầu hàng số phận, anh Nguyễn Ngọc Lâm vẫn vươn lên, học nghề Tin học và trở thành thầy giáo của các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Anh còn may mắn tìm được người bạn đời thấu hiểu, sau 5 năm yêu nhau, cả hai đã có mái ấm hạnh phúc, vợ luôn là người động viên thầy Lâm nỗ lực hết mình để giúp đỡ các em nhỏ có cái nghề ổn định sau này.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Lâm là tấm gương vượt lên số phận. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Thầy Lâm miệt mài giảng dạy Tin học cho các em nhỏ khó khăn. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Còn hạnh phúc hơn khi thầy có người bạn đời thấu hiểu. Ảnh: Đời Sống Pháp Luật
Quay trở lại với anh Trần Lâm Thắng, người đã hy sinh hạnh phúc riêng đem con chữ đến cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, anh đã có được hạnh phúc to lớn là các em nhỏ. Theo tôi, tuy lớp học tình thương không đem lại giá trị vật chất nhưng nó là tâm huyết to lớn của anh Thắng và những tình nguyện viên. Còn gì hạnh phúc hơn khi lan tỏa được tình yêu thương, nhờ có con chữ tương lai của các em sẽ sáng lạn hơn. Bạn cảm thấy như thế nào về thầy giáo Trần Lâm Thắng, ban ngày là bảo vệ khu phố, tối đến lại miệt mài dạy học cho trẻ em? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Clip nữ sinh lớp 10 bị đ.ánh đ.ập ở giữa lớp gây bão mạng Sau quá trình cự cãi, một nữ sinh lớp 10 ở Hà Tĩnh bị nhóm bạn nữ lao vào đánh hội đồng ngay trong lớp học, chứng kiến sự việc nhiều học sinh khác không những không vào can ngăn mà còn cỗ vũ rồi quay lại clip tung lên mạng xã hội. Chiều tối 11-2, trao đổi qua điện thoại một lãnh...