Lớp học đặc biệt của cô Huyền
Biết bao nhiêu kỷ niệm đẹp mà cô trò chúng ta có với nhau sẽ theo chúng em suốt cuộc đời. Gian nhà xưa chật hẹp – cũng là nơi cô cho hơn 40 học sinh chúng em tri thức – vẫn còn mãi trong trí nhớ em.
Cô Lương Thị Huyền (đứng giữa) chụp hình lưu niệm với lớp 9A4 dịp cuối năm – Ảnh và chú thích ảnh do tác giả bài viết cung cấp
Em còn nhớ như in, cô và cả lớp cùng với anh của bạn An (An là một học sinh trong lớp) đã mất hẳn hai ngày mới hoàn thiện phòng học. Phòng học đặc biệt mà có lẽ không nơi nào ở mảnh đất miền Trung này có được, được bố mẹ bạn An cho mượn từ một gian nhà nhỏ không dùng đến của gia đình. Tất cả các bạn được huy động để đi mượn những tấm ván dài của bố một bạn trong lớp làm thợ mộc về để làm bàn học.
Nghe thì có vẻ là chuyện không thể nhưng lớp 9A4 khóa học 2007-2008 của Trường THCS Quảng Thái (Quảng Xương, Thanh Hóa) năm ấy đã làm. Những tấm ván được dàn ngang, kê lên bởi những thân luồng cao to vừa tầm người ngồi. Cô và các bạn neo lại bằng dây thừng cho thật vững rồi trải ghế nhựa bên dưới làm bàn ghế. Cô còn mang từ nhà đến một cái bảng viết bằng bút lông.
Nóng nắng miền Trung không thể ngăn cản ước mơ học trò và tâm huyết của một nhà giáo yêu nghề. Cô Lương Thị Huyền – giáo viên môn toán của Trường THCS Quảng Thái – đã mở một lớp học như thế để giúp học sinh ôn thi vào cấp III. Từ nhà cô đến lớp học tự tạo ấy là 20km. Ngày hai lần cô đến lớp. Một buổi chính trên lớp, một buổi phụ ở gian phòng cũ kỹ ấy. Dù ở xa nhưng cô vẫn phải đi về ngày bốn lần chứ không ở lại được buổi trưa vì lý do con nhỏ. Cô cố gắng truyền đạt cho những học sinh tất cả những gì cần thiết nhất.
Cô phân loại năng lực của các bạn trong lớp rồi soạn đề cho từng tốp khá, giỏi, trung bình để điều chỉnh bổ sung kiến thức cho mỗi bạn sao cho phù hợp. Gian phòng chật hẹp, nóng bức ấy thấm đẫm mồ hôi cô. Nhưng cũng nhờ đấy mà những học sinh khá lên trông thấy. “Tiếng lành đồn xa”, những học sinh ở lớp khác cũng muốn vào học lớp ấy. Dù đã cố gắng tạo điều kiện nhưng cô và cả lớp chỉ có thể cho thêm vài bạn nữa học cùng.
Đối với những giáo viên khác, nếu học sinh muốn ôn thi thì đóng tiền học thêm cao, phải đến đến tận nhà giáo viên học. Cô Huyền lại làm điều ngược lại. Cô sợ học sinh đi xa sẽ mệt, không thể tập trung học nên cô chọn cách đi đến nơi dạy học. Mỗi buổi học của cô ngày ấy, học trò tự nguyện đóng 2.000 đồng để cô lấy tiền xăng xe đi lại vì cô không thu tiền học.
Video đang HOT
Kết quả của những nỗ lực của cô là năm đó, số lượng các bạn trong lớp đỗ vào cấp III đông nhất trường. Sau khi có kết quả, cả lớp có buổi liên hoan tưng bừng nhưng cô không thể đến dự vì bận việc. Lớp trưởng đã gọi điện cho cô mở to điện thoại để cả lớp được nói chuyện với cô, được nghe cô chúc mừng.
Bảy năm trôi qua, những gì cô dành cho chúng em đã trở thành hành trang để chúng em chinh phục những đỉnh cao tri thức mới. Gian phòng cũ kỹ năm nào đã trở thành nơi gặp mặt của lớp 9A4 khi có dịp. Những kỷ niệm lại tràn ngập trong tâm trí mỗi người khi nhắc đến cô.
Cô ơi, người ta nói chỉ có khách nhớ mặt lái đò chứ lái đò làm sao nhớ hết mặt khách. Nhưng em nghĩ nếu người lái đò không tận tụy và cẩn thận, chân thành và tâm huyết thì làm sao để lại trong lòng khách những ấn tượng và lòng tri ân sâu sắc, phải không cô?
PHẠM THỊ NGA
Theo thanh niên
Món áo "kho"
Tôi và Kỳ là hai thằng bạn chí cốt từ nhỏ đến bây giờ. Chúng tôi vào lớp một năm 1982 tại Trường Tiểu học số 1 Bình Lâm, Hiệp Đức, Quảng Nam. Thời bao cấp, cả xã hội đều khó khăn. Lúc đó, chúng tôi thường mặc chung quần áo để đi học. Nhờ mặc chung nên đứa nào cũng được ba bộ để thay qua thay lại.
Thực ra, mỗi đứa chỉ có một bộ do mẹ mua thôi. Bộ thứ ba là đồ cũ của bố thằng Kỳ do mẹ tôi thấy còn dùng được nên đem về sửa lại cho chúng tôi mặc. Lúc đó, chúng tôi phải áp dụng sáng kiến kho đồ. Kho đồ tức là khi đồ mới giặt muốn nhanh khô thì bắc cái nồi đất lên bếp rồi bỏ đồ vào, sau đó dùng cây trở qua trở lại chỉ cần khoảng 5 phút là đồ khô ngay.
Một hôm, củi ướt quá nên cháy ít. Phải hì hục thổi thì mới bén lửa lên một tí. Thế là chúng tôi vừa để cái áo kho trên bếp vừa tranh thủ chơi cờ tướng. Cờ tướng của chúng tôi lúc đó là những nhánh cây được chặt ngang rồi viết bằng mực lên đó nào là tướng, xe, pháo... Còn bàn cờ thì được vẽ ngay dưới nền đất bằng que tre chứ không có giấy mực nào hết.
Ảnh chỉ có tính minh họa (Nguồn: Internet)
Đang mải mê đánh cờ thì nghe mùi khét.
- Chết. Áo cháy rồi Quang ơi - Kỳ đứng bật dậy chạy đến bếp.
Nhưng không kịp. Cái áo đã bị cháy sém ngay hai cầu vai, khét lẹt. Hai đứa vừa tiếc chiếc áo vừa sợ ăn đòn. Chiều về, tôi bị mẹ mắng cho một trận ra hồn nhưng tối hôm đó mẹ lại chong đèn dầu vá áo đến khuya.
Sáng mai, Kỳ vừa tới nhà, tôi liền khoe:
- Tốt rồi mày ơi. Mẹ tao mắng quá chừng nhưng vá áo lại rồi. Mày xem nè.
Kỳ vui hẳn lên. Cậu cầm chiếc áo nhìn ngắm cẩn thận rồi trầm trồ khen má tôi khéo vá quá.
Chợt Kỳ dừng lại:
- Nhưng... - Kỳ ngập ngừng. Nhưng vậy là mình mặc chung không được rồi. Vì lên lớp thầy cô và mấy bạn biết liền!
Ồ thì ra là vậy vì cái áo đã bị đánh dấu bằng hai miếng vá. Thế là hai đứa cứ nhường nhau không đứa nào chịu nhận áo.
- Hay là mình chơi oanh tù tì. Thằng nào thắng thì lấy mặc luôn.
- Hì hì. Đúng.
Hai đứa tôi oanh tù tì và Kỳ thắng.
- Thôi, tao nói vậy chứ mày lấy mặc đi vì mẹ mày bỏ công vá áo cả đêm mà - Kỳ không chịu nhận áo.
- Không. Đã giao kèo rồi mà. Để tao nói mẹ.
Thế là tối đó tôi về kể lại và xin mẹ.
- Đúng rồi. Con phải đưa áo đó cho Kỳ mặc. Sống là phải quân tử chứ, con trai!
Nghe vậy, tôi mừng rơn dù lúc đó không hiểu ý nghĩa từ quân tử là gì.
Thế là tôi chỉ còn mặc được hai cái áo thôi. Nhưng chúng tôi vẫn rất vui vẻ cùng đi học và tháng nào cũng thay phiên dẫn đầu lớp.
Lên cấp 2, cấp 3, rồi đại học, chúng tôi vẫn đều học chung trường, tuy có lúc khác lớp. Hai đứa vẫn đi chung một chiếc xe đạp hằng ngày.
Bây giờ cả hai đều là kỹ sư, tuy không khá giả hơn ai nhưng đối với chúng tôi đó là một thành quả đáng tự hào. Hai đứa đều thích sống giản dị một phần cũng nhờ xuất phát từ miền quê nghèo khó và câu chuyện món áo kho làm chúng tôi không bao giờ quên được. Đôi khi vui vẻ, anh em kéo vào quán, Kỳ lại tếu táo gọi món áo kho thì chủ quán chỉ biết ngơ ngác nhìn còn chúng tôi được một tràn cười vỡ bụng.
Theo người lao động
Hướng tới xây dựng xã hội học tập suốt đời Để phát triển loại hình GD mở và từ xa, cần có sự đầu tư hạ tầng CNTT. Thêm vào đó, điều cốt lõi để giảm thiểu tỷ lệ bỏ học là chúng ta cần kiểm soát chất lượng đào tạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người học. Sáng 27/10, hội thảo "Giáo dục Mở và từ xa khu vực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chàng trai đi du lịch nước ngoài chỉ trong 1 ngày, tận hưởng từng khoảnh khắc
Du lịch
14:04:41 30/04/2025
Khoảnh khắc đẹp khối nghệ sĩ diễu hành 30/4: Ngọc Châu - Tiểu Vy xuất hiện sáng bừng khung hình, 1 nam diễn viên liên tục cúi đầu
Sao việt
14:03:54 30/04/2025
Người phụ nữ dùng 'chiêu độc' để chiếm đoạt tiền tỷ của hàng trăm bị hại
Pháp luật
14:00:20 30/04/2025
Húc vào đuôi xe chở thép tự chế, 1 người tử vong tại chỗ
Tin nổi bật
13:53:33 30/04/2025
Phim Hàn hay tới độ rating tăng 106%: Nữ chính đẹp hơn cả thiên đường, tới con mèo cũng cực xuất sắc
Phim châu á
13:53:07 30/04/2025
"Cha tôi, người ở lại" tập 33: Nguyên sốc khi nghe tin mẹ Liên sắp về nước
Phim việt
13:43:09 30/04/2025
Nagano Mei lên tiếng việc bị nói 'bắt cá 2 tay', phát ngôn sốc khiến fan sụp đổ
Sao châu á
13:34:17 30/04/2025
Tiết lộ thú vị về ca khúc "Như có Bác trong ngày đại thắng" của Phạm Tuyên
Nhạc việt
13:33:49 30/04/2025
Vợ chồng trẻ rời TPHCM về quê trồng hoa, nuôi cá ở mảnh đất hơn 3.000m2
Sáng tạo
13:28:35 30/04/2025
6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên
Sức khỏe
12:19:52 30/04/2025