Lớp học đặc biệt bên… bãi rác
Một lớp học khá đặc biệt tồn tại suốt hai năm nay ở cạnh bãi rác Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng). Học trò là những phụ nữ hàng ngày mưu sinh bằng nghề nhặt rác, tối đến tập trung tới đây để nắn nót từng con chữ.
Gian nan chuyện đến lớp
Từ khi bãi rác Khánh Sơn được mở rộng làm điểm tập kết rác thải cho toàn thành phố Đà Nẵng, mỗi ngày có hàng trăm người tìm đến mưu sinh. Họ tất bật suốt ngày đêm, cặm cụi bới móc từ những thứ vứt đi để tìm các phế liệu có thể đổi bán được. Những phận người nơi đây vốn đã vất vả từ lúc sinh ra, cái ăn vẫn chưa đủ, làm sao dám mơ đến chuyện học hành. Vì vậy, dù đã đi gần nửa cuộc đời nhưng hàng trăm người vẫn chưa hề biết đọc, biết viết. Điều này khiến cho cuộc sống của họ vốn đã khó khăn càng đi sâu vào ngõ tối. Đó là lý do để lớp học xóa mù chữ dành cho những phận người nơi đây ra đời.
Người khai sinh và chủ nhiệm lớp học này là cô giáo Nguyễn Thị Ân, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Hòa Khánh Nam. “Trong một lần nói chuyện với chị em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn phường về chuyện hỗ trợ vốn làm ăn, tôi chợt nhận ra rất nhiều người còn chưa biết đọc, biết viết. Không biết mặt chữ thì không có cách nào để họ tiếp cận được với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, chưa kể đến việc họ dễ trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo, tín dụng đen”, chị Ân chia sẻ.
Tuy nhiên, để vận động những “học trò” của mình đến lớp thì không hề đơn giản. “Suốt ngày họ đã làm việc cật lực trong mùi hôi thối, tối đến chỉ muốn được về nhà để ngả lưng cho đỡ mỏi, đâu còn tâm trí để học hành. Hơn nữa, ở cái tuổi tóc đã hoa râm, con cái đều đã trưởng thành, họ không đủ tự tin để ngồi hàng giờ mà nắn nót từng con chữ, điều vốn chỉ dành cho trẻ nhỏ”, chị Ân tâm sự.
Thấu hiểu được những khó khăn sẽ gặp phải khi thực hiện ý định của mình, chị Ân không cảm thấy nản chí, thất vọng trước những cái lắc đầu của mọi người. Thuyết phục không được, chị quay sang lôi kéo “đồng minh” là người chồng, các con và cha mẹ của họ. Khiếm khuyết của bản thân họ giờ được nhìn bằng con mắt cảm thông, chia sẻ. Rồi họ thập thò đến lớp từ sự động viên, khích lệ của người thân.
Niềm vui đến muộn
Cứ tối đến, trong căn nhà nhỏ cạnh bãi rác Khánh Sơn, người ta lại nghe thấy những âm vần vỡ lòng cất thành tiếng. Người cao tuổi nhất đã gần 50, thấp nhất cũng ngoài 30. Thỉnh thoảng, những tiếng cười giòn tan vang lên từ các đôi môi thô ráp.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Kim Xuân, 41 tuổi, đang mang bầu tháng thứ sáu nhưng vẫn đều đặn đến lớp mỗi tối
Vừa nắn nót viết từng nét chữ một cách khá tỉ mỉ, “học trò” Nguyễn Thị Phượng cho biết: “Đã lâu lắm rồi mới đi học lại, viết được một chữ là mỏi hết cả tay chân, nhưng được cái biết thêm nhiều thứ”. Năm nay chị Phượng đã 45 tuổi, có chồng làm thợ nề và hai con đang ăn học. Sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên chị phải bỏ học từ lúc học vỡ lòng, sau đó xa xứ mưu sinh, lấy chồng và sống cạnh bãi rác Khánh Sơn đã hơn 20 năm nay.
Phần lớn chị em theo học tại đây đều thuộc diện nghèo khó của địa phương. “Mỗi lần chính quyền ban hành các chính sách cho vay vốn hỗ trợ là khó khăn đủ bề, không một ai biết ký xác nhận nên gặp rất nhiều khó khăn”, chị Ân cho biết thêm. Tiếp cận vốn Nhà nước không được, nhiều người đã làm liều xoay xở với các nguồn tín dụng “đen” như cầm đồ, cho vay nặng lãi. Tuy nhiên, vì không biết đọc, biết viết nên nhiều người đã trở thành nạn nhân một cách tức tưởi.
Ngoài ra, theo chị Ân, vì thiếu hiểu biết nên họ nhận thức sai lệch trong việc giáo dục con cái, lắm lúc để lại những hậu quả đau lòng. Vừa chép lại bài tập đọc, chị Thái Thị Dung vừa tâm sự với giọng tiếc nuối: “Đến giờ chị mới nhận ra một điều, cha mẹ phải có học thức mới dạy được con mình”. Chị nói tiếp khi đôi mắt ngấn lệ: “Con chị ra nông nỗi như ngày hôm nay, một phần là do chị không làm tròn trách nhiệm, không giáo dục nó đến nơi đến chốn”. Từ khi lập gia đình, chị cùng chồng tất bật sớm tối trên bãi rác để mưu sinh, chuyện học hành của con bị bỏ bê. Đứa con trai lớn của chị bị bạn bè rủ rê nên bỏ học, nghiện game, thiếu tiền rồi sinh ra trộm cắp, 14 tuổi đầu đã phải vào trại giáo dưỡng.
Chuyện đời, chuyện người vì thế được đưa vào ngày càng nhiều trong “giáo trình” đứng lớp của cô giáo Ân. Buổi học có khi chỉ là một cuộc nói chuyện thân tình giữa cô và trò. Có khi đó chỉ là chuyện buồn phiền của “học trò” Phượng vì căn bệnh trĩ hành hạ chồng bấy nay, hay như niềm vui của chị Bé vì nhặt được chiếc ví trong lúc bới rác, chủ nhân của nó đã rối rít cảm ơn chị khi nhận lại toàn bộ giấy tờ tùy thân quan trọng từ đôi bàn tay thô ráp.
Trân trọng tấm lòng của cô giáo Ân, hiểu được lợi ích từ con chữ, những phụ nữ nhặt rác lam lũ đã có thêm niềm vui cuộc sống.
Theo CA TP.HCM
Lớp học đặc biệt giữa Thủ đô
Trước sự mai một của nghệ thuật hát xẩm các nghệ sĩ thuộc Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam đã tổ chức lớp dạy miễn phí loại hình nghệ thuật dân gian cho mọi người ngay tại Hà Nội.
Hoạt động được gần 5 năm và diễn ra ngay dưới mái đình Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội cho tới nay đã có hàng trăm bạn trẻ được truyền cho kiến thức và tình yêu nghệ thuật hát xẩm.
Nhạc sĩ Thao Giang - phó Giám đốc Trung tâm cho biết, nhiều em nhỏ và gia đình khi tới xem chúng tôi biểu diễn ở chợ Đồng Xuân, phố cổ nghe rồi mê lúc nào không hay. Sự nhiệt tình hưởng ứng của các em cho thấy người trẻ đâu có quay lưng với nghệ thuật truyền thống vốn vẫn được cho là nhàm chán như hát xẩm.
Chiều thứ 5 hàng tuần, tại đình Hào Nam (Hà Nội) thầy và trò lại say sưa dạy-học hát xẩm.
Thầy căng bầu huyết, trò nhỏ tập trung lắng nghe, người thì chăm chú ghi chép.
Hè đến, vì yêu thích hát xẩm, bé Nguyễn Thu Huyền, học sinh lớp 5B, Trường Tiểu học Cát Linh (Hà Nội) được cha mẹ gửi đến các thầy cô tại Trung tâm Phát triển âm nhạc nghệ thuật VN dạy dỗ.
Thầy Chu Minh Cường (sinh năm 1986) tâm sự: "Trước đây mình học chèo chưa từng học về xẩm nhưng từ khi chuyển về Trung tâm, làm quen với bộ môn nghệ thuật này, niềm đam mê đã đến tự khi nào".
Cũng vì sự yêu thích cộng thêm chút tò mò mà cô bạn Đoàn Hồng Hạnh (sinh năm 1992), sinh viên ĐH Văn hóa Hà Nội đã tìm đến lớp học này để được học một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Tại Trung tâm cũng có nhiều em như cô học trò Trịnh Thị Ánh Phương, Lớp 11A4, Trường THPT Bất Bạt, Ba Vì, Hà Nội tìm tới học với mục đích ôn luyện chuẩn bị cho việc thi vào các trường ĐH-CĐ về nghệ thuật. Hè này, Ánh Phương đã chuyển về ở nhà người thân gần đình để tiện việc đi lại, ôn luyện hàng ngày tại đây.
Nghệ thuật hát xẩm Việt Nam đã và đang đứng trước nguy cơ mai một, cần được lưu giữ và phát triển (Ảnh do Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc cung cấp).
VGT (Theo_VietNamNet)
Gặp gỡ "thầy" 8X đam mê dạy hát quan họ Cứ hai tuầ một lầ, Hữu Duy lại bắt xe buýt Bắc Ninh lê Hà Nộiểế với lớpcặc bta mìh, nơic bạ trẻangợi anh mang cho một làu quan mới. Chàg trai ấy là Nguyễ Hữu Duy, sinh năm 1986, một nghệ sĩ quan cò rất trẻ, lớpcặc bta anh chíh là CLB quan doc bạ sinh viê trong Hộiồg hươg sinh viê...