Lớp học có 3 thủ khoa, á khoa
Kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, 100% học sinh lớp 12 chuyên Toán trường THPT Lê Khiết (Quảng Ngãi) đậu đại học, trong đó đến 3 thủ khoa, á khoa.
Em Lê Minh Khiết cùng lúc đỗ thủ khoa hai trường đại học: Ngoại Thương và Y Dược. Lớp học xuất sắc này còn có Võ Thị Huệ đỗ thủ khoa trường Đại học Sư phạm và Bùi Thị Khánh Như, á khoa đại học Ngân hàng đều tại TP HCM.
Lớp 12 chuyên Toán còn có 13 học sinh đỗ đại học từ 26,5 điểm trở lên, 10 em đạt trên 27 điểm. Hầu hết học sinh đỗ vào nguyện vọng 1 với các chuyên ngành Ngoại thương, Ngân hàng, Bách khoa, Y dược, Kinh tế, Sư phạm…
Lớp 12 chuyên Toán, trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi). Ảnh: Trí Tín
Từng ba năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, cô giáo Nguyễn Thị Hường chia sẻ: “Ngay sau khi Bộ vừa công bố 6 môn thi tốt nghiệp, trường đã tổ chức ôn luyện cho các em suốt 2,5 tháng kèm theo nâng cao luyện tập kỳ thi đại học”. Cô giáo Hường còn đề xuất trường bổ sung môn Hóa vào diện ôn tập. Thầy trò cùng quyết tâm đến lớp sớm từ 6h sáng mỗi ngày tranh thủ cho đủ thời gian giải cấu trúc đề thi đại học do Bộ đưa ra, để các em làm quen dần.
Theo cô Hường, nhờ cật lực ôn tập nên khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp cũng như đại học, các em luôn trong tâm thế tự tin, làm bài đạt hiệu quả cao.
Video đang HOT
Võ Thị Huệ, Thủ khoa đại học Sư phạm TP HCM hạnh phúc bên mẹ. Ảnh: Trí Tín
Mặc dù học lớp chuyên Toán nhưng các em cũng học giỏi các môn xã hội: Văn, Sử, Địa và Ngoại Ngữ. Tân thủ khoa đại học Ngoại thương và Y dược TP HCM Lê Minh Khiết thổ lộ: “Em thường xuyên tìm đọc sách văn học, lịch sử, lên Internet tìm hiểu bổ sung thêm kiến thức”. Khiết học đều các môn tự nhiên lẫn xã hội, thi tốt nghiệp THPT đều đạt 9 điểm môn Văn và Địa Lý.
Trao đổi với VnExpress.net, thầy Trần Đình Vợi, Hiệu trưởng trường THPT chuyên Lê Khiết cho biết: “Năm nào học sinh lớp chuyên Toán cũng thi đỗ điểm cao, nhưng đây là lần đầu tiên trường có một lớp đỗ nguyện vọng 1 vào đại học đạt 100%”.
Theo VNE
Thi khối D+, chuyện không riêng của ngành sử
Tôi nhiệt liệt ủng hộ kiến nghị của PGS.TS Hà Minh Hồng. Đấy là một ý kiến tâm huyết và chiến lược, không chỉ cho ngành sử mà tất cả các ngành, RẤT HỢP LÝ, không chỉ cho 1 vài năm mà lâu dài cho đất nước. Trên thực tế, lẽ ra chúng ta phải áp dụng công thức này từ lâu mới phải.
Vì sao cần như vậy? Chúng ra hãy xem mấy điểm sau:
1. Điều thứ nhất là thực tế cực kỳ vô lý: Vì sao khối các trường kinh tế lại thi khối A? Trong khi các trường khối kỹ thuật, trừ ĐH Bách khoa, đều có điểm chuẩn thấp so với các trường Ngoại thương, Kinh tế quốc dân..., thì rõ ràng cái gọi là "các kỹ sư tương lai" đã không giỏi khoa học tự nhiên bằng các nhà kinh tế tương lai!! Vô lí không?
Chúng ra đã chệch hướng rất nhiều năm khi để những người giỏi tự nhiên Toán-Lý-Hóa nhất nhảy sang các trường Kinh tế chứ không phải kỹ thuật, để rồi từ trung ương đến địa phương lại vò đầu bứt tai quanh năm là thiếu kĩ sư bậc cao!
Ngược lại, các doanh nghiệp cũng luôn than vãn rằng: lao động Việt Nam ít người đạt yêu cầu như kỳ vọng: ai giỏi chuyên môn thì không giỏi ngoại ngữ (sinh viên kỹ thuật ra) và ngược lại, ai giỏi ngoại ngữ (trường ngoại ngữ ra) lại thiếu chuyên môn!
Trước tôi từng có quan điểm: Hãy chấm dứt thi khối A tại các trường kinh tế, để "dồn" những người giỏi khối A nhất vào khối trường kỹ thuật, phục vụ cho đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa và Hãy chỉ áp dụng thi khối D cho các trường khối kinh tế, vì các môn Lý Hóa hoàn toàn không cần thiết cho khối này. Bạn tôi, biết bao người học phổ thông cực giỏi Lý Hóa nhưng rồi ra làm kinh tế cả, thật lãng phí cho đất nước vì họ không phát triển và thi thố tài năng trong lĩnh vực đó.
Bây giờ, việc áp dụng kiến nghị của PGS.TS Hà Minh Hồng sẽ giải quyết được vấn đề này, nếu nhìn vào thực tế thì khối trường Kinh tế và Kỹ thuật vẫn đang có nhu cầu lớn nhất đối với đất nước ta.
2. Điều thứ 2 rất cần làm:
Còn nữa, một thực tế tôi cho rằng khá nhức nhối hiện nay là các bạn trẻ ra làm việc, ngay cả các nhà báo, các phát thanh viên, biên tập viên, soạn và nói sai "văn" khá nhiều, lỗi khá sơ đẳng.
Tôi đã bắt gặp rất nhiều bài báo: báo in không ít, báo mạng càng nhiều, và buồn hơn là cả truyền hình, đều mắc nhiều lỗi hành văn, dùng từ: ẩu, tối nghĩa và lai căng, dùng câu bị động vô tội vạ như trong tiếng Anh, tiếng Pháp. Các bạn đó có thể giỏi ngoại ngữ nhưng tiếng Việt rất có vấn đề.
Do đó, dứt khoát muốn vào đại học phải học tốt môn văn.
Học sinh tốt nghiệp THPT cần có sự cân bằng giữa tự nhiên và xã hội, mà văn và toán là đại diện. Toán là khoa học cơ bản của tất cả các ngành khoa học. Văn mang theo "đạo", là môn cơ bản thứ 2. Còn ngoại ngữ chính là yêu cầu của xã hội của một đất nước đã hội nhập, con người hiện đại phải biết ngoại ngữ, chí ít là 1 ngoại ngữ.
Vì vậy, thi Toán-Văn-Ngoại ngữ bắt buộc cho toàn bộ các trường Đại học là rất chính xác (không nhất thiết là tiếng Anh), môn thứ 4 tùy trường (thậm chí như các trường ngoại ngữ, tôi nghĩ không cần đến môn thứ 4 vì ngoại ngữ sẽ nhân đôi). Đây chính là điều tôi trăn trở và có chung suy nghĩ từ rất lâu.
Thực hiện đề xuất của PGS.TS Hà Minh Hồng không chỉ giải quyết vấn đề cho tuyển sinh và đầu ra ngành Sử, mà còn cân đối lại nhân lực các ngành khác cho hợp lý hơn, tránh lãng phí (như bao năm qua) cho tất cả các ngành, tránh cho học sinh học lệch.
Có đôi điều tâm huyết xin cùng trao đổi.
Theo VNN
Cậu học trò nghèo ba lần thủ khoa Không chỉ đỗ thủ khoa tốt nghiệp THPT, cậu học trò Lê Minh Khiết quê ở huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) tiếp tục giành vị trí quán quân kỳ thi đại học hai trường Ngoại thương và Y Dược TP HCM. Tối 1/8, cả gia đình ông Lê Kỳ dường như thức trắng trong niềm vui, hạnh phúc tột cùng khi nghe điểm...