Lớp học có 1 học sinh duy nhất
Một trường tiểu học tại ngôi làng ở thành phố Bản Khê, thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc có lớp học chỉ có duy nhất 1 học sinh lớp 5.
Cô bé Liu Ying, 11 tuổi, đã phải học một mình ở trường Liutang suốt bốn năm, kể từ khi một trường tiểu học “đối thủ” khác mở gần đó.
Bé Liu Ying, học sinh lớp 5 duy nhất của trường tiểu học Liutang
Pang Jingli, hiệu trưởng của trường Liutang nói: “Để tạo sự công bằng trong giáo dục, trường vẫn chấp nhận mở lớp với 9 môn gồm Toán, Tiếng Anh, Khoa học, Công nghệ thông tin… cho học sinh lớp năm duy nhất này.”
“Chúng tôi không chỉ dạy cho học sinh kiến thức mà còn dạy về lòng biết ơn và sự kính trọng” – thầy Pang nói thêm.
Liu Ying đang đọc bài cho giáo viên nghe
Video đang HOT
Liu Ying chơi ngoài sân trường cùng vài học sinh lớp khác
Còn cô bé Liu Ying nói: “Cháu không cảm thấy buồn chán vì không có bạn bè. Cháu có 7 giáo viên dạy cháu đấy! Chỉ có một trở ngại là cháu phải trả lời tất cả các câu hỏi của giáo viên thôi”.
Theo VTC
'Khoa học cơ bản kém, VN không thể đột phá kỹ thuật'
Cho rằng khoa học cơ bản trong nước không còn được coi trọng từ cách đây 15 năm, GS Hoàng Tụy nhận định, muốn có đột phá về kỹ thuật, Việt Nam phải đầu tư đúng mức cho việc dạy các môn Toán, Lý, Hóa...
- Khi biết tin được trao giải thưởng Constantin Caratheodory, giáo sư cảm thấy thế nào?
- Tôi thấy vui vì nó xác nhận một lần nữa những cống hiến của tôi trong lĩnh vực tối ưu toàn cục. Mặc dù trước đây, cộng đồng tối ưu toàn cục đã vinh danh tôi, như tổ chức hội thảo quốc tế năm tôi 70 tuổi ở Australia và 80 tuổi ở Pháp. Ngoài ra còn có nhiều bài báo quốc tế khác nữa.
Tuy nhiên, tôi cũng phải nói rằng giải thưởng này không có gì đặc biệt. Tôi biết mình được trao giải thưởng cách đây hơn 3 tháng, nhưng không muốn ồn ào nên gần đây mới báo cho anh em Viện Toán. Vì cái nhiệt tình đối với tôi nên họ đưa lên mạng, mọi người mới biết. Cống hiến của tôi cũng chỉ ở chừng mực thôi.
- Tại sao giáo sư nói giải thưởng không có gì đặc biệt?
- Đây là giải thưởng mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp) Constantin Caratheodory. Năm 2009, Hội Tối ưu toàn cục quốc tế được thành lập, tổ chức đại hội và quyết định trao giải thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc đã qua thử thách của thời gian.
Giải thưởng được trao hai năm một lần, bắt đầu vào kỳ đại hội quốc tế năm 2011 dành riêng cho những người nghiên cứu tối ưu toàn cục.
GS Hoàng Tụy cho rằng nước mình chưa có tham vọng đột phá kỹ thuật nhưng mình phải hiểu được tầm quan trọng của các ngành khoa học cơ bản. Ảnh: Hoàng Thùy.
- Tối ưu toàn cục là một lĩnh vực trong Toán học ứng dụng và là chìa khóa của nhiều ngành khoa học khác, ông đánh giá thế nào về sự phối hợp của các ngành khoa học trong nước hiện nay?
- Tối ưu là trong một chỉnh thể phải tìm ra giải pháp tốt nhất. Giải pháp đấy tùy thuộc vào phương tiện, khả năng mà mình có, tìm ra giải pháp nào sử dụng được khả năng để đạt mục đích của mình một cách tốt nhất. Ví như khi có bài toán tìm cực tiểu của một hàm trên miền nào đấy, trước đây người ta coi miền là cục bộ, còn tối ưu toàn cục xét cái miền đấy rộng ra, có hệ thống. Không chỉ xét lợi ích của một ngành, một địa phương mà xét ở rộng hơn, đó là tối ưu toàn cục.
Trong hóa học, hóa sinh, người ta chế tạo những hóa chất thì mô hình hóa lên thành những bài toán tối ưu. Nếu giải quyết tối ưu toàn cục thì mới tìm ra chất cần thiết, nếu giải quyết theo tối ưu địa phương thì ra chất khác. Trong nhiều trường hợp tối ưu địa phương là tối ưu toàn cục, nhưng nhiều trường hợp không phải. Quyền lợi của địa phương và toàn thể có thể khác nhau, dẫn đến những giải pháp khác nhau.
Nền giáo dục nước ta còn nhược điểm lớn là đào tạo theo hướng chuyên gia nào thì chỉ biết một lĩnh vực rất hẹp. Người học toán thì chỉ chuyên toán, lý thì chuyên lý... Nhưng ở các nước thì không vậy. Khi anh vào ngành toán thì 2/3 thời gian của anh học toán, 1/3 anh phải học ngành khác. Thế nên có những người học toán nhưng họ còn học thêm được kinh tế và khi ra trường họ có thể sử dụng phối hợp kiến thức của nhiều ngành khoa học.
- Giáo sư từng nói ngành toán tối ưu toàn cục được đề xuất và xây dựng ở Việt Nam nhưng được ứng dụng nhiều trên thế giới mà chưa được ứng dụng ở trong nước, nguyên nhân do đâu?
- Đây là nỗi buồn lớn nhất của tôi. Từ khi phát minh ra tối ưu (từ những năm 60 của thế kỷ trước), sau này phát triển ra tối ưu toàn cục tôi đã cố gắng rất nhiều nhưng luôn luôn vấp phải những trở ngại khiến tôi phải đầu hàng.
Những ngày đầu tôi có rất đông học trò cùng nghiên cứu, nhưng vì chiến tranh nên tạm dừng. Sau này tôi được Hồ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Văn Đồng rất ủng hộ. Khi miền Bắc kết thúc chiến tranh, tôi đề nghị xây dựng viện nghiên cứu. Lãnh đạo cấp cao thì tán thành, nhưng khi thực hiện lại giao công việc ấy cho người khác, những người này lơ mơ về khoa học nên không thể làm được.
Muốn áp dụng tối ưu toàn cục, cần có hai việc phải làm là có tổ chức nghiên cứu, đào tạo và làm ứng dụng. Làm ứng dụng phải có người trẻ. Năm 1995, tôi nhắc lại chuyện đào tạo thế hệ trẻ, cố gắng lần cuối cùng. Tôi nói rằng mình đã già, những học trò của tôi ngày xưa giờ đã nhiều tuổi nên không thể xông xáo vào trong các xí nghiệp để nghiên cứu, ứng dụng. Hãy để chúng tôi đào tạo những người trẻ, cho họ làm việc ấy, giúp họ giải quyết những vấn đề khoa học, từ đó đào tạo một lớp thanh niên thông thạo khoa học và giỏi thực tế. Lúc ấy Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất ủng hộ, nhưng sau đó vì nhiều lý do đã không triển khai được.
- Thế hệ trẻ hiện nay chủ yếu lựa chọn toán ứng dụng mà ít đi theo toán cơ bản, điều này sẽ dẫn đến những hệ lụy nào, thưa giáo sư?
- Đây là vấn đề đụng chạm đến chiến lược khoa học. 15 năm trước có những nhà toán học Việt kiều có tâm huyết, thiết tha và hợp tác có hiệu quả với chúng ta như anh Lê Dũng Tráng. Khi đó họ đã cảnh báo nếu cứ tình hình này Toán học Việt Nam sẽ xóa sổ. Những người giỏi đều có tuổi, còn những người trẻ phần lớn không ai học, nếu thích học toán thì ra nước ngoài, mà họ đi rồi không trở về nước làm việc nữa.
Khoa học cơ bản trong nước kém, không phát triển được, mà các kỹ thuật cao đều liên quan đến Toán, Lý, Hóa. Khi những môn khoa học này kém thì chúng ta phải chịu thua thôi. Các nước lớn có đột phá về kỹ thuật đều có khoa học cơ bản giỏi. Còn nước mình chưa có tham vọng đột phá nhưng mình phải hiểu được tầm quan trọng của các ngành khoa học cơ bản như thế nào để đầu tư đúng mức.
GS Hoàng Tụy sinh năm 1927, là tiến sĩ toán học, nghiên cứu hàm thực, lý thuyết tối ưu, giải tích lồi, toán kinh tế, người được xem là cha đẻ của lĩnh vực tối ưu hóa toàn cục. Ông từng là Viện trưởng Viện Toán học, giáo sư thỉnh giảng của nhiều đại học trên thế giới. Ông là người gây dựng cơ sở và tổ chức ứng dụng toán học vào quản lý kinh tế ở Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và góp sức vào chấn hưng giáo dục và các vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước. Ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.
Theo VNE
Tại sao học mãi mà không giỏi? Đã bao giờ bạn tự hỏi "Tại sao mình đã rất cố gắng học tập, chăm chỉ hơn người khác gấp nhiều lần mà vẫn không giỏi"? Thomas Edison đã từng nói: "1% là thông minh, còn 99% là là do chúng ta sự tìm hiểu, tự sáng tạo". Tuy nhiên, không phải ai cần cù, chịu khó học tập đều trở nên...