Lớp học… chủ quyền
Đó là những buổi học thực tế về chủ quyền, lãnh thổ của các em học sinh điểm trường tiểu học bản Troi, xã Thượng Trạch ( huyện Bố Trạch), do Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng tổ chức.
Điều đặc biệt là lớp học được tổ chức tại chân cột mốc biên giới, nơi chỉ dấu chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
Lớp học được tổ chức ngay chân cột mốc biên giới 543, giữa nước ta và nước bạn Lào. Không giống như một buổi học thông thường trong lớp, những “giáo viên” đặc biệt đứng lớp nơi đây chính là cán bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP). Người giáo viên đặc biệt ấy là trung úy Trần Hữu Vương, Đội trưởng Đội vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng).
Trung úy Vương có vẻ rất tự nhiên và kinh nghiệm của một người đã từng nhiều lần đứng lớp. Thỉnh thoảng, Vương ngừng lại hỏi và chuyện trò với các em trong ánh nhìn quý mến của học trò.
Trung úy Trần Hữu Vương, Đội trưởng Đội vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng) giới thiệu về cột mốc quốc giới.
Trần Hữu Vương cho biết, công việc thường ngày của một cán bộ vận động quần chúng, Vương không còn xa lạ gì với dân bản và các em. Trong những chuyến công tác về nắm bắt tình hình đời sống của bà con ở các bản làng người Ma Coong nơi biên giới này, Vương đã được bà con và các em xem như người thân trong gia đình. Vì vậy, Vương biết cách diễn đạt như thế nào để các em dễ hiểu nhất.
Video đang HOT
“Vì các em còn nhỏ, nên mình phải kể làm sao cho các em hình dung và hiểu được nội dung mình muốn nói. Những khái niệm “cột mốc”, “mốc quốc giới”, “chủ quyền lãnh thổ”, nếu như chỉ nói trong lớp học các em sẽ rất khó hình dung. Nhưng khi buổi học được tổ chức ở đây, đứng bên cột mốc biên giới này, các em sẽ dễ hiểu hơn.”, Vương cho biết.
Em Đinh Xón, học sinh lớp 5, điểm trường tiểu học bản Troi xã Thượng Trạch không nhớ đã theo các chú BĐBP đến cột mốc này bao nhiêu lần. Mặc dù cột mốc này ở gần bản làng em sinh sống, nhưng chưa bao giờ Xón được lên xem cột mốc nên không biết cột mốc dùng để làm gì. Sau khi được các chú BĐBP giới thiệu, Xón mới biết phía bên kia cột mốc là nước Lào, còn bên này cột mốc là lãnh thổ của đất nước mà Xón và dân bản mình đang sinh sống. Xón kể, mỗi lần được các chú BĐBP và cô, thầy dẫn lên học ở cột mốc, Xón và các bạn cũng rất hào hứng.
Thầy Nguyễn Quang Trung, phụ trách điểm trường tiểu học bản Troi cho biết: “Định kỳ 2 tuần, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng phối hợp với điểm trường đưa các em học sinh lên cột mốc 543 này để tổ chức chào cờ. Và hàng tháng, các em sẽ có một buổi học thực tế về các kiến thức chủ quyền, lãnh thổ. Để đưa các em đến đây an toàn, sau khi có kể hoạch tổ chức buổi học, BĐBP và các cô, thầy phải đưa các em bằng xe mô tô lên từ sớm.
Lên đây, sau khi lao động, vệ sinh sạch sẽ cột mốc, các em sẽ được BĐBP giới thiệu và tuyên truyền bảo vệ cột mốc quốc giới. Qua các lớp học thực tế này, không chỉ các em học sinh mà giáo viên chúng tôi cũng có những trải nghiệm thú vị, đặc biệt là được trang bị thêm về những kiến thức về biên giới, chủ quyền Tổ quốc. Đây là nguồn tư liệu quý để chúng tôi lồng ghép vào các bài giảng trên lớp cho các em”.
BĐBP Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng và các thầy cô đưa các em học sinh lên cột mốc quốc giới.
Thiếu tá Nguyễn Chí Thanh, Chính trị viên Đồn Biên phòng Cửa khẩu Cà Roòng, cho biết, đơn vị hiện phụ trách 10/18 bản của xã Thượng Trạch và quản lý, bảo vệ đoạn biên giới đất liền dài gần 29km với 9 mốc quốc giới và 1 cọc dấu. Trong số 9 cột mốc quốc giới, chỉ có cột mốc số 543 là gần hơn cả. Mốc này chỉ cách bản Troi và điểm trường tiểu học bản Troi 6km.
Vì vậy, hàng tháng, đơn vị đã chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với các trường học trên địa bàn tổ chức các lớp học ngoại khóa về các chủ quyền biên giới tại cột mốc này. Cột mốc là biểu tượng của chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Việc tổ chức các lớp học ngoại khóa cho các em tại cột mốc này là để giới thiệu về mốc quốc giới, chủ quyền an ninh biên giới quốc gia, nhằm giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biên giới, chủ quyền của Tổ quốc.
Bởi hơn ai hết, các em vừa là thế hệ tương lai của đất nước, vừa là cầu nối để tuyên truyền, giáo dục nhận thức đến người thân, bạn bè về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về biên giới quốc gia.
Đại tá Đinh Xuân Hùng, Phó Chính ủy BĐBP tỉnh cho biết: “Việc tổ chức các buổi học chủ quyền tại các cột mốc quốc giới cho các cháu học sinh trên tuyến biên giới là một trong những hoạt động nhằm giáo dục truyền thống và ý thức giữ gìn, bảo vệ chủ quyền, biên giới của Tổ quốc.
Những năm qua, lực lượng BĐBP tỉnh đã tổ chức rất nhiều hoạt động với nhiều hình thức khác nhau nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chủ quyền, biên giới cho nhân dân trên biên giới. Đây là một hình thức giáo dục, tuyên truyền sinh động, trực quan và hiệu quả. Qua hoạt động này, chúng tôi mong muốn kêu gọi toàn dân, đặc biệt là đồng bào đang sinh sống và định cư trên tuyến biên giới tham gia cùng lực lượng BĐBP bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia.”
Thú vị những buổi học thực tế
Nhiều trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả việc dạy học theo hướng mở, thông qua việc cho học sinh (HS) trải nghiệm thực tế.
Vừa học, vừa chơi
Các em HS lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp (Mộ Đức) vừa trải qua một tiết học thú vị ngoài trời với môn Tự nhiên xã hội. Cầm tập vở, cây bút trên tay, dưới sự hướng dẫn của giáo viên (GV), các em quan sát, hiểu biết về tên gọi và quá trình sinh trưởng của các loài thực vật ở sân trường.
Em Võ Thị Ngọc Duyên hào hứng nói: "Ở nhà em cũng có loại cây này, nhưng em không biết nó tên gì. Đến buổi học môn Tự nhiên xã hội em mới biết đó là cây ngọc ngân. Buổi học trải nghiệm giúp chúng em tiếp thu bài vở nhanh, hiệu quả hơn".
Học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp (Mộ Đức) có tiết học ngoài trời thú vị.Để những tiết học trải nghiệm ngoài trời đạt chất lượng, đòi hỏi sự tâm huyết, linh động của GV giảng dạy. Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, Trường Tiểu học Đức Hiệp Nguyễn Thị Quốc Vân chia sẻ: "Qua những tiết học trải nghiệm "chơi mà học", đã tăng cường kiến thức thực tế giúp các em hiểu bài học nhanh hơn. Tuy nhiên, khi đưa học sinh ra sân trường cũng cần tăng cường công tác quản lý lớp sao cho hiệu quả".
Tại Trường Tiểu học Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi), ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ cho các tổ chuyên môn, GV đưa ra các chủ đề phù hợp với từng môn học để giúp HS có những tiết học thú vị. Đơn cử như đối với tiết học Mỹ thuật, học sinh lớp 5 được GV đưa ra ngoài sân trường và thực hành sáng tạo cùng những chiếc lá. Mỗi em nhặt từng chiếc lá rụng, sau đó gắn kết, sắp xếp lên tờ giấy A4 để tạo ra sản phẩm đẹp mắt với nội dung về: Gia đình, bạn bè, con chim...
Nâng cao kỹ năng sống
Muốn hiểu biết thế giới rộng lớn thì trước tiên tìm hiểu những điều gần gũi ngay tại quê hương. Với quan điểm đó, ở các tiết học về Lịch sử, Địa lý, GV Trường Tiểu học Đức Hiệp đã sưu tầm các bài viết về các di tích lịch sử ở địa phương như: Nhà thờ ông Nguyễn Chí, nghĩa trang liệt sĩ xã, làng nghề truyền thống đúc đồng chú Tượng, trồng dâu nuôi tằm để giảng dạy cho HS. "Có lần em được đến thăm, thắp hương ở nghĩa trang liệt sĩ xã và nghe các câu chuyện về sự hy sinh anh dũng của các thế hệ trước, em thấy biết ơn, tôn trọng, chia sẻ cùng sự vất vả của các bác thương binh hơn", em Đoàn Chi Na, HS lớp 3A chia sẻ.
Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nghĩa Chánh Lê Thị Minh Hạnh cho biết: Những tiết học trải nghiệm giúp HS tự tin, sáng tạo, nâng cao phẩm chất, đạo đức, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện với mọi người để xây dựng môi trường học tập tốt hơn".
Từ năm học 2018 - 2019, các trường tiểu học ở TP.Quảng Ngãi đã triển khai hoạt động dạy học theo hướng mở, tạo điều kiện để HS trải nghiệm thực tế. Theo Phó Trưởng Phòng GD&ĐT TP.Quảng Ngãi Nguyễn Văn Kiểm, những năm trước đây, việc dạy học chỉ chú trọng vào lý thuyết, ít tổ chức thực hành, tìm hiểu thực tiễn, gây áp lực cho HS. Vậy nên, phương pháp dạy học mở theo hướng trải nghiệm đã tạo hứng thú bằng cách vận dụng những kiến thức trong sách vở ở các môn học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó, giúp HS có được kỹ năng sống, được giao lưu, giao tiếp, chia sẻ cùng cộng đồng, xã hội.
Giáo dục về chủ quyền lãnh thổ được thể hiện trong hầu hết các môn học Với Chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục tinh thần yêu nước là một trong những phẩm chất cần đạt đối với học sinh phổ thông. Cử tri tỉnh Trà Vinh đề nghị Bộ GD&ĐT xem xét đưa vấn đề chủ quyền biển đảo vào chương trình giáo dục phổ thông. Ảnh minh họa/INT Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho...