Lớp học cách ly
Tấm kính là vách ngăn an toàn của ‘lớp học đặc biệt’ dành cho 7 học sinh (HS) lớp 12 từ Campuchia tình nguyện về VN cách ly để được tiếp tục học tập.
Ảnh: trường cung cấp
Từ ngày 11.5, 6 giáo viên Trường THPT Quốc Thái (H.An Phú, An Giang) phải vượt hơn 20 km đến Trường THPT Lương Thế Vinh (TT.An Phú, H.An Phú, An Giang) dạy học. Việc dạy – học được bố trí trong một gian phòng kín, có vách ngăn kính ( ảnh), thầy giáo và học sinh dùng micro để trao đổi và mỗi phòng đều có loa phát để hỗ trợ việc học được thuận lợi, an toàn.
Thầy Trương Phú Vĩnh, Hiệu trường Trường THPT Quốc Thái, cho biết trường có 69 HS Việt kiều Campuchia, trong đó có 21 HS lớp 12. Khi xảy ra dịch Covid-19, 21 HS lớp 12 đều bị mắc kẹt bên Campuchia. Từ ngày 27.4, các trường THPT tại An Giang được phép hoạt động cũng là lúc HS lớp 12 mong muốn sớm quay lại lớp học.
“Chúng tôi không biết khi nào cửa biên giới được mở trở lại, trong khi đó các em HS lớp 12 cần phải được tiếp tục học, không thể chờ đợi được nữa, do đó việc địa phương, nhà trường tổ chức cho các em về VN và tình nguyện cách ly để tiếp tục học là rất cần thiết”, thầy Vĩnh khẳng định.
Em Huỳnh Thị Ngọc Lợi (lớp 12 Trường THPT Quốc Thái) chia sẻ: “Lúc không qua biên giới học được, em rất lo lắng, nhưng giờ được qua VN học em mừng lắm. Thầy cô dạy nhiệt tình và lớp ít bạn, nên em học cũng dễ. Chỗ ngủ, ăn ở tại đây tốt, nhưng em vẫn mong cho mau qua cách ly để sớm trở lại bình thường”.
Lớp học đặc biệt này chỉ tập trung vào 6 môn thi tốt nghiệp THPT (toán, văn, ngoại ngữ và tổ hợp khoa học xã hội gồm sử, địa lý, giáo dục công dân) và chỉ dạy buổi sáng trong suốt cả tuần. Sau khi hết thời gian cách ly, nhà trường sẽ tạo điều kiện để ôn tập, củng cố kiến thức cho HS.
Hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa trở lại lớp
Sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19, sáng 4/5, học sinh toàn tỉnh An Giang đã trở lại lớp. Tuy nhiên, hiện vẫn còn hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa thể nhập học trở lại.
Video đang HOT
Hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia chưa thể đến tường
Chiều 4/5, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, bà Trần Thị Ngọc Diễm cho biết, sau thời gian dài tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, sáng nay, tất cả 531 trường với 363.638 học sinh từ bậc Tiểu học, THCS, THPT, học viên các Trung tâm Giáo dục thường xuyên ở tỉnh An Giang bắt đầu trở lại lớp.
Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn hơn 1.200 học sinh là người Việt Nam đang sinh sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia đang theo học ở tất cả các cấp học trên địa bàn huyện An Phú (tỉnh An Giang) chưa thể nhập học trở lại trong thời điểm này.
Sáng nay, học sinh các cấp ở An Giang trở lại trường sau thời gian nghỉ chống dịch Covid-19, tuy nhiên có hơn 1.200 học sinh Việt kiều Campuchia vẫn chưa thể trở lại trường.
Theo bà Diễm, năm học 2019-2020, trên địa bàn huyện An Phú có 1.278 học sinh là người Việt Nam đang cùng gia đình sinh sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia, qua học tại 17 trường từ bậc học mầm non đến cấp trung học cơ sở tại các địa phương của huyện.
Trước thời điểm xảy ra dịch Covid-19, để thuận tiện trong việc đi học, đã có 159 học sinh Việt kiều chuyển qua ở hẳn tại nhà người thân trên địa bàn huyện An Phú, còn lại 1.119 học sinh sinh sống bên kia biên giới. Hàng ngày, các em đi phà qua các trường học trên địa bàn huyện để học.
Tuy nhiên, sau khi xảy ra dịch Covid-19, có 135 học sinh là người Việt Nam đang theo học các trường phổ thông trên địa bàn huyện An Phú, theo bố mẹ sang Campuchia kiếm kế mưu sinh trước thời điểm Chính phủ hai nước Việt Nam và Campuchia đóng cửa biên giới.
Trong ngày đầu trở lại trường, vẫn còn nhiều trường hợp các em học sinh chưa đến lớp.
Theo quy định, đối với 1.254 học sinh (1.119 học sinh Việt kiều và 135 học sinh người Việt Nam đã theo bố mẹ sang Campuchia làm ăn) này, sau khi về nước, phải thực hiện cách li tập trung và theo dõi y tế tại nhà trong thời gian 28 ngày; nếu sức khỏe ổn định mới được nhập học trở lại. Nghĩa là, 1.254 học sinh này chưa được phép nhập học trở lại trong ngày 4/5/2020.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh An Giang, hiện phía Campuchia đã gỡ bỏ lệnh đóng cửa biên giới.
Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn đang thực hiện nghiêm việc kiểm soát người qua lại biên giới để phòng chống dịch Covid-19, nên việc đón các em học sinh là người Việt Nam đang sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia qua các địa phương của tỉnh An Giang (Việt Nam) để đi học trở lại sau thời gian tạm nghỉ vì dịch Covid-19 gặp một số khó khăn.
Chờ ý kiến Biên phòng
Riêng đối với học sinh khối 12, UBND tỉnh An Giang đã thống nhất chủ trương cho phép các em học sinh là người Việt Nam đang sống ở khu vực bên kia biên giới thuộc Vương quốc Campuchia và số học sinh có hộ khẩu tại tỉnh An Giang đã theo bố mẹ qua Campuchia làm ăn được qua tỉnh An Giang để tiếp tục đi học trở lại, hiện đang chờ ý kiến từ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng.
Sau khi có ý kiến của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang sẽ phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang cùng các địa phương tổ chức đón và thực hiện cách li tập trung số học sinh này theo đúng quy định, hết thời gian cách ly, nếu sức khỏe tốt, các em sẽ trở lại lớp học tập bình thường.
Ở nhiều xã giáp biên giới của huyện An Phú (tỉnh An Giang), như B Vĩnh Hội Đông, xã Phú Hội..., học sinh Việt kiều thường chỉ qua một con đò là đến trường học.
Bên cạnh đó, sau khi các em được phép qua lại biên giới, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang sẽ tổ chức dạy phụ đạo, dạy bù cũng như bồi dưỡng kiến thức cho toàn bộ số học sinh đặc thù này, để các em học sinh theo kịp chương trình; sau đó từng trường sẽ tổ chức kiểm tra chuẩn kiến thức, nếu đáp ứng, học sinh sẽ được xét và công nhận đủ điều kiện lên lớp và ngược lại.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT An Giang còn cho biết, tất cả các trường đã tổ chức tổng vệ sinh, lau chùi bàn ghế, phòng học, sắp xếp chỗ ngồi giãn cách cho học sinh, giáo viên đảm bảo giãn cách trong và ngoài phòng học, lớp học, phòng làm việc, phòng chức năng, phòng sinh hoạt tại nhà trường theo quy định.
Đồng thời phân công, bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên y tế đo thân nhiệt cho 100% học sinh, cán bộ giáo viên trước khi vào lớp học; hướng dẫn học sinh vào lớp thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh như: đo thân nhiệt, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn,...
Đến mùa nước nổi, chính quyền địa phương và thầy cô tổ chức đứa đón học sinh (chủ yếu là học sinh Việt kiều) đến trường bằng vỏ lãi.
Trong đó lưu ý, 100% học sinh và cán bộ, giáo viên đảm bảo giãn cách hợp lý, thực hiện việc đeo khẩu trang đúng cách trên đường đến trường và từ trường trở về nhà; bố trí nhân viên y tế trường học, phòng cách ly, phòng y tế đảm bảo theo quy định, có tổ chức tư vấn tâm lý học đường;
Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho học sinh, cán bộ, giáo viên về quy trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng phương án xử trí trường hợp có sốt, ho, khó, thở hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 trong trường học...
Trước đó, ngày 28/4, học sinh khối 9 và khối 12 trong toàn tỉnh và học viên các Trung tâm Dạy nghề - Giáo dục thường xuyên đã đi học trở lại. Các trường trang bị thêm bồn rửa tay, nhiệt kế cầm tay, dung dịch sát khuẩn, xà bông rửa tay,... để phòng, chống dịch bệnh.
Giãn cách lớp học, nhiều trường loay hoay thiếu phòng học, giáo viên Để đảm bảo đúng quy định về giãn cách, nhiều trường phải bố trí học so le, giáo viên làm việc với cường độ gấp đôi, thậm chí thiếu giáo viên, lớp học. Ngày 4/5, nhiều địa phương trên cả nước bắt đầu cho học sinh đi học trở lại. Để được hoạt động trở lại sau thời gian nghỉ dịch, Bộ GD-ĐT...