Lớp học bên kia ánh hào quang

Theo dõi VGT trên

Những ngôi trường trong quận đã nô nức khai giảng năm học mới, riêng 3 lớp học của bà Năm không kèn không trống lặng lẽ lôi bàn ghế ra bên cái ao bèo. Năm học 2012-1013 của con em công nhân nghèo bắt đầu bằng việc chia nhau cây bút cũ và từng cuốn vở nhàu nhĩ.

Lớp học bên kia ánh hào quang - Hình 1

Bà Năm dạy lớp hai…

“Bà Năm dạy cháu với!”

Khu phố 4, phường Tân Phú, quận 7, TPHCM có lẽ điển hình cho một sự phát triển không đều của quá trình đô thị hóa. Cánh đồng của làng đã được trưng thu để xây dựng nên Khu đô thị Phú Mỹ Hưng hiện đại và đẹp nhất nhì Việt Nam.

Những người dân bản địa giờ đây sống co cụm lại trong xóm nhỏ của họ, đường sá quanh co, cây cỏ còn vương sót lại với vô số muỗi và sình lầy.

Một đường điện cao áp chạy bổ qua xóm và có lẽ đó là dấu hiệu duy nhất cho sự phát triển mạnh mẽ của thời đại điện khí hóa ở xóm nghèo này.

Bố mẹ bọn nhỏ thường xé hàng rào người ta dựng lên ngăn làng với Khu đô thị, để sang Phú Mỹ Hưng làm phụ hồ, lượm rác, cắt cỏ trong các tòa biệt thự hàng triệu đô la và quét dọn những ngôi trường được xây như thư viện khổng lồ.

Họ thường kể cho nhau nghe về lễ hội cầu mùa, về cánh đồng xưa của làng mênh mông thơm ngát mùi lúa non như thế nào. Tất cả giờ đây đã thành cổ tích. Trong khi đó, con cái của họ ở nhà túm tụm chơi với nhau bên những cái ao nhỏ xíu còn sót lại và không biết chữ.

Cách đây 3 năm, có cặp vợ chồng đi làm phụ hồ đem con gửi cho bà Năm, một cô giáo mới về hưu. Họ nói: “Chúng cháu không có đủ tiền cho các cháu đi học ở trường bà ạ. Nhờ bà Năm dạy cho các cháu được chữ nào hay chữ nấy”.

Bà Năm, tên thật là Nguyễn Thị Lan, ở khu phố 4, phường Tân Phú. Bà gầy yếu, lại đang nuôi cháu nội một tuổi, nhưng là cô giáo nên bà không nỡ từ chối một lời nhờ vả như thế.

Bà kể: “Không ngờ người này đồn đại với người kia, sáng sớm tôi mở cửa ra, trời ơi, vài chục đứa con nít đứng chờ sẵn và đồng thanh nói: Bà Năm dạy cho cháu với!”.

Lớp học bên kia ánh hào quang - Hình 2
… rồi chạy qua dạy lớp vỡ lòng.

Nhà của bà Năm nhanh chóng quá tải bởi những đứa học sinh lem luốc nhưng hiếu học kéo tới đầy nhà. Chúng phải chờ khi nào bà ru xong đứa cháu nội ngủ thì mới rón rén vào học. Chẳng còn cách nào khác, bà Năm đến nhà ông tổ trưởng xin trợ giúp.

Ông này sinh hoạt cùng tổ dân phố với bên Phú Mỹ Hưng, nhưng nhà ông thì không lấy gì làm khá giả, chỉ lợp mái bằng, nhưng còn được mảnh sân khá rộng, nơi vợ ông bán hàng tạp hóa linh tinh cạnh cái ao tù. Vợ chồng ông bèn cho bà Năm mượn cái sân. Kể từ đó lớp học bà Năm ngày càng thêm sức hút.

Con muốn biết chữ

Bà Năm chia bọn trẻ ra ba trình độ, vỡ lòng, lớp một và lớp hai. Mỗi lớp có hơn chục học sinh.

Cháu ông tổ trưởng đang học lớp vỡ lòng. Đứa bé thể hình khá nhỏ nhưng nhanh nhẹn. Ông tổ trưởng tên Trần Văn Út nói: “Phường có trường mầm non nhưng quá tải. Tôi bèn gửi cháu vào đây, cho biết chữ, để sang năm xin vào lớp một”.

Video đang HOT

Ông nói thêm: “Các cháu theo học không chỉ ở tổ 27 này mà còn đến từ mấy tổ dân cư khác”.

Bé Thi 10 tuổi đã ra dáng vẻ thiếu nhi rồi nhưng cũng học lớp vỡ lòng. “Bố cháu làm thợ hồ còn mẹ đi quét rác”- bé nói.

Lớp học bên kia ánh hào quang - Hình 3
Bé Thi 10 tuổi đang học lớp vỡ lòng.

Ông Út bảo tôi: “Hệ thống giáo dục giờ nhận theo độ tuổi. Gia đình nào khó khăn, các cháu không đến trường vài ba năm thì bị quá tuổi, nhà trường không nhận nữa”.

Ông bảo: “Phường cũng có lớp học tình thương, nhưng lại ở khá xa, các cháu đều còn nhỏ nên không tự đi đến lớp được”.

Đầu năm học, ở các trường giáo viên mặc áo dài trang điểm đẹp, riêng bà Năm ăn mặc đồ giản dị kiểu ở nhà, đi tới đi lui vừa trông vừa dạy bọn trẻ.

Bà Năm nói với tôi: “Các cháu học ở đây đều con em Sài Gòn, chỉ số ít các em là người ngoại tỉnh”.

Tú, 13 tuổi, đang theo học trình độ lớp hai. Tú đi học đeo ba lô, mặc áo phông in chữ cỡ lớn. Tú nói: “Hồi trước con đi học trường của phường, nhưng làm biếng bỏ học. Giờ con muốn biết chữ”.

Bố của Tú làm bảo vệ còn mẹ làm nghề quét dọn. Công việc nhiều nên họ không kèm cho Tú đến lớp thường xuyên được khiến việc học của cháu bị lỡ cỡ.

Hai chị em Trúc và Thắm người Kiên Giang, bố mẹ lên thành phố kiếm sống. Hai chị em cùng học lớp hai, cô chị đã 14 tuổi nên ngồi bàn sau, cô em ngồi bàn trước. Thỉnh thoảng cô chị chạy lên chỉ bảo cho em mình.

Tôi hỏi bà Năm: “Ngày 5/9 cả nước khai giảng, lớp học của bà có khai giảng không?”. Bà Năm lắc đầu: “Chúng tôi còn vất vả quá nên chưa nghĩ đến chuyện khai giảng. Cho các cháu nghỉ hè 2 tuần, bây giờ cho các cháu học lại. Đang lo vận động sách bút cho các cháu”.

Cô giáo ở đâu

Lớp học của bà Năm đã nhận được một vài sự giúp đỡ của các tổ chức từ thiện thông qua lực lượng thanh niên tình nguyện ở địa phương. Lớp đã có được một số bàn ghế và hai tấm vải bạt lớn để học vào mùa mưa.

Ba lớp học nhưng phải học ba ca, bởi nhiều hôm bà Năm mệt quá không “chạy sô” nổi. Ông Út kể: “Học ca đêm từ 6 giờ tới 8 giờ tối. Các cháu kêu: bà Năm ơi, muỗi quá. Thế là phải mua một cái quạt để xua muỗi”.

Bút, vở, sách giáo khoa đều đi xin từ các gia đình và các trường trong vùng. Tất cả đem về cho vào cái tủ nhỏ khóa lại. Thỉnh thoảng bà Năm lại lấy giấy bút ra và bảo: “Bà Năm cho con”.

Bọn trẻ mừng rỡ cầm lấy những cuốn vở đã ố vàng. Bà Năm dạy cho lớp hai bài tập đọc. Dưới cái mái lều trống hoác bên ao bèo, trên đầu treo lồng chim dưới chân đàn chó chạy, có những đứa học trò bồng cả em đến lớp để được học. Chúng đồng thanh đọc: “Lớp ta hôm nay sạch sẽ quá”.

Trong khi bọn nhỏ tập đọc, bà Năm chạy sang lớp vỡ lòng ở nhà kế bên. Bọn nhỏ quần tụ bên hai cái bàn, dưới tấm ni lông căng trước cửa ngôi nhà nhỏ.

Bà Năm dạy cho chúng bài cách giữ vệ sinh bàn tay. Tôi hỏi: “Thế lớp 1 học ở đâu?”. Bà Năm bảo: “Mình tôi dạy không xuể, ngày mai lớp 1 mới học”.

Thỉnh thoảng các sinh viên tình nguyện đến giúp bà Năm đứng lớp. Họ còn nhiều việc, nhà lại xa xôi, bữa đến bữa không. Mọi thù lao, kể cả tiền đổ xăng cho giáo viên, cũng không có.

Bà Năm nhận dạy chỉ vì “không thể để các cháu đứng ngoài cửa cả ngày” chứ bà không phải nhà tài trợ. Bà không giàu có gì: “Ban đầu tôi chỉ nhận dạy hai đứa thôi”. Giờ bà không biết phải làm sao, bọn trẻ ngày càng đông và càng say sưa học. Chúng không muốn nghỉ buổi học nào. Do thiếu giáo viên nên bà Năm chỉ cho các lớp học cách nhật.

“Sau hè, hiện giờ chỉ còn cô Thủy Tiên và thầy Thuận nhận dạy. Cô Thủy Tiên sắp tới cũng nghỉ do bận việc cơ quan- bà Năm nói với tôi- Chú có cách gì đăng tin lên, tìm giáo viên giùm các cháu”.

Ông Út thì lưu ý: “Anh phải ghi rõ cần tìm giáo viên dạy từ thiện, hoàn toàn không có tiền thu nhập gì nhé. Lớp học không thu của bố mẹ các cháu đồng nào cả”.

Theo Trần Nguyễn Anh

Tiền Phong

Vợ chồng thầy giáo già đi nhặt rác

Về hưu ở tuổi xế chiều với đồng lương "tạm đủ sống", con cái đã yên bề gia thất nhưng suốt 3 năm nay ông bà rủ nhau tìm niềm vui với công việc nhặt phế liệu "làm đẹp cho đời" ở bến xe Mỹ Đình (Hà Nội)

Bà là Đinh Thị Thu, năm nay 57 tuổi, giáo viên dạy môn Văn của Trường THCS Xuân Dương (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa). Còn ông là Lê Minh Hương, 61 tuổi giáo viên tiểu học. Ông bà quê gốc ở Thường Xuân, Thanh Hóa. Cả hai ông bà đã nghỉ hưu và hiện đang làm nghề nhặt phế liệu ở bến xe Mỹ Đình.

Lặn lội thân cò nơi phố xá

Về hưu 12/2009, sau Tết năm đó, ông bà khăn gói lên đường ra Hà Nội để bắt đầu những tháng ngày mưu sinh nơi đất khách quê người, kiếm sống với nghề nhặt phế liệu.

Mấy tháng đầu ra Hà Nội lạ nước lạ cái, ở cái tuổi ngoài 60 như ông không còn là thanh niên sức dài vai rộng để người ta thuê mướn nữa. Một chiều ông Hương đi qua bến xe Mỹ Đình, thấy chai lọ quanh bến xe vứt ngổn ngang chợt suy nghĩ "nếu nhặt đem bán cũng được mấy đồng lại giữ gìn môi trường".

Thế là ông quyết định về rủ bà đi cùng. Ý kiến ấy của ông được bà đồng ý ngay. Vợ chồng ông Hương gắn bó với công việc nhặt phế thải từ ngày đó.

Bà cười hiền hậu, bảo: "Hôm nào mưa thì mặc áo mưa chứ không nghỉ. Có khi ngày mưa lại may mắn nhặt được nhiều vỏ chai hơn ngày nắng. Mưa gió như thế, khách họ ngại chạy ra ngoài nên nhiều khi ngồi trên xe mà vứt thẳng xuống đất. Mình cứ đi lại quanh đó rồi nhặt, vừa bảo vệ được môi trường vừa lại kiếm thêm thu nhập".

Vợ chồng thầy giáo già đi nhặt rác - Hình 1

Với ông Hương bà Thu: "Nhặt rác cũng là một nghề kiếm sống chân chính còn góp phần giữ gìn môi trường sạch đẹp".

Bến xe Mỹ Đình rộng nên hai ông bà phân công cho nhau khu vực mà thu lượm chai lọ. Lúc nào thấy chiếc túi đựng rác đầy thì ra quán nước của chị Hiền, gần cây xăng gửi nhờ. Ngày túc tắc cũng được 4 - 5 lần. Lúc nào mệt, bà lại tranh thủ ngồi phân loại phế liệu.

"Mỗi loại lại tính theo một giá tiền khác nhau. Những lon như bò húc thì 3.700 đồng/10 lon, ngày nào kiếm được nhiều nhiều cũng vui lắm". Trong cái nắng giữa một ngày tháng 8, bà đưa tay quệt vội giọt mồ hôi lăn dài trên trán bảo bà bắt đầu "yêu cái "nghề" này rồi".

Tháng đầu tiên mới ra Hà Nội đi nhặt chai ông bà kiếm được 400.000 đồng. Những tháng sau cứ túc tắc được 1 triệu đồng hoặc tháng nào nhiều thì gần 2 triệu đồng.

Làm đẹp cho đời

Hỏi thăm về vợ chồng ông Hương bà Thu mấy bác xe ôm ở bến xe Mỹ Đình đều gật đầu, khâm phục " ông bà ấy chịu khó lắm, sức chúng tôi còn thua xa. Ngày nào cũng thấy ông vác bao tải qua đây, niềm nở và hay nói chuyện với mọi người ở đây lắm".

Thành quả sau một ngày lao động, chiều đến bà lại gom vào và quẩy gánh mang đến nhà cô Mận Chính, nơi chuyên thu gom sắt vụn ở đầu hẻm để bán. Có lẽ trong cái khổ con người cũng dễ đồng lòng với nhau nhiều hơn. Thương người cùng quê lại già cả nên ông bà được ưu tiên mua giá cao hơn so với dân thu gom đồng nát trong làng.

Nhưng cũng có người tỏ thái độ khinh miệt, gọi ông bà là "lũ" dơ dáy, bần hàn rồi rè bỉu, chê bai. Họ uống nước rồi lại quẳng ngay xuống gầm xe ô tô. Nếu muốn lấy phải dùng gậy khều ra mới được.

Vợ chồng thầy giáo già đi nhặt rác - Hình 2

Dù mưa hay nhưng ông và bà vẫn đều đặn có mặt ở khu vực xung quanh bến xe Mỹ Đình để nhặt rác.

Ông giọng trầm ấm tâm sự: "Mình không xin của ai cái gì. Cái của xã hội vứt đi, không sử dụng nữa thì mình tận dụng để mình nuôi cuộc sống. Dẫu là vài ba nghìn nhưng mình làm từ mồ hôi nước mắt, từ sức lao động chân chính của mình thì chả nề hà gì".

Chị Hiền, chủ quán nước cổng bến xe Mỹ Đình cho biết: "Thấy ông bà già cả mà ngày nào cũng lọ mọ từ sáng đến chiều tối nhìn tội tội nên chị dọn sẵn cả một khu phía sau quán nước cho ông bà gửi nhờ phế liệu. Lúc nào chiếc túi đựng rác của ông bà Hương đầy là mang qua chị gửi, đỡ phải đi bộ xa về nhà cất".

Ông bà vẫn thường nói vui với nhau, trước đây mình là giáo viên - một trong những nghề cao quý nhất của xã hội, còn bây giờ nhặt rác lại là nghề thấp hèn nhất. Ông nói thế thôi, nhưng nhìn vào ánh mắt ông tôi biết trong suy nghĩ của cả ông và bà còn lao động được ngày nào là còn cảm thấy hạnh phúc. Nghề gì cũng là nghề, miễn là lương thiện thì đều cao cả và đáng trân trọng.

Chuyện kể về những người con...

Ở cái tuổi xế chiều đáng nhẽ ra phải được hưởng thụ, thảnh thơi nhưng cả ông và bà đều muốn cố gắng để nuôi nấng thêm giấc mơ cho con trẻ.

Ông bảo, khổ bao nhiêu mà lo cho con cái ăn học bằng bạn bằng bè vợ chồng tôi cũng chịu được. Nhắc đến con, ánh mắt cả ông và bà như rạng rỡ hơn. Ông tự hào kể về những người con của mình.

Con trai lớn của ông là Lê Đức Hiếu, sinh năm 1977 đã từng là cử nhân của hai trường đại học là Bách khoa Hà Nội và Học viện Bưu chính Viễn thông. Anh giờ đây đang là giảng viên dạy công nghệ ô tô của Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội. Anh con út tốt nghiệp đại học ra và bây giờ cũng làm ở một công ty của Nhật Bản, tại cụm công nghiệp xã Liên Ninh, Hà Nội.

Con cái giờ lớn khôn, trưởng thành ai nấy đều dựng vợ gả chồng rồi cũng không muốn bố mẹ phải lam lũ, nhọc nhằn nữa. Họ ngăn cản, thậm chí đã nhiều lần giấu "đồ nghề" của mẹ nhưng rồi được dăm bữa, nửa tháng lại đâu vào đấy.

Trưa đến, bà để dành giấc ngủ của mình đến tối rồi tranh thủ đi bộ ra bến xe xem ai có thuê gì thì làm đấy. Thình thoảng khuân hộ họ thùng nước hay tải hàng người ta cũng trả cho 5.000 đồng, 10.000 đồng. Con dâu gàn mẹ "đừng đi làm như thế nữa, vất vả lắm nhỡ người ta lừa mợ mang hàng cấm thì chúng con biết làm thế nào".

Bà lại cười xòa, cứ đi làm túc tắc ngày cũng kiếm được mớ rau, quả trứng đỡ con cái được phần nào hay phần đó. Ông bà còn sức khỏe là còn chiến đấu được với cuộc sống còn muôn vàn khó khăn này. Hơn nữa nhặt phế liệu quanh bến xe cũng là hành động bảo vệ môi trường.

Tháng 9 này, anh con trai cả lên đường du học, bà lại đến để trông nom cho vợ chồng anh con út. Bà dặn ông thật kỹ " thằng Hiếu nó đi, tôi cũng sang trông con cho thằng út ông ở nhà cố gắng dành dụm, kiếm thêm đỡ tiền sinh hoạt cho con. Tội chúng nó lắm. Con cái cứ ốm đau suốt mà cuộc sống cứ chầy chật, giật gấu vá vai. Mưa ông cũng đừng nghỉ, họ ngại không đi nhiều mình đỡ sợ tranh phần mất".

Có người tặc lưỡi, cười trừ rằng "ông bà hâm, gàn dở". Tôi không nghĩ vậy. Câu chuyện mà tôi được nghe kể từ hai vợ chồng giáo viên già về hưu vẫn mưu sinh bằng nghề nhặt rác ở bến xe Mỹ Đình thật đẹp. Họ có cả chặng đường dài gieo chữ cho học trò. Giờ đây khi về già họ lại tiếp tục lao động, hy sinh vì con cái lại "làm đẹp cho đời".

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ýBị Trấn Thành công khai "cảnh cáo", 1 đàn em liền đáp trả gây chú ý
07:51:25 23/12/2024
Mỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanhMỹ nhân chỉ đóng 1 tập phim nhưng được khen đẹp nhất nhì Tây Du Ký 1986: Đời tư sóng gió, U70 độc thân, là "bà trùm" kinh doanh
05:56:00 23/12/2024
Chuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mìnhChuyện cảm động về "nàng công chúa" 50 tuổi mặc váy mỗi ngày: Bị chê cười nhưng vẫn không ngại sống thật với chính mình
06:50:35 23/12/2024
Ngày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ điNgày giỗ bố, tôi làm 7 mâm cỗ nhưng không anh chị nào đến, khi biết lý do thì tôi chỉ muốn đuổi vợ đi
08:10:56 23/12/2024
Nữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạngNữ chính Cửu Trọng Tử bị Triệu Vy mắng thẳng mặt đạo đức giả, dính vào ồn ào hoả hoạn khiến 2 người mất mạng
07:47:13 23/12/2024
Lên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồiLên truyền hình kể khổ chuyện hôn nhân, cặp vợ chồng "nữ thần không tuổi" bị mỉa mai: Khổ thế sao không ly hôn cho rồi
07:27:52 23/12/2024
Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"Nữ NSƯT giải nghệ sang Mỹ: "Tôi nói với chồng rằng, muốn vui vẻ ở đâu cũng được"
07:36:57 23/12/2024
Ngày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nộiNgày chồng nằm liệt một chỗ, tôi gợi ý anh sang tên sổ đỏ cho vợ đứng chung, anh nói câu mà tôi chỉ muốn trả về nhà nội
08:16:51 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý

Sao thể thao

12:01:49 23/12/2024
Tối 23/12, nàng WAG Nguyễn Quỳnh Anh - bà xã hậu vệ ĐT Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng khi đăng tải dòng trạng thái ngày sinh nhật tuổi 28.
Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Đánh giá về các lực lượng thân Iran sau chính biến tại Syria

Thế giới

11:55:22 23/12/2024
Học giả Ali Akbar Dareini tại Tehran đánh giá, hiện tại Tehran đã mất đi một đồng minh chiến lược ở Syria sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ và điều đó sẽ tác động đến ảnh hưởng của nước này trong khu vực về ngắn hạ...
4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

4 bộ đồ các anh con trai cứ nghĩ là đẹp nhưng chị em nào cũng chê!

Thời trang

11:35:46 23/12/2024
Sự khác biệt giữa nam giới biết ăn mặc và không biết ăn mặc thực sự rất lớn. Có một vài set đồ mà các anh cứ nghĩ rằng ổn, nhưng thực chất lại không ổn trong mắt các chị em một chút nào.
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024: Mão khó khăn, Tỵ phát triển

Trắc nghiệm

11:35:10 23/12/2024
Tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024, Mão cần xác định rõ các mục tiêu, Tỵ hãy tin tưởng vào bản thân.ử vi 12 con giáp hôm nay ngày 23/12/2024
Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Diệu Nhi lần đầu tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus

Tv show

11:31:22 23/12/2024
Trong tập 2 của Người yêu tôi đỉnh nhất , Diệu Nhi chia sẻ đầy thú vị về tiêu chuẩn của mình khi lựa chọn bạn đời. Cô tiết lộ lý do yêu Anh Tú Atus vì anh mang vẻ đẹp giống ba mình.
Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Nữ ca sĩ có thời trang mùa đông rất trẻ trung, sang trọng dù toàn diện đồ tối màu

Phong cách sao

11:28:47 23/12/2024
Văn Mai Hương làm mới style mùa lạnh với áo trench coat màu xanh rêu. Sự kết hợp giữa mẫu áo này và quần jeans xanh đã tạo nên bộ trang phục trẻ trung, năng động. Đôi giày sneaker trắng rất phù hợp với outfit.
Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao Hàn 23/12: Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng ở Trung Quốc

Sao châu á

11:27:57 23/12/2024
Mỹ nhân Hàn vượt mặt Phạm Băng Băng, chiếm sóng với hơn 1,8 tỷ lượt xem trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.
Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao Việt bị gọi sai tên trên thảm đỏ: Người giận dỗi, người im lặng cho qua

Sao việt

11:24:10 23/12/2024
Có không ít sao Việt vướng phải sự cố không mong muốn là bị MC gọi sai tên tại khu vực thảm đỏ, tuy nhiên, cách phản ứng của họ lại rất khác nhau.
Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Điều trị cười hở lợi bằng niềng răng

Sức khỏe

11:16:48 23/12/2024
Đây chỉ là mức giá tham khảo, chi phí niềng răng cụ thể sẽ tùy thuộc vào trung tâm nha khoa mà người bệnh chọn lựa. Thêm vào đó, tùy vào tình trạng phức tạp của mỗi người mà giá niềng răng cũng sẽ có sự chênh lệch.
Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Cách tạo độ phồng cho tóc tại nhà

Làm đẹp

11:14:08 23/12/2024
Cách làm mặt nạ mật ong và dầu dừa rất đơn giản. Trộn mật ong và dầu dừa theo tỉ lệ 1:1, sau đó thoa đều hỗn hợp lên tóc. Dùng khăn trùm tóc lại và ủ tóc trong khoảng 20 phút, xả sạch tóc với nước mát và để khô tự nhiên.
Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Chiêm ngưỡng nhà thờ Bác Trạch sở hữu kiến trúc độc đáo, đẹp tựa trời Âu

Sáng tạo

11:03:34 23/12/2024
Nhà thờ Bác Trạch (Thái Bình) được nhận xét là một trong những công trình kiến trúc độc đáo, đậm chất châu Âu, địa điểm lý tưởng check-in của du khách mùa Noel.