Lớp học bên dòng mương bốc mùi giữa Thủ đô
Vì thiếu cơ sở, phải đi mượn thêm nên hơn 3 năm nay, cô trò Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Tây Hồ, Hà Nội) vẫn phải dạy, học và sinh hoạt ngay cạnh dòng mương bốc mùi hôi thối.
Lớp học bên dòng mương bẩn
Do diện tích chật hẹp, tầng trệt tại cơ sở chính của Trường tiểu học Chu Văn An được tận dùng làm nơi dạy thể dục cũng như nơi ăn uống của học sinh học bán trú.
Trường tiểu học Chu Văn An hiện có 40 lớp với gần 2.000 học sinh, cơ sở chính 1.500 m2 trên phố Thụy Khuê chỉ đủ chỗ cho 6 lớp học 2 buổi/ngày. Khu vực tầng trệt của trường vừa làm nơi dạy thể dục, vừa tổ chức cho học sinh ăn bán trú.
Hiệu trưởng nhà trường, bà Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Do điều kiện làm việc, không có người chăm sóc thường xuyên nên phụ huynh hầu hết đều có nhu cầu cho con học bán trú”. Vì vậy nhà trường đã kết hợp mở nhóm lớp trông giữ học sinh ngoài giờ, giúp quản lý nửa buổi còn lại của các cháu chỉ học 1 buổi/ngày.
“Nếu trước trường thuê nhà của dân theo kiểu tự phát thì nay chúng tôi đã mượn được phòng học ở Trường Mầm non Chu Văn An, nhà sinh hoạt khu dân cư gần đây và nhà văn hóa của phường Thụy Khuê” – bà Minh thông báo.
Buổi sáng, học sinh được bố mẹ đưa đến các địa điểm, trưa các cháu xếp hàng về ăn bán trú tại trường rồi quay lại nơi học buổi sáng để nghỉ đến hết giờ chiều.
Mặc dù các địa điểm đi mượn phòng ốc đã đáp ứng những yêu cầu tối thiểu như diện tích, ánh sáng, an toàn như lời khẳng định của hiệu trưởng Minh nhưng nỗi lo với phụ huynh có con học ở cơ sở tại nhà văn hóa phường Thụy Khuê chưa hết.
Hiện tại ở đây đang có 4 lớp với trên dưới 200 học sinh theo học mỗi ngày. Cạnh nhà văn hóa là con mương đen ngòm, đặc quánh. Nước sinh hoạt của người dân và các cơ sở sản xuất bánh kẹo… vô tư thải trực tiếp ra khiến cho khu vực này luôn sống trong cảnh ngột ngạt và nồng nặc vì mùi hôi thối.
“Sáng nào đưa con đi học, lòng cũng cảm thấy trĩu nặng. Và cái tâm trạng đó ám ảnh cả ngày, cả tuần. Ôi sao thế kỷ 21, ngay giữa thủ đô mà ban giám hiệu nhà trường nỡ nào để con trẻ học tập trong môi trường độc hại, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tinh thần thế này?” – một phụ huynh tâm sự.
Dù các lớp học này ở trên tầng ba của Nhà văn hóa nhưng theo phản ánh của phụ huynh và người dân sống quanh khu vực thì những ngày nóng mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, cửa đóng kín và điều hòa bật hết công suất vẫn không tránh được cảm giác khó chịu. Giờ ra chơi các trò cũng chỉ quẩn quanh trong khoảng sân chật hẹp chỉ hơn 10 m2 của nhà văn hóa. Đến giờ ăn trưa các cô chăm sóc trẻ hướng dẫn các con đi theo hàng một sát tường nhà dân, phòng trường hợp học sinh nô đùa có thể ngã xuống mương.
Biết nhưng vẫn phải chờ
Video đang HOT
Cảnh dạy và học của cô trò Trường tiểu học Chu Văn An tại nhà văn hóa phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thúy Minh cho biết: “Từ năm 2007, UBND TP đã có phương án xây dựng cơ sở mới cho Trường TH Chu Văn An tại 260 Thụy Khuê với diện tích 6.000 m2. Nếu theo phương án này, trường hoàn toàn đủ cơ sở vật chất để tiến hành dạy và học 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh mà không phải đi mượn địa điểm. Tuy nhiên, do vướng mắc ở khâu đền bù, giải phóng mặt bằng nên việc xây dựng chưa biết khi nào mới tiến hành”.
Trước thực tế học sinh phải học cạnh dòng mương ô nhiễm, bà Minh cho hay: “Phụ huynh cũng đã nhiều lần có ý kiến mong trường và địa phương sớm giải quyết tình trạng để bố mẹ yên tâm”.
“Một dự án làm cống bê tông cho con mương này để tránh mùi hôi thối và mở rộng lối đi đã có cả bản vẽ chi tiết, tưởng sẽ hoàn thành xong trong dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội nhưng cuối cùng lại hoãn. Có lẽ vì lí do kinh phí quá lớn” – bà Minh thông tin thêm.
Cô Hà Thị Thu Hương, giáo viên dạy Toán cho học sinh lớp 3 ở cơ sở này cho biết: “Bản thân mình cũng sống ở khu vực này nên thấu hiểu nỗi vất vả của học sinh. Đây không chỉ là bức xúc của phụ huynh mà của tất cả người dân quanh khu vực. Biết thế nhưng làm được gì nên vẫn phải chờ thôi”.
Ngay cạnh nhà văn hóa là dòng mương đen ngòm, bốc mùi hôi thối. Người dân phải mang khẩu trang khi qua đây.
Học sinh xếp hàng đi qua con mương lúc nào cũng bốc mùi khó chịu.
Học sinh bịt mũi đi qua dòng mương đen ngòm.
Theo VietnamNet
Giữa trời nắng, dân vẫn ngập ngụa trong nước
Dù trời đang nắng chang chang nhưng toàn bộ con hẻm 476 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh vẫn ngập trong nước. Mùi hôi thối bốc lên khiến cả trăm hộ dân khốn khổ.
Sống cùng... nước cống
Trong ngày 22/8, toàn bộ con hẻm dài khoảng 200 mét bị ngập sâu, cá biệt có đoạn ngập đến nửa thân xe gắn máy. Thực tế, chỉ cần một cơn mưa nhỏ thì toàn bộ nhà dân ở đây đều ngập trong nước.
Giữa trời trưa nắng, tất cả những ngôi nhà ở đây điều đóng cửa kín mít vì không chịu nổi mùi hôi thối bốc lên từ nước bẩn ngập ngụa trong hẻm.
Dù trời đang nắng chang chang nhưng toàn bộ con hẻm 476 Nơ Trang Long, phường 13, quận Bình Thạnh vẫn ngập trong nước.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung (50 tuổi), chủ nhà số 476/2A cho biết, cả tháng nay mọi sinh hoạt của gia đình bà đều bị ảnh hưởng do nước tràn vào nhà. Những lúc nước lớn cả gia đình phải sinh hoạt trên một chiếc giường vì nước ngập... cả nhà. Đi trong nhà mà phải trèo trên mặt ghế, mặt bàn mà đi.
Nước ngập vào cả nhà dân khiến cuộc sống đảo lộn.
Bà Hà Thị Thu, ngụ tại nhà số 476/13 cũng cho biết, trước kia, những lúc mưa lớn nước rút không kịp thì gây ngập, sau vài tiếng đồng hồ là rút ngay, nhưng bây giờ trời nắng mà hẻm cũng ngập.
Muốn đi ra đầu hẻm, bà con phải mang ủng cao.
Ông Phạm Văn Minh ngụ nhà số 476/12 bức xúc: "Trước đây gia đình tôi ngủ không cần phải mắc mùng, nhưng kể từ ngày con hẻm ngập kéo dài thì muỗi và ruồi nhiều vô kể. Sơ hở một chút là muỗi đốt đỏ cả chân, phải treo mùng và bật quạt suốt cả đêm để cho muỗi khỏi đốt".
Bà Nhung tiếp lời: "Khi nào triều cường còn khổ hơn, nước cống tràn vào nhà, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Mà triều rút rồi nhưng nước ngập chẳng rút theo, ứ đọng mãi mới khô. Nếu tình trạng này kéo dài chắc chúng tôi chết mất".
Ngập do công trình chống ngập
Theo người dân sống trong hẻm 476 Nơ Trang Long, sở dĩ có tình trạng ngập nặng như hiện nay là do đơn vị thi công đào đường lắp đặt cống thoát nước trên đường Nơ Trang Long làm việc cẩu thả, phá hệ thống thoát nước hiện có.
Ông Phạm Văn Minh cho biết, trước đây không có tình trạng này, mưa xong là nước rút hết liền. Kể từ ngày đơn vị thi công đào đường, lấp cống thoát nước ở đầu hẻm mới có tình trạng ngập kéo dài như vậy.
Khi nước bốc hơi, mùi hôi thối xộc lên nồng nặc khắp hẻm.
Bà Hà Thị Thu cho rằng: "Không biết họ thi công kiểu gì mà lấp luôn cái cống thoát nước. Sau nhiều lần chúng tôi phản ánh lên UBND phường, đơn vị thi công đặt cái máy bơm ở đầu hẻm để hút nước, nhưng bơm cho có vậy thôi chứ chỉ cần một cơn mưa nhỏ thì đâu lại vào đấy cả thôi".
Theo xác minh của PV, khu vực này đang thi công công trình Xây dựng hệ thống thoát nước đường Nơ Trang Long (đoạn từ Nguyễn Xí đến cầu Băng Ky) do Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TPHCM làm chủ đầu tư.
Thủ phạm gây ngập là... công trình chống ngập.
Mục tiêu của dự án là giải quyết vấn đề thoát nước, chống ngập đồng thời góp phần hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trong khu vực. Tuy nhiên, chống ngập thì chưa thấy đâu nhưng tình trạng ngập úng ở đây đang ngày càng nặng nề hơn, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người dân.
Ngày 24/8, trả lời PV, Đội trưởng đội Thanh tra Giao thông số 3 Cao Xuân Lộc cho biết trong ngày 23/8, đơn vị đã kiểm tra sai phạm tại khu vực này và đã xử phạt nhà thầu lỗi làm hỏng hệ thống thoát nước công cộng, yêu cầu nhà thầu khôi phục lại hệ thống thoát nước cho người dân.
Cùng ngày, Dân trí đã liên hệ với chủ đầu tư là Trung tâm Điều hành Chương trình Chống ngập nước TP thì đại diện đơn vị này cho biết là trước đây có nhận được phản ánh của người dân về tình trạng này.
Vị này cho biết: "Theo đơn vị thi công báo cáo là do ảnh hưởng của mưa và triều cường nên ngập cục bộ chừng 1 - 2 tiếng đồng hồ, trung tâm có yêu cầu nhà thầu đặt máy bơm nước đầu hẻm để khắc phục tạm thời tình trạng ngập tại đây khi có mưa lớn và triều cường".
Khi được hỏi tại sao có mưa, ngập nhưng đơn vị thi công không bơm thoát nước cho người dân, để xảy ra tình trạng ngập cả ngày trời thì vị đại diện này cho biết sẽ kiểm tra lại thông tin này. Vị này cũng hứa sẽ yêu cầu đơn vị thi công nghiêm túc thực hiện phương án thoát nước, chống ngập tạm thời cho bà con.
Theo VNE
Cám cảnh trường nghèo Không ít học sinh nội thành đang phải học trong những ngôi trường tối tăm, chật hẹp. Bên cạnh những trường học khang trang, rực rỡ cờ hoa chào năm học mới, nhiều trường ngay trong nội thành TPHCM đang từng ngày xuống cấp khiến học sinh (HS) và phụ huynh lo lắng. Không biết đến sân chơi Vừa đưa con đến phân...