Lớp học 90 bô lão
90 cụ già tự học chữ Hán rồi cùng nhau dịch và nghiên cứu các tư liệu cổ về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Nhà cụ Bá – tên đầy đủ là Huỳnh Phương Bá (82 tuổi) trong hẻm nhỏ xíu phường Hòa Thuận (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Ngôi nhà trở thành lớp học “đặc biệt”, bởi chỉ dành riêng cho các cụ già bảo ban nhau học chữ Hán – Nôm.
Học trò đầu bạc
Lớp học vốn gây hiếu kỳ đối với người dân xung quanh. Vì cứ đến ngày mồng 1 và ngày 15 hàng tháng có 90 cụ “ bô lão” tóc bạc phơ (60-90 tuổi) tụm lại học bài. Học cả đời vậy rồi vẫn chưa làm các cụ thỏa mãn. Các cụ lại si mê học chữ Hán – Nôm để nghiền ngẫm những ngày tháng tuổi già.
Lớp học được mở từ năm 1995 tới giờ nhiều cụ đã thông thạo chữ Hán – Nôm và có thể nghiên cứu các nội dung chữ Hán cổ. Ban đầu mới mở lớp, lớp chỉ dành cho những người bạn của cụ Bá. Sau đó thì lớp giải tán vì các cụ không kham nổi. Cụ Bá không khuất phục tiếp tục dựng lớp, chiêu sinh đến năm 2009, thì lớp có tới trên 30 cụ theo học.
Mắt đã yếu nhưng nếu gặp những chữ nào quá nhỏ hay mờ thì các cụ lại dùng kính lúp để đọc, học.
Thế là cụ Bá bắt đầu soạn giáo án cho lớp học với cách riêng của mình. Cụ nào học hết bốn cuốn giáo trình do cụ Bá soạn thì đã khấm khá vốn chữ Hán có thể dịch đọc thong dong. Học xong bốn cuốn phải mất 5-6 năm. Căn nhà nhỏ của vợ chồng cụ Bá trở thành thư viện Hán – Nôm, sách chất cao như núi.
Giữa buổi học các cụ lại cùng nhau ngồi quấn quýt đàm đạo chuyện đời, uống trà thưởng nhạc. Các cụ từ các quận Thanh Khê, Cẩm Lệ, tới Hải Châu, Sơn Trà hay tin cũng tìm đến nhà cụ Bá để xin học. Có đủ thành phần các cụ tham gia từ nhà báo tới, kỹ sư, luật sư, giáo viên… và nhiều nhất là các cựu chiến binh già. Đến nay, lớp có tới 90 cụ vừa học vừa chơi, cũng là nơi học hỏi để về giáo dục con cháu.
Các cụ say sưa nghe giảng về chữ Hán và tự bảo ban nhau, giúp nhau học tập
“Đa phần các cụ vẫn còn minh mẫn, sức khỏe thì hôm được hôm mất nhưng vẫn theo học, nghiên cứu siêng năng lắm. Nhưng có một số cụ cũng phải nghỉ học vì sức khỏe, đau ốm không kham nỗi”, cụ Bá tâm sự
Video đang HOT
Đi bộ đến lớp
Đến lớp nhà cụ Bá có cụ đi xe đạp, có cụ đi bộ, có cụ khỏe hơn nên đi xe máy. Đủ các loại xe nêm chật sân nhà. Thậm chí, có cụ không đi được lại bảo con cháu chở đến rồi trưa lại đón về.
Cụ Ngật giảng bà “Đào hoa nguyên ký” cho mọi người nghe và để các cụ cùng nghiên cứu
“Con cháu thấy tuổi già ham học, vui vẻ lại có bạn chơi nên vui mừng lắm. Tuổi già còn học cũng là để làm gương cho cháu con. Ngày nào con cháu không chở đến được là tiếc hùi hụi. Nghĩ học một ngày là mất cả mớ kiến thức. Buồn, tiếc lắm”, cụ Phó Đức Vượng tâm sự.
Học trò trong lớp người ở xa nhất là ông Nguyễn Văn Hiền (xã Duy Sơn, Duy Xuyên, Quảng Nam). Tháng hai lần, ông Hiền chạy xe tổng cộng 160 km đến lớp. Nhiều người nói ông ham học quá chẳng sợ mưa gió là gì. Đâm ra nhiều khi thấy ông liều.
Ông Hiền nói: “Bất lực trước chữ Hán nên quyết tâm phải biết thứ chữ ấy. Đi học một vài nơi thấy không được nên tìm ra Đà Nẵng học cùng các cụ. Giờ thì học cũng được kha khá vốn kiến thức đã đọc được đôi dăm ba câu đối. Hiểu được ý nghĩa một số câu văn cổ rồi”.
Cụ Bá thì nói : “Có người viết một chữ cả trăm lần chẳng thuộc. Muốn học chữ Hán phải có sức khỏe, thời gian, sự đam mê, không lo lắng đời sống vật chất và phải có trí tuệ “.
Góp sức vì chủ quyền
Hiện các cụ có nhiệm vụ là dịch thuật giúp các đơn vị văn hóa, TP Đà Nẵng các bản di khảo từ tiếng Hán – Nôm ra tiếng Việt. Chẳng chịu đứng yên trước thời cuộc các cụ lại “lao” vào dịch giới thiệu các tài liệu cổ của nhà Nguyễn liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
“Chúng tôi đã thẩm định và dịch bản đồ “Đại Nam thống nhất toàn đồ” năm 1838 có ghi chú, vẽ về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Đó cũng xem như là việc làm nhỏ bé của sức già đối với nỗi lo chủ quyền vậy”, cụ Ngật (84 tuổi) nói.
Cụ Bá cùng các cụ khác đã dịch và nghiên cứu các tài liệu văn thư cổ chữ Hán để tìm hiểu, khẳng định chủ quyền Hoàng Sa là của Việt Nam.
Ngoài ra, các cụ còn tham gia dịch, công bố các cuốn: “Hoàng Sa đảo” trích trong Phủ biên Tạp lục; Bộ Công thời Minh Mạng năm thứ 17 (1836) phúc trình việc chuyển cột gỗ ra cắm mốc đánh dấu ở Hoàng Sa; Bộ Công thời Thiệu Trị năm thứ 7 (1847) tấu trình việc hoãn đi khảo sát Hoàng Sa.
Lớp học nhà cụ Bá cứ tháng hai lần tổ chức học tập cho các cụ đam mê chữ Hán – Nôm
Riêng cụ Bá, rành rõi tếng Pháp và Hán-Nôm nên dịch và thẩm định luôn cuốn “Kinh tế Đông Dương thức tỉnh”. Cuốn sách có rất nhiều thông tin về việc người Pháp công bố các tài liệu thể hiện chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Cuốn sách cũng ghi nhận việc chính quyền Hải Nam (Trung Quốc) thừa nhận việc lãnh thổ Trung Quốc không hề có Hoàng Sa – Trường Sa.
Theo 24h
Bà giáo 80 tuổi vẫn miệt mài dạy chữ "không công"
Sau khi nghỉ hưu, bà giáo Hồ Hương Nam (An Dương, Tây Hồ, Hà Nội) tiếp tục xin mở lớp và tận tình dạy chữ, lễ nghĩa "không công" cho những học sinh đặc biệt. Năm nay đã 80 tuổi nhưng chưa bao giờ bà bỏ lớp, bỏ các cháu ngày nào dù mưa hay nắng.
Dạy chữ "O" trong... 3 tháng
Lớp học của bà Nam được đặt ở một góc nhỏ của khuôn viên Trường THCS An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội). Thành viên của lớp học đặc biệt đó là những đứa trẻ khuyết tật, câm điếc, thiểu năng trí tuệ... hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Học sinh lớn nhất của lớp học này là 31 tuổi và bé nhất là 8 tuổi.
Bà Nam là người gốc Huế, dạy học ở Quảng Bình được hai năm. Năm 1957, bà lấy chồng và chuyển ra Hà Nội sinh sống. Đã từ lâu, khi còn đang giảng dạy trong Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám, bà Nam có tâm niệm đưa chữ đến cho người khuyết tật. Trăn trở nhiều đêm, năm 1979 vừa nghỉ hưu, bà mở lớp học tình thương và đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con đến lớp.
Năm nay đã 80 tuổi nhưng bà Nam vẫn miệt mài với lớp học đặc biệt của mình.
Bà giáo Nam bộc bạch: "Thời gian đầu khó khăn nhiều lắm, không có chỗ dạy, phải mượn nhà văn hóa rồi lớp mẫu giáo. Tôi làm công tác dân số ở phường, biết hoàn cảnh gia đình nên tôi đến từng nhà để thuyết phục phụ huynh để tôi dạy dỗ chúng. Vận động hơn một tháng, họ đồng ý cho "thử thách" và nếu thấy chuyển biến thì học tiếp. Sau một thời gian, các cháu thay đổi cả hành vi, cử chỉ, biết chào hỏi, mời cơm, đi vệ sinh..., gia đình rất vui mừng!".
Bà cũng cho biết thêm, dạy trẻ bình thường đã khó, dạy cho những đứa trẻ khuyết tật, thiểu năng trí tuệ còn khó hơn nữa. "15 cháu trình độ khác nhau, tiếp thu rất chậm, có cháu bị khèo không cầm được bút. Tôi dạy một cháu 3 tháng mới viết được chữ O hoàn chỉnh. Nhiều người không tin! Ban đầu, tôi viết lên bảng đen để cháu nhận mặt chữ, sau đó viết bút chì vào vở ô ly, nắm tay cháu kéo khoanh tròn chữ O theo đúng hướng. Cứ như vậy, sau 3 tháng, cháu đó đã tự viết được chữ O", bà Nam xúc động kể lại.
Khung cảnh lớp học của bà Nam.
Không ít lần sự cố xảy ra trong lớp học đặc biệt này như bột phát có tiếng hét, đang học lăn ra ngủ hoặc chạy lung tung, hiếu động thậm chí có HS còn vệ sinh ngay trong lớp... Hơn nữa, để dạy được học sinh câm điếc, bà Nam lặn lội ra trung tâm ở Thanh Xuân để học ngôn ngữ ký hiệu trong 15 ngày. Bà kể rằng mình là học viên lớn tuổi nhất lớp và tốt nghiệp xuất sắc. Mặc dù mắc bệnh tuổi già huyết áp cao nhưng chưa bao giờ bà bỏ lớp, bỏ các cháu ngày nào dù mưa hay nắng.
Người thầy phải có tâm sáng
Bà nghĩ rằng, với những học trò như vậy thì người dạy phải có phương châm "vừa dạy vừa dỗ", chứ mắng là không được, chỉ nói từ "cháu hư" cũng khiến các em buồn, khóc, tủi thân. Bà quan niệm, nhà giáo phải có tâm với nghề và có tình thương học sinh.
"Tôi luôn có một tâm niệm, tất cả giáo viên cố gắng kéo các em tật nguyền ra khỏi mặc cảm của con người. Yêu nghề bao nhiêu thì yêu người bấy nhiêu", bà giáo Nam chia sẻ từ đáy lòng.
Suốt 15 năm lớp học đặc biệt này tồn tại, nhiều phụ huynh đòi đóng tiền cho con đi học, nhưng bà đều từ chối. Mà bà vẫn dành dụm số tiền lương hưu ít ỏi, tiền con cái biếu hàng tháng để mua bim bim, bút chì, vở... cho học sinh của mình. Cứ đến thứ 6 hàng tuần, cuối giờ học bà đều phát bim bim để động viên các em đến lớp, cố gắng học tập.
Theo tâm niệm của bà Nam thì tất cả giáo viên cần cố gắng kéo các em tật nguyền ra khỏi mặc cảm của con người.
Bà nhớ lại, thời gian đầu bước ra khỏi lớp, bà khóc khi phụ huynh nói "cụ già lẩm cẩm", "bà khùng" vì bà đến thuyết phục gia đình cho các em đến lớp học chữ như người bình thường. Tuy nhiên, bà chưa bao giờ có tư tưởng sẽ bỏ lớp. "Có lúc buồn, lúc khóc, chán nhưng không bỏ cuộc. Con người có hai chữ T đó là "tâm" và "tiền" - tâm thì không bao giờ mất. Cái điều quý giá nhất suốt 15 năm tôi dạy các em chính là tình cảm, sự yêu thương của chúng đối với tôi", nói đến đây, bà giáo cười hiền từ hạnh phúc.
Đối với lớp học này thì mỗi lần các cháu nhảy ra ôm hôn bà, biết cất nón cho bà; đó là những câu khen "bà có áo mới đẹp quá" chân thật, hồn nhiên, vô tư hay chính là những bông hoa mà chúng nói "dành tiền ăn quà tặng bà" nhân ngày 20/11... là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với bà giáo già tận tụy với nghề.
Chia tay chúng tôi, bà Nam trăn trở: "Tôi sẽ không bao giờ thôi dạy những học sinh đặc biệt coi như con cháu ấy mà chỉ đến bao giờ chân chậm, mắt mờ thì không dạy nữa. Khi nào mệnh trời kéo đi thì chịu. Nhưng tôi sợ đến lúc đó, không ai đủ tâm để dạy các em. Chúng đang học dở chừng...".
Kim Ngân - S.H
Theo dân trí
Trường học chỉ có một giáo viên Điểm trường Bản Giàng 1 Hà Tĩnh) có bốn lớp từ lớp 1-4 nhưng chỉ có duy nhất một giáo viên. Khó khăn chất chồng nhưng thầy và trò luôn nỗ lực vượt khó. Điểm trường bản Giàng 1 thuộc Trường tiểu học Hương Lâm, nằm sâu phía tây xã Hương Lâm, huyện Hương Khê. Cả trường chỉ có 3 phòng học nhưng...