Lớp học 100% học sinh dân tộc đạt 21,5 điểm khối C trở lên
28 học sinh lớp 12C2 trường Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An đều có khả năng đậu đại học do điểm thi cao so với mặt bằng chung.
Trong kỳ thi THPT quốc gia 2019, lớp 12C2 trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An có 28 em thì tất cả có điểm xét tuyển khối C (Văn – Sử – Địa) đạt 21,5 trở lên. Trong đó 5 em đạt 26 điểm trở lên, riêng em Lục Thị Doanh đạt 27,75.
Doanh là người dân tộc Thái, sinh ra ở huyện Nghĩa Đàn, bố mẹ mưu sinh bằng nương rẫy. “Bố em mắc chứng suy thận, thời gian nằm viện nhiều. Việc đồng áng mỗi mình mẹ lo nên em xác định phải học thật tốt, không để gia đình lo lắng”, Doanh nói. Em đã đăng ký xét tuyển vào khoa Sư phạm Ngữ văn (Đại học Vinh) để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Tập thể lớp 12C2 – THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Bính.
Cô Nguyễn Thị Bính, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C2 cho biết, 26 thành viên của lớp là người dân tộc Thái, 2 em là dân tộc Thổ, đa số có hoàn cảnh khó khăn nên có chung khao khát học thật tốt để tìm kiếm tương lai cho bản thân. Với điểm thi khối C khá cao so với mặt bằng chung, đa số học sinh đều có khả năng đậu đại học. Chỉ hai nam sinh được trên 27 điểm (đã cộng điểm ưu tiên), muốn xét tuyển vào trường quân đội, song khi sơ tuyển thì không đủ chiều cao.
Trường THPT Dân tộc nội trú số 2 Nghệ An hoạt động từ năm 2012. 95% học sinh là con em dân tộc ở các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn và Quỳnh Lưu (Nghệ An); 5% là các em dân tộc Kinh thuộc vùng 135.
Video đang HOT
Kỳ thi THPT quốc gia năm nay Nghệ An đạt tỷ lệ tốt nghiệp 95,24% (thấp hơn năm ngoái khoảng 2%). Toàn tỉnh có 35 điểm 10 ở nhiều môn, trên 600 thí sinh có điểm từ 9,5 trở lên ở các môn.
Theo VNE
Cô giáo 9X mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh bản Cằng
Là người dân tộc Thái, sinh ra và lớn lên ở vùng biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An nên cô giáo Lương Thị Tâm hiểu được mong muốn học tiếng Anh của các em. Vì vậy, dù đang ở Hà Nội nhưng cô giáo Tâm vẫn dành thời gian về quê mở lớp dạy miễn phí.
Lớp học ấm tình người
Vào đúng 8h, tiếng chào hỏi tiếng Anh giữa cô giáo Lương Thị Tâm (SN 1991) và các học trò nhỏ vang lên tại nhà văn hóa bản Cằng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An cũng là thời điểm bắt đầu một buổi học vô cùng sôi động.
Có mặt tại lớp học đặc biệt này, ai cũng dễ cảm nhận thấy không khí vui tươi, thân thiện giữa cô giáo Tâm và các em. Trong các buổi học, cô và trò giao tiếp hoàn toàn bằng Tiếng Anh, bắt đầu bằng những câu ngắn, dễ nghe, sau đó là những câu dài, có từ vựng khó hơn hoặc những bài hát, trò chơi Tiếng Anh vui nhộn. Cô giáo Lương Thị Tâm, người con dân tộc Thái, sinh ra ở xã biên giới Môn Sơn, huyện Con Cuông. Sau khi tốt nghiệp 2 trường đại học với tấm bằng loại giỏi, Lương Thị Tâm đã ở lại Hà Nội để lập nghiệp trong lĩnh vực giáo dục.
Cô giáo Lương Thị Tâm mở lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh bản Cằng
Nhiều năm đứng lớp trên cương vị là giáo viên Tiếng Anh, Tâm thấu hiểu sự cần thiết của ngoại ngữ trong thời buổi hội nhập hiện nay. Từ đó, cô trăn trở nhiều hơn về những thiếu thốn, thiệt thòi của trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số nơi quê nhà. T
hấy được trình độ chênh lệch về tiếng Anh của những em học sinh ở miền quê của mình với các thành phố lớn, Tâm khát khao được trở về mở lớp dạy. Tuy nhiên do yêu cầu công việc, cũng như khoảng cách địa lý quá xa nên mong muốn đó vẫn chưa thực hiện được. Nhưng trong quá trình công tác, cô giáo trẻ vẫn âm thầm chuẩn bị và tích lũy những giáo trình cùng tài liệu để sẵn sàng thực hiện việc này.
Cho đến kỳ nghỉ hè năm 2019, cô Lương Thị Tâm trở về quê xin với trưởng bản cùng UBND xã Môn Sơn được tổ chức lớp học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí. Đây cũng là điều chính quyền địa phương và các phụ huynh học sinh hy vọng đã lâu nên ủng hộ và tạo điều kiện.
Cứ vào chiều thứ Sáu hàng tuần, cô giáo trẻ lại đi xe khách từ Hà Nội về quê để kịp đứng lớp vào thứ Bảy và Chủ nhật. Lớp học của cô Tâm được mở tại nhà văn hóa bản Cằng, với 80 học sinh độ tuổi từ 5 - 10 tuổi và được chia thành 2 buổi sáng, chiều để đảm bảo chất lượng học. "Tham gia lớp học, cô Tâm dạy cho con tỉ mỉ từng câu, từng chữ nên rất dễ hiểu. Từ lúc đi học ở đây, con thấy học tiếng Anh rất hấp dẫn và rất thích. Con sẽ cố gắng học thật giỏi", em Lô Khánh Linh, ở bản Cằng, xã Môn Sơn, háo hức nói.
Được biết, ngoài tự trang bị giáo cụ, Tâm còn photocopy sẵn những bài tập viết, tập đọc cho các em. Cô giáo trẻ này còn kêu gọi bạn bè quyên góp được hơn 20 triệu đồng, đầu tư mua tủ sách, tặng mỗi học sinh một bộ đồ dùng học tập và cuối buổi học, các em còn được uống sữa.
"Trong khi mọi người chọn những nơi xa để đi tình nguyện thì em luôn nghĩ sẽ trở về quê hương mình để cống hiến. Quê mình còn nhiều khó khăn, em hy vọng sẽ ngày càng có nhiều người dành thời gian, sức lực để đóng góp phần nào cho sự phát triển của quê hương", cô Lương Thị Tâm chia sẻ.
Nói về việc này, ông Lương Văn Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Môn Sơn, huyện Con Cuông cho biết: "Trong điều kiện thiếu thốn và khó khăn ở địa phương, việc cô Lương Thị Tâm mở lớp học tiếng Anh miễn phí cho các em là rất đáng quý. Vì vậy, xã luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để cô Tâm duy trì lớp học, giúp đỡ các em học sinh trong dịp hè".
Lan tỏa tấm lòng nhân ái
Trước đó, ông Phan Ngọc Trâm (73 tuổi, Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) từng khiến nhiều người trầm trồ về lòng tốt cũng như sự minh mẫn của mình. Là người có vốn ngoại ngữ phong phú, nhất là tiếng Anh, ông Trâm đã quyết định mở lớp dạy thêm cho những cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn.
Vì lớp học hiệu quả, trẻ tiếp thu tốt khiến "tiếng lành đồn xa", nhiều gia đình cũng đưa con đến tìm "thầy giáo Trâm" xin học, đến nay lớp học của ông Trâm đã có 50 học sinh ở các độ tuổi khác nhau. Kể về những ngày tháng tuổi trẻ, giọng nói thầy sôi nổi hẳn lên: "Thầy giáo gì đâu, tôi làm gì có bằng cấp dạy học gì. Thấy trẻ con trong xóm bị hổng nhiều kiến thức quá, nên tôi có chút kiến thức muốn truyền cho chúng thôi".
Đã hơn chục năm trôi qua với bao lứa học trò nhưng lớp học của ông vẫn hoàn toàn miễn phí. Ở tuổi 73, thầy Trâm còn được biết đến là một điển hình phát triển kinh tế từ cây bưởi Diễn. Ông là người tiên phong trong việc chuyển đổi cây trồng ở địa phương, khi mạnh dạn phá bỏ vườn mơ, vườn mít để chuyển sang trồng bưởi. Vườn bưởi của ông đến nay có những cây tuổi đời gần 20 năm.
Hiện, thầy là nhóm trưởng CLB bưởi Diễn của xã với 13 thành viên được thành lập từ năm 2012, cùng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc cũng như kinh nghiệm để giúp nhau phát triển cây bưởi một cách hiệu quả và mang lại giá trị kinh tế cao. Nhóm cũng đưa ra những quy chế hoạt động riêng như: Không được phép tự động phá vườn bưởi Diễn; trước khi thu hoạch, họp thông báo giá thấp nhất để chống phá giá. Hằng tháng, mỗi người đóng quỹ 1 triệu đồng nhằm hỗ trợ thành viên trong nhóm vốn để đầu tư, chăm sóc vườn bưởi.
Ngoài thời gian lên lớp dạy cho các cháu quanh xóm, thời gian còn lại "thầy giáo làng" lại tất bật với đam mê phát triển cây bưởi Diễn.
Anh Ngọc
Theo ĐSPL
Đêm ra trường của trường chuyên Lê Hồng Phong: Còn hơn những giọt nước mắt chính là cùng cười, cùng vui bên nhau đêm cuối Những khoảnh khắc cuối cùng của 2k1 trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TPHCM) bên nhau là cái ôm, nụ cười, câu chúc đậu Đại học chứ không phải là những giọt nước mắt rơi lã chã. Tuổi học trò luôn là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi người. Cái tuổi khờ dại đầy mơ mộng, nhưng luôn chất...