Lớp học “0 đồng” dưới chân cầu
Cứ đều đặn 6h30 tối, căn phòng nhỏ nép dưới chân cầu Rạch Ông, quận 7 (TP.HCM) lại sáng đèn và ê a tiếng đánh vần của trẻ nghèo nhập cư.
Các trẻ được dạy cả tiếng Anh
“ Tự xa xưa thuở nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và Dê trắng…”
Tiếng anh Danh Tuấn Anh vang lên, trẻ bắt đầu ê a đọc theo. Trong căn phòng 20m2, các trẻ đang hướng mắt lên bảng, chăm chú đánh vần rồi nắn nót từng dòng xuống vở.
Thầy cô ở lớp tốt lắm, dạy có tâm mà thương học trò. Thấy con ham học, tôi rất mừng. Lớp tạo điều kiện cho mấy đứa nhỏ nghèo được học chữ vì tụi tui đâu có tiền.
Chị PHẠM THỊ YẾN NHI (phụ huynh bé Lê Ngọc Phương Quyên)
Gieo chữ cho trẻ nghèo
Đó chính là lớp học “0 đồng” của anh Danh Tuấn Anh (25 tuổi, ngụ quận 7). Lớp học đặc biệt này được mở bằng tình yêu thương của anh dành cho các trẻ sống ở khu lao động nhập cư nghèo.
Hôm tôi ghé, buổi học sắp sửa bắt đầu, anh Tuấn Anh đang ổn định chỗ ngồi. Bọn trẻ quần áo lấm lem, đứa nhỏ xíu, mặt non choẹt, có đứa trông già dặn như trải đời. “Tụi nhỏ hiếu động, nghịch lắm nhưng cũng biết nghe lời” – anh nói rồi hướng mắt về phía học trò mỉm cười.
Để cho bọn trẻ có con chữ là cả hành trình không dễ chút nào. Bốn năm trước, trong một lần cùng hai người bạn đến khu phố nhỏ, anh bất ngờ vì không nghĩ đối diện mấy tòa nhà sang trọng, hiện đại bên kia sông là một xóm trọ nghèo, buồn hiu. Đa số trẻ nhỏ ở đây không được đi học dù đã đến tuổi, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong xóm.
“Tôi nghĩ mình nên làm cái gì đó để giúp các bé thay đổi cuộc đời” – người thầy 25 tuổi chia sẻ lý do ra đời của lớp học “0 đồng”.
Sau đó, anh lên phường trình bày nguyện vọng mở lớp dạy học miễn phí. Được phường hỗ trợ chi phí điện, nước và một căn phòng nhỏ vốn là nhà kho cũ được tân trang lại, anh xin thêm vài bộ bàn ghế cũ, tấm bảng của một trường tiểu học gần đó. Vậy là lớp học tình thương giữa xóm trọ nghèo được hình thành.
Video đang HOT
“Thời gian đầu chưa có kinh phí nên chưa sửa sang gì được, chỗ học khá tồi tàn. Khi hoạt động gần một năm, có một mạnh thường quân đến hỗ trợ chi phí lát gạch, sơn sửa lại để nhìn giống… lớp học hơn. Sau đó lại thêm những tấm lòng tốt hỗ trợ dụng cụ học tập” – Tuấn Anh vui vẻ kể.
“Tôi gặp nhiều trở ngại khi quyết định mở lớp. Ba mẹ sợ tôi cực. Rồi phải vượt qua rào cản từ phụ huynh. Có thời gian mấy tháng trời, mình tôi cáng đáng 30 em vì bạn tôi bận việc không thể phụ nữa. Nhiều khi muốn bỏ cuộc, nhưng nghĩ lại mình bỏ rồi thì cuộc đời tụi nhỏ sẽ khổ, sẽ đời này tiếp đời kia sống trong cảnh thất học” – anh trải lòng.
Tuấn Anh kể ban đầu để lớp có học sinh, anh phải đến từng nhà thuyết phục cha mẹ cho con đến lớp và “ngon ngọt” khuyên nhủ bọn trẻ hiếu động chịu đi học. Hồi đầu, nhiều người không đồng ý giao con cho anh. Một phần sợ anh là người xấu, dạy hư lũ trẻ, còn lại nghĩ rằng có học hay không cũng vậy.
“Mất nhiều thời gian, tôi dùng mọi lý lẽ khuyên họ cho con đến lớp thì họ mới chịu nhưng kèm theo điều kiện phải hỗ trợ tiền ăn uống cho mấy đứa nhỏ trong thời gian đầu theo học” – Tuấn Anh kể.
Tuy nhiên, lớp học được vài tuần, học trò bỗng… biến đâu mất. Anh lại lọ mọ đến từng nhà tìm hiểu thì biết được có bé theo cha mẹ đi nơi khác mưu sinh, có bé nhà không cho đi học nữa. “Họ nói học biết mấy chữ vậy là được rồi, học nhiều làm gì. Tôi lại phải cố khuyên họ cho con cái trở lại lớp” – anh tâm sự.
Thế rồi, tâm huyết của Tuấn Anh cũng được đền đáp. Sau khi thấy con mình tiến bộ cả con chữ và lễ phép đạo đức, nhiều người không còn cản con đến lớp nữa. Có người còn giới thiệu cho gia đình có hoàn cảnh tương tự để đưa con cái đến học.
Anh Tuấn Anh tập viết cho học trò mình – Ảnh: DIỆU QUÍ
Dạy và học lại từ… các em
Lúc mới đầu, lớp có được 20 em, còn hiện tại là 30 em, đứa nhỏ nhất mới 6 tuổi, lớn nhất 14 tuổi nhưng đều có điểm chung… không biết chữ. Do đó, khi mới mở lớp, Tuấn Anh và hai người bạn chỉ dạy toán và tiếng Việt, chủ yếu để các em có thể đọc, viết, làm các phép toán cơ bản, sau này mới dạy thêm ngoại ngữ.
Bên cạnh việc chính là buôn bán, Tuấn Anh dành toàn bộ thời gian rảnh và tâm huyết của mình vào việc “gõ đầu trẻ” thiện nguyện. Ban ngày đi làm, buổi tối có khi chưa kịp ăn cơm, anh đã vội đến lớp cho kịp giờ dạy. Anh nói mình không sợ cực, được gặp bọn trẻ khiến anh thấy vui vẻ, thoải mái hơn.
Tuấn Anh kể lớp học tình thương này mang đến cho mình nhiều trải nghiệm tuổi trẻ. Trước đây, anh là người nóng vội, hấp tấp, và gần trẻ thơ khiến anh học được tính kiên nhẫn, bao dung, hiểu được ý nghĩa việc mình đang làm.
Nhìn học trò lớn lên từng ngày, từ những đứa không biết mặt chữ là gì, nay một số em đã đọc vanh vách, tính toán thông thạo, với anh đó là động lực, là sự đền đáp của các em với những người neo chữ tại đây.
Em Lê Thị Tường Vy (13 tuổi), đang tập viết số đếm bằng chữ trong tiếng Anh, hồ hởi nói: “Con học ở đây vui lắm, nhiều bạn bè. Mấy thầy cô dạy dễ hiểu nữa, cái nào không hiểu thì hỏi lại nhiều lần cũng được”.
Gần bên, cô bé nhỏ nhắn Trần Thị Huỳnh Như đang chỉ bài cho bạn cùng bàn. Huỳnh Như nói em chỉ học đến lớp 3 rồi nghỉ vì không có tiền học tiếp. Mới 14 tuổi, em đã sớm bươn chải bằng làm việc, tối lại đến lớp đeo đuổi con chữ.
Chia sẻ cách dạy của mình, Tuấn Anh tâm sự: “Do các em còn ham chơi, có em đang độ tuổi dậy thì, nên ban đầu khó tiếp cận để khuyên bảo. Nhưng sau thời gian, tôi rút ra kinh nghiệm, chịu khó tìm hiểu hoàn cảnh, suy nghĩ của từng em để có kiểu dạy khác nhau.
Trong lúc học sẽ luôn có sự tương tác qua lại giữa thầy và trò để tụi nhỏ có hứng thú, cảm thấy được quan tâm, yêu thương, từ đó sẽ chăm học hơn”.
Hôm 20-11 năm rồi, anh vừa bất ngờ vừa xúc động khi được một học trò vẽ hình mình lên giấy kèm những dòng chữ nguệch ngoạc, bày tỏ sự mến mộ của các em đối với người thầy của mình!
“Sau đợt nghỉ vì dịch COVID-19, các em cũ vẫn đi học lại đều. Có mấy bạn mới từ Campuchia về thì mù chữ hoàn toàn nên cũng hơi khó dạy vì các em đã lớn. Nhưng không sao, để bọn trẻ biết đọc biết viết thì khó cỡ nào tụi tôi cũng cố” – Tuấn Anh trải lòng.
Cho các em kỹ năng sống
Và vui vẻ dạy kỹ năng sống – Ảnh: DIỆU QUÍ
Anh Danh Tuấn Anh cho biết giáo án giảng dạy theo chương trình chuẩn của tiểu học với sự trợ giúp của các sinh viên tình nguyện.
Thời gian học 2 giờ kể từ 18h30, từ thứ hai đến thứ sáu. Ngoài học văn hóa, các em còn được dạy kỹ năng sống để tự bảo vệ bản thân như chống xâm hại tình dục, ma túy, bạo lực gia đình, học võ… Mỗi tuần hai buổi các em được học tiếng Hàn với người bản địa và tiếng Anh.
Cứ hai tháng, lớp kiểm tra đánh giá năng lực để chia nhóm, mỗi nhóm một thầy cô phụ trách. Tùy khả năng tiếp thu mà cách dạy khác nhau, những em học chậm được phụ đạo riêng để theo kịp các bạn.
Nhờ đồng nghiệp "bóc mẽ" mà tôi nhận ra sai lầm suốt bao năm đi làm: Viết quá nhiều từ "ạ" trong email
Nhiều người hay coi trọng kính ngữ trong câu chữ gửi mail nhưng lạm dụng quá cũng chẳng tốt chút nào.
Viết email là một nhiệm vụ mà gần như mọi công việc đều yêu cầu. Ngay từ khi chúng ta nộp CV xin việc, rep mail vòng phỏng vấn cho tới lúc chính thức vào công ty, nhiệm vụ ấy cực kỳ quan trọng, thậm chí đánh giá được phần nào phẩm chất của mỗi nhân viên.
Có vô vàn những yêu cầu tối thiểu cho một email chuyên nghiệp, ví dụ như câu chữ lễ phép, xưng hô đàng hoàng, có chữ ký rõ ràng, tiêu đề mail không được bỏ qua, phải biết nói lời cảm ơn... Trong đó đặc biệt là vấn đề câu chữ lễ phép. Khía cạnh này được định nghĩa theo nhiều ý kiến khác nhau. Người cho rằng phải "dạ", "vâng", "ạ" liên tục mới là lễ phép. Người thì nghĩ quan trọng là biết vai vế giữa ta và đối phương cũng như mục đích của gửi email là gì mà lựa chọn xưng hô cho hợp. Vậy đâu mới là chuẩn mực trong câu chữ?
Gần đây, tôi được một đồng nghiệp chỉnh đốn lại cách viết mail của mình. Cụ thể là trong email tôi gửi khách hàng có quá nhiều từ "ạ" ở cuối câu. Đoạn email ấy như sau:
"Kính gửi công ty X...
Em là Nguyễn Thị A, nhân viên phòng hành chính pháp lý của công ty Y ạ. Hôm nay em viết mail này với mục đích gửi quý công ty bản hợp đồng giữa hai bên ạ. Bản trình bày này dựa trên thỏa thuận đôi bên hôm thứ Hai vừa rồi ạ.
Anh/chị có thể xem qua giúp em bản hợp đồng được không ạ? Em rất lấy làm vinh hạnh vì được hợp tác cùng quý công ty ạ. Em mong sẽ sớm nhận được phản hồi ạ.
Một lần nữa em xin cảm ơn ạ.
Faithfully,
Nguyễn Thị A."
Tổng cộng có đến 7 từ "ạ" trong một đoạn email ngắn như trên. Đồng nghiệp tôi giật mình thảng thốt vì không thể ngờ tôi đi làm bao năm trời mà vẫn mắc phải sai lầm ngớ ngẩn này. Ban đầu tôi phản biện lại bằng lý lẽ rằng câu chữ trong email nhất định phải thật lễ phép, nên thêm thắt kính ngữ "Dạ" hay "ạ" hoàn toàn là điều dễ hiểu. Nhưng sau khi nghe đồng nghiệp giải thích, tôi mới nhận ra sai lầm của mình.
Sở dĩ không nên cho quá nhiều từ "ạ" vào trong email là vì 3 lý do chính dưới đây
1. Thứ nhất, "ạ" mang phong cách văn nói, không hợp với văn viết
Văn nói là lời ăn tiếng nói hàng ngày, là khẩu ngữ, còn văn viết là câu chữ thể hiện qua giấy tờ, sách vở... "Ạ" thoạt nghe thì lịch sự nhưng khi sử dụng với tần suất lớn thì nội dung email của bạn bỗng trở thành văn nói, và như thế là thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối phương. Chúng ta hay đặt nặng vấn đề kính ngữ mà bỏ qua sự chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp là khi chúng ta thẳng thắn bày tỏ vấn đề một cách văn minh, không cần dùng nhiều lời "dạ", "vâng" mà người kia vẫn cảm thấy mình được tôn trọng.
2. Thứ hai, dùng nhiều từ "ạ" sẽ khiến văn phong nặng nề, bản thân chúng ta bị hạ thấp
Như trong email ở trên kia, mối quan hệ hai bên là sự ngang hàng đôi bên cùng có lợi. Khi sử dụng nhiều từ "ạ", văn phong chợt trở nên nặng nề và mang màu sắc "van xin", kiểu như công ty Y đang phải thiết tha mong bên công ty X thực hiện nhiệm vụ cho mình. Từ "ạ" cho thấy khoảng cách rất rõ giữa bề trên - bề dưới, trong khi chủ thể của hoạt động của kinh doanh thường là các mối quan hệ bình đẳng, cùng phát triển.
Thử tưởng tượng đối phương sẽ nghĩ gì khi thấy chúng ta hạ mình quá xuống? Họ sẽ thương cảm và mủi lòng ư? Không hề, thương trường là chiến trường, vậy nên hãy tỏ ra thật chuyên nghiệp trong vai trò bình đẳng đôi bên nhé.
3. Thứ ba, dùng nhiều từ "ạ" cũng có thể bị coi là lặp từ, không cần thiết khiến email dài dòng, lê thê
Có thể khi viết bạn không để ý, nhưng sau khi hoàn thành nội dung email, hãy đọc lại một lần và bạn sẽ thấy khuyết điểm. Câu chữ kém chuyên nghiệp hơn nhiều, giọng văn từ trang nghiêm thì thành màu sắc "xin xỏ"... Kéo theo đó là vấn đề về độ dài email.
Ngoài từ "ạ", chị em cũng nên nhớ viết mail không nên thêm quá nhiều "Dạ", "vâng". Hợp lý nhất là chỉ để từ "ạ" đằng sau câu hỏi "được không". Ví dụ: Anh/chị có thể trả lời email trước 3 giờ chiều nay được không ạ?
Hãy nắm vững điều này để luôn khiến mình trở thành một nhân viên chuyên nghiệp, tinh tế chị em nhé!
Ngày "tết thầy"- ngẫm về vai trò của người thầy xưa và nay Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao vị thế của người thầy: "Nhiệm vụ thầy giáo rất vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục". Trong bất kỳ giai đoạn nào, thời đại nào thì vai trò của người thầy cũng rất quan trọng đối với học trò. Thầy giỏi sẽ đào tạo...