Lớp dạy bơi miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ giữa lòng Sài Gòn, nơi đầy ắp tiếng cười và tình thương: ‘Làm được những điều nhỏ bé nhưng có ý nghĩa cho đời nó vui lắm’
Tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ cơ nhỡ là điều mà suốt 2 năm nay nhóm “Bơi và những người bạn” đã tạo ra dưới làn nước xanh mát.
Hơn 2 năm nay cứ đều đặn mỗi sáng cuối tuần, anh Lương Ngọc Duy (34 tuổi) lại hăng say truyền thụ kiến thức của mình cho những học trò đặc biệt tại hồ bơi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP.HCM).
Nhóm “Bơi và những người bạn”.
Thấy các bé thiệt thòi nên thương
Anh Duy là cựu vận động viên bơi lội TP.HCM, với 27 năm gắn bó với đường đua xanh. Với mong muốn lan tỏa tinh thần thể thao đến với mọi người, anh và một vài người cùng chí hướng đã thành lập nhóm “Bơi và những người bạn”.
Các em nhỏ bắt đầu làm quen với nước sau buổi học đầu tiên.
Chia sẻ về việc dạy bơi cho trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn, anh Duy nói đó như là một cơ duyên không định trước.
“Tháng 2/2018 mình đến thăm những đứa trẻ ở mái ấm chùa Diệu Giác (quận 2) và chứng kiến những đứa trẻ đều có những số phận và hoàn cảnh đặc biệt. Mình chỉ nghĩ đơn giản là thấy thương mấy bé ở đây thiệt thòi.
Đa phần các em đều thiếu tình thương của gia đình, ít giao tiếp với mọi người và hầu như không có điều kiện học bơi. Điều này thực sự rất nguy hiểm nếu có sự cố dưới nước xảy ra” – anh Duy nói và tin rằng học bơi cũng là một cách giúp em vui vẻ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Với những em hiếu động, các thầy phải mềm mỏng để truyền thụ kiến thức.
Sẵn đã có ý định chung tay cùng Liên đoàn Thể thao dưới nước TP.HCM trong chương trình giảm thiểu tỷ lệ đuối nước ở trẻ em Việt Nam xuống mức thấp nhất, nhóm của anh Duy quyết định tập hợp mọi người mỗi cuối tuần đến hồ dạy bơi cho trẻ em nghèo.
Các thành viên nhóm “Bơi và những người bạn” đã dạy cho gần 1.000 trẻ em nghèo biết bơi.
Mặc dù chỉ gặp nhau vào mỗi sáng chủ nhật hàng tuần nhưng 2 năm qua nhóm đã giúp cho gần 1.000 trẻ em cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn biết bơi.
Video đang HOT
Những kỷ niệm “dở khóc, dở cười”
Anh Nguyễn Thành Nam, cựu VĐV tuyển bơi lội Quốc gia và là 1 thành viên trong nhóm chia sẻ, mình đã có nhiều kỷ niệm vui vẻ khi nói về quá trình dạy các bé tập bơi.
Ngoài bơi lội, trẻ đến lớp còn được hỗ trợ ăn uống.
“ Có rất nhiều trường hợp dở khóc dở cười như các bé sợ nước, không dám xuống nước, mình phải làm rất nhiều cách để trấn an và động viên bé.
Có trường hợp một vài bé chậm tiếp thu hơn , học trước quên sau mà cuối cùng cũng biết bơi khiến mình vô cùng hạnh phúc .
Rồi có những em nhỏ hiếu động, tinh nghịch , mình phải mềm mỏng tìm cách thì mới nghe lời. Dạy lâu giúp mình hiểu và có kinh nghiệm truyền tải đối với từng đối tượng ” – anh Nam nói.
Còn anh Duy thì tâm sự, anh tìm thấy được niềm đam mê và sự yêu thích trong công việc này. Người ta nói đây là công việc “không lương” nhưng riêng anh thấy mình nhận được nhiều hơn.
Lớp học bơi miễn phí mang lại cho các em niềm vui và tiếng cười.
“Việc gì xuất phát từ cái tâm thật sự nó mới bền. Không tự nhiên mà tụi anh gắn bó với những em nhỏ trong các mái ấm này hơn 2 năm trời và chưa bao giờ có ý định dừng lại .
V iệc nhìn mấy đứa nhỏ lúc mới vào đây chưa biết gì đến lúc nó có thể tự tin sải tay, đập nước bơi một cách hăng say đã làm cho mình cảm thấy thực sự hạnh phúc và mãn nguyện. C ảm giác làm được những điều nhỏ bé nhưng có ý nghĩa cho đời như thế nó vui lắm” - anh Duy tiếp lời.
Lớp học sẽ không dừng lại
Ngoài dạy bơi, nhóm “Bơi và những người bạn” thường xuyên có những hoạt động nhân văn, tích cực và hiệu quả.
Điển hình là việc tổ chức các hoạt động tự nguyện gây quỹ để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.
Nhóm anh Duy kiên trì hướng dẫn các trẻ từ những bước cơ bản nhất.
Gần đây nhất là tháng 6/2019, nhóm đã có một cuộc hải trình bơi 100km tại đảo Phú Quốc để gây quỹ cho trẻ em nghèo được học bơi. Sau 7 ngày, 175 triệu đồng đã được kêu gọi, giúp 716 trẻ có suất học bơi từ một tổ chức phi chính phủ.
Ngoài việc dạy bơi miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ, các thành viên trong nhóm vẫn đang tiếp tục dạy bơi có thu phí.
Nụ cười thoải mái của trẻ khi đến học bơi.
Toàn bộ tiền thu được cũng sẽ bỏ vào quỹ. Quỹ này dành hỗ trợ chi phí đi lại, ăn uống cho 6 lớp học bơi miễn phí mà nhóm đang vận hành.
Nói về dự định trong tương lai, anh Duy chỉ mong có thể sắp xếp công việc để có thêm nhiều thời gian dạy cho nhiều em nhỏ bất hạnh.
Ngoài ra trong thời gian tới, nhóm sẽ kết hợp thêm các hoạt động như chống đuối nước, kỹ năng vận động phát triển thể chất cho trẻ em theo giáo án của một cựu đội trưởng tuyển bóng nước Việt Nam.
Hiện nhóm đang dạy miễn phí ở 4 hồ bơi thuộc quận 1, quận 8, quận Thủ Đức.
“Bơi lội không đơn giản chỉ là kỹ năng sinh tồn mà nó còn là môn thể thao bổ ích giúp nâng cao sức khỏe thể chất và tình thần mà ai cũng cần được học .
Dạy bơi là phải biết bơi chứ em, dạy cách này không được thì tìm cách khác, một lần không được thì nhiều lần sẽ bơi đượ c “ - anh Duy khẳng định.
Lớp học bơi mới nhất của nhóm ở CLB bơi Lê Thị Riêng.
Hiện tại, nhóm của anh Duy dạy bơi miễn phí cho trẻ em cơ nhỡ tại các hồ bơi Nguyễn Thị Minh Khai, hồ bơi Yết Kiêu (quận 1), CLB bơi lội Chánh Hưng (quận 8) và hồ bơi Trung tâm Thể dục thể thao Thủ Đức.
Sắp đây, nhóm sẽ phát triển thêm tại hồ bơi công viên Văn hóa Lê Thị Riêng (Quận 10). Hoạt động tại đây sẽ do anh Nguyễn Trung Hải và Nguyễn Thành Nam, 2 cựu vận động viên bơi lội TP.HCM phụ trách.
Thầy giáo 8 năm dạy bơi miễn phí
Mỗi buổi chiều mùa hè, thầy Nguyễn Viết Tước, 45 tuổi, lại ngâm mình dưới kênh thủy lợi dạy bơi miễn phí cho học trò.
Học trò đứng xem một nhóm thực hành cách đạp chân ở lớp dạy bơi của thầy Tước. Ảnh: Hoàng Táo.
Lớp học bơi bắt đầu lúc 16h các ngày trong tuần ở kênh thủy lợi qua xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng. Đứng lớp là thầy giáo Tước, dạy thể dục tại trường Tiểu học và THCS Hải Vĩnh.
Con kênh thủy lợi nước trong vắt, rộng khoảng 5 m, sâu ngang ngực người lớn, được thầy Tước chia thành hai ô ngăn cách bởi ba cây tre vắt ngang kênh. Dưới kênh, đám trẻ chia thành từng tốp 6-8 em thay nhau bám vào cây tre tập đập chân. Phía sau, thầy Tước một tay nâng đầu gối, một tay đặt ở gót chân, cách mặt nước khoảng gang tay để hướng dẫn các em làm đúng động tác. Nước do các em quẫy lên tung tóe vào mặt thầy giáo.
Sau bài tập đạp chân, các em tập bơi xuôi kênh thủy lợi, lặn người qua cây sào tre thứ hai, rồi tiếp tục bơi về đích. Một số em mệt, chuyển sang bơi ngửa hoặc tấp vào bờ. Tiếng cười đùa, tiếng đập nước bì bõm vang cả quãng đồng. Mỗi buổi chiều thường có hai lớp học bơi gối đầu nhau, khi lớp này xuống bơi thì lớp kia khởi động trên bờ, học đến khi mặt trời tắt nắng, thường là 18h-18h30.
Thầy Tước hướng dẫn cách đập chân cho một học trò. Ảnh: Hoàng Táo.
Nhiều năm về trước, khi còn dạy thể dục ở vùng rốn lũ xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng, thầy Tước chứng kiến nhiều vụ đuối nước thương tâm mỗi khi lũ về. "Nạn nhân đều là học trò của mình cả", thầy Tước bộc bạch. Khi chuyển về dạy ở xã Hải Hưng, thầy Tước bắt đầu mở lớp dạy bơi miễn phí cho học trò quanh xã.
Thầy giáo khảo sát các hồ tôm, ao cá quanh vùng nhưng nước không thích hợp để dạy bơi lâu dài. Cuối cùng, thầy chọn kênh thủy lợi vì nước sạch, chảy liên tục và an toàn. "Lúc mới mở lớp, nhiều phụ huynh e dè khi cho con đi học, nhưng sau vài buổi, thấy con em tiến bộ nên mọi người rất phấn khởi", thầy Tước kể.
Lớp học đông dần và duy trì mỗi mùa hè 160 đến 180 em, ở độ tuổi từ lớp ba trở lên. Qua tám năm, thầy Tước dạy bơi cho khoảng 1.500 em, trong đó có nhiều em ở các xã và thị trấn lân cận, thậm chí sinh viên về quê nghỉ hè. Trong mỗi buổi học, trẻ được hướng dẫn kỹ thuật bơi, thở dưới nước, kỹ năng phòng tránh và cứu người đuối nước. Mỗi em cần 10-15 buổi để bơi thành thạo, những em nhỏ hoặc chậm hơn cần khoảng 20 buổi để tự nổi, bơi được 10-15 m.
Những năm đầu, thầy Tước tự bỏ tiền mua dụng cụ, làm bến bãi và vệ sinh chỗ học. Sau này, một số phụ huynh, mạnh thường quân và đoàn viên của xã hỗ trợ thầy Tước một số dụng cụ cũng như giúp đỡ quản lý, hướng dẫn các em học bơi. Một số người còn tặng bánh kẹo, sữa cho các em.
Tám năm qua, thầy Tước dạy bơi cho 1.500 học trò ở con kênh thủy lợi này. Ảnh: Hoàng Táo.
Ngồi trên bờ xem hai cháu nội lớp 2 và 4 học bơi, ông Nguyễn Đức Nghĩa (70 tuổi, trú thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng) nói rất vui mừng khi có lớp học bơi của thầy Tước. "Nhờ lớp học, trẻ vùng rốn lũ đã biết bơi, sau này có gặp lũ lụt thì tránh được tai nạn", ông Nghĩa nói.
Ba năm qua, mùa hè nào cũng tham gia lớp học bơi của thầy Tước, Nguyễn Huy Hoàng (học lớp 5C trường Tiểu học và THCS Hải Vĩnh), nói: "Thầy giúp cháu biết bơi và có các kỹ năng để giúp bạn khi đuối nước".
Với thầy Tước, hạnh phúc lớn nhất là sau tám mùa hè nắng gắt, xã Hải Hưng không có học sinh đuối nước. Các em biết cách ứng cứu người đuối nước, không tự mình xuống giúp mà hô hoán, tìm người lớn kêu cứu.
Khi mặt trời gần tắt nắng, thầy Tước gọi tất cả học sinh lên bờ rồi chia nhóm thi bơi. Kết thúc chặng bơi, dù nhanh hay chậm, các em đều vui vẻ. Khi học trò đạp xe về nhà, thầy Tước lặng lẽ tháo ba thanh tre, thu dọn phao bơi và dụng cụ tập luyện rồi mới về nhà.
8X Việt học nhờ máy tính trở thành tiến sĩ công nghệ, dạy ở ĐH Hàn Quốc Từ miền núi xuống Sài Gòn học đại học ngành công nghệ, Thạnh không biết gì về máy tính, nhưng nhờ những cố gắng, anh đã thành công. Tiến sĩ Đinh Ngọc Thạnh, 33 tuổi, hiện là Giáo sư tập sự, Trưởng nhóm nghiên cứu mạng Internet vạn vật - Trường Đại Học Soongsil, Hàn Quốc. Cuối năm 2019, anh được nhận giải...