Lớp có chục ca F0, F1, học sinh giữa cấp lo lắng bồn chồn, học sinh cuối cấp quyết “sống chung với lũ”: Giờ mà học online thì không ổn!
Tuy rất thích đi học trực tiếp nhưng nhiều học sinh hoang mang, lo lắng khi xuất hiện các ca F0 trong trường học.
Tính đến thời điểm hiện tại, toàn bộ học sinh lớp 7 – 12 tại 30 quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đã đi học trực tiếp. Bên cạnh đó, học sinh lớp 1 – 6 tại một số huyện ngoại thành cũng đến trường từ ngày 10/2. Sắp tới, học sinh lớp 1 – 6 các quận nội thành sẽ chính thức đi học từ ngày 21/2. Như vậy, thêm khoảng 400.000 học sinh sẽ đến trường vào tuần tới.
Theo ghi nhận, những ngày qua, TP. Hà Nội có trung bình khoảng 3.000 ca nhiễm/ngày. Tại một số trường học cũng ghi nhận nhiều em là F0 và học sinh đã quen với cảnh vừa đến trường thì lớp báo có F0 và phải chuyển sang học trực tuyến tiếp.
Đa số học sinh đều hoang mang, lo lắng khi quay lại trường. (Ảnh minh hoạ)
Học sinh nghĩ sao khi có nhiều ca F0 trong trường học?
Em Trần Khánh Hà, học sinh lớp 10D6 trường THPT Phạm Hồng Thái (quận Ba Đình) cho biết, hiện tại lớp em có 20 học sinh diện F0, F1, một nửa lớp phải nghỉ học. Nhà trường kết hợp giữa học trực tiếp và trực tuyến nhưng không thể bao quát hết được tất cả học sinh.
Khánh Hà chia sẻ: “Em thấy việc học trực tiếp vẫn là tốt nhất, được nghe thầy cô giảng bài và đặt câu hỏi luôn khiến chúng em tiếp thu bài nhanh, thầy cô cũng không vất vả. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, số ca nhiễm trường em liên tục tăng thì việc học online là phương án khả quan nhất”.
Cũng học tại trường THPT Phạm Hồng Thái, em Nguyễn Khánh Ngọc, học sinh lớp 10A4 chia sẻ: “Ngay khi đi học, số lượng học sinh diện F0, F1 tăng nhanh khiến cô giáo lớp em phải dạy cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Trước tình hình như vậy, thầy cô đã tiến hành công tác khoanh vùng và thông báo đến cha mẹ học sinh kịp thời. Giờ chúng em cũng đã quen với việc “sống chung với lũ”. Đi học tuy có lo lắng, bất an nhưng lại giúp tiếp thu kiến thức nhanh hơn”.
Em Nguyễn Thái Ngọc Khuê hiện đang là học sinh cuối cấp nên muốn đi học trực tiếp, rất sợ phải quay lại học online.
Đối với những học sinh cuối cấp, chuẩn bị thi lên lớp 10 hay thi đại học thì các em lại càng nôn nóng, mong muốn đi học trực tiếp. Việc đến lớp sẽ đem lại hiệu quả cao hơn, tập trung ôn luyện cho kỳ thi sắp tới. Em Nguyễn Thái Ngọc Khuê, học sinh lớp 9T, trường THCS Ban Mai (quận Hà Đông) rất lo lắng nếu giờ phải quay lại quá trình học online. Em cho biết việc học và thi online tồn tại nhiều hạn chế, khiến học sinh không tập trung, chểnh mảng học tập. Chỉ học trực tiếp mới truyền tải kiến thức dễ dàng, giúp học sinh nắm bài nhanh.
Video đang HOT
“Dù hiện tại các ca nhiễm vẫn tăng, trường học có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng em vẫn muốn đến trường. Em học năm cuối rồi, đây là thời gian chạy nước rút, em phải cố gắng thi đỗ vào trường cấp 3 yêu thích”, Ngọc Khuê khẳng định.
Em Nguyễn Thái Thành Hưng luôn được mẹ chuẩn bị đồ dùng phòng chống dịch trước khi đến trường.
Em Nguyễn Thái Thành Hưng, học sinh lớp 7A1 trường THCS Đại Kim (quận Hoàng Mai) cho biết, hiện lớp có 5 bạn diện F0. Bố mẹ Thành Hưng lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của Hưng nên luôn nhắc em đeo khẩu trang, tuyệt đối không bỏ khẩu trang trong giờ ra chơi. Ngoài ra, Hưng cho biết, mỗi sáng mẹ còn chuẩn bị cho em bình nước uống riêng và dung dịch sát khuẩn tay. Bố mẹ cũng dặn em chấp hành nghiêm chỉnh 5K và tránh tiếp xúc với người lạ.
Còn em Nguyễn Bảo Linh, học sinh lớp 6 tại một trường công lập tại Hà Nội bày tỏ sự lo lắng, hoang mang khi tuần sau bắt đầu đi học. Bảo Linh nói: “Nhiều học sinh dưới 12 tuổi chưa được tiêm vacccine COVID-19, em rất lo lắng cho sức khoẻ của bản thân và các bạn. Em mong muốn sớm được tiêm vaccine để yên tâm đi học. Sang tuần, nếu có đi học trở lại, em nghĩ bản thân cũng không tập trung bởi rất sợ nhiễm bệnh. Hiện cậu của em nhưng bằng tuổi đang phải chuyển viện điều trị COVID-19 bởi bệnh diễn biến phức tạp”.
Vì chưa được tiêm vaccine nên Bảo Linh rất lo lắng cho sức khoẻ khi tuần sau phải quay lại trường.
Tính đến ngày 15/2, trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam đã có 37 lớp học có F0 và chuyển sang học trực tuyến, trên tổng số 76 lớp từ khối 7 – 12. Trường THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) đến ngày 15/2 ghi nhận 40 trường hợp học sinh mắc COVID-19, đã có 10 lớp có học sinh diện F0.
Ngoài ra, còn nhiều trường/lớp khác có học sinh diện F0 và những học sinh F1 phải chuyển sang học trực tuyến. Khi được hỏi, nhiều phụ huynh bày tỏ nguyện vọng con em được chuyển sang học trực tuyến trong tình hình như hiện nay.
Linh hoạt ứng phó khi lớp có F0
Theo ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, nhà trường, học sinh, phụ huynh và giáo viên phải quen dần với tình huống phát hiện F0 trong trường học để xác định tâm lý, tránh hoảng hốt, lo sợ nhưng cũng không được chủ quan, lơ là trong phòng dịch.
Theo Sở GD-ĐT Hà Nội, khi phát hiện F0 trong trường học, giáo viên phối hợp bộ phận y tế lập tức rà soát, truy vết: Những học sinh tiếp xúc gần F0 là F1, được cho đi xét nghiệm và chuyển học trực tuyến. Những trường hợp còn lại trong lớp sẽ được theo dõi sức khỏe; nếu không có bất thường thì hôm sau vẫn tiếp tục được đến trường.
Do nắm rõ được nguyên tắc nên mặc dù xảy ra nhiều trường hợp báo có học sinh là F0 nhưng các trường học vẫn duy trì nền nếp tổ chức học tập bình thường và chủ động xử lý các tình huống này, thông điệp kịp thời cho phụ huynh nên không gây hoang mang, lo lắng trong học sinh.
Mong chờ đi học trực tiếp khi Thành phố Hồ Chí Minh "chuyển xanh"
Sau khi TPHCM trở thành vùng xanh, nhiều trường học trên địa bàn đã có sự chuẩn bị, khởi động cho học sinh kiểm tra cuối kỳ 1 và đi học trực tiếp theo cấp độ mới.
Học sinh Trường THCS Thị trấn (huyện Củ Chi, TPHCM) đi học trực tiếp ngày 10/1.
Học sinh khối 7, 8 huyện Củ Chi đi học trực tiếp
Ngày 10/1, học sinh khối 7, 8 thuộc 24 trường THCS tại huyện Củ Chi, TPHCM đã đến trường đi học trực tiếp. Trước đó, Sở GD&ĐT TPHCM thông tin, hiện các trường THCS, THPT trên địa bàn TPHCM đều đã cho học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 đi học lại. Chỉ còn các trường THCS ở huyện Củ Chi chưa đón học sinh lớp 7, 8 đi học trực tiếp.
Theo ông Trần Văn Toản - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Củ Chi, tỷ lệ học sinh khối 7 đi học đạt 89,4%; khối 8: 87,4%; khối 9 : 96,4%; khối 10: 95,2%; khối 11: 97%; khối 12: 97,1%. Số học sinh vắng do: bệnh, ở quê hoặc bị F0 phải cách ly. Toàn huyện có 164 học sinh còn ở quê.
"Tuần này học sinh khối 9 và 12 sẽ làm bài kiểm tra học kỳ trực tiếp; tuần sau các khối 7,8,10,11 sẽ làm bài kiểm tra học kỳ trực tiếp. Các khối lớp còn lại chưa đi học trực tiếp thì sẽ chờ văn bản hướng dẫn tiếp theo của Thành phố" - ông Trần Văn Toản chia sẻ.
Ngoai ra, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Củ Chi cho biết, lúc đầu khi khảo sát ý kiến phụ huynh học sinh bậc trung học về việc cho học sinh đi học lại thì huyện Củ Chi chỉ có 40-50% phụ huynh đồng ý (tùy từng khối lớp). Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh đến trường học trực tiếp trên thực tế đạt hơn 90%.
Thầy Nguyễn Ngọc Tú - Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn (huyện Củ Chi, TPHCM), cho biết tỷ lệ học sinh các khối đi học trực tiếp tại trường ngày 10/1 đạt trên 90%. Hầu hết học sinh rất háo hức khi đến trường học trực tiếp.
"Tuần này nhà trường cho học sinh khối 9 làm kiểm tra học kỳ 1 và học học sinh khối 7,8 ôn tập trực tiếp. Tuần sau thì học sinh khối 7, 8 sẽ làm bài kiểm tra học kỳ trực tiếp... theo đúng lịch của phòng GD&ĐT. Bên cạnh đó, trường cũng đã bố trí các thiết bị rửa tay, khử khuẩn... ở những khu vực phù hợp và sắp xếp học sinh ngồi ở những vị trí cố định để phòng khi có trường hợp F0 thì dễ dàng khoanh vùng xử lý theo yêu cầu của y tế" - thầy Nguyễn Ngọc Tú chia sẻ.
Em Ng. V. Tuấn (học sinh lớp 8, Trường THCS Thị trấn, huyện Củ Chi, TPHCM) chia sẻ: "Hôm nay em được tới trường đi học trực tiếp, được gặp mặt thầy cô và các bạn em rất vui. Em hy vọng TP sẽ xanh mãi để tụi em được đến trường học trực tiếp an toàn và khỏe mạnh".
Theo ông Lê Duy Tân - Trưởng phòng Giáo dục Trung học (Sở GD&ĐT TPHCM) sau 4 tuần triển khai dạy học trực tiếp với học sinh lớp 9 và lớp 12, và 1 tuần triển khai mở rộng với lớp 7, 8, 10, 11, tỉ lệ học sinh đi học trực tiếp đều đạt trên 90%. Cụ thể, khối 7 đạt 92%, khối 8 đạt 95%, khối 10 đạt 95% và khối 11 đạt 93%. Với quận 4 và huyện Củ Chi, ngành giáo dục đã hoàn tất việc phối hợp với phụ huynh và nhận được trên 90% đồng thuận của phụ huynh để cho học sinh đi học lại. Trước đó, hai quận huyện này chưa cho học sinh đi học lại do phụ huynh đồng thuận không cao.
Học sinh Trường THCS Lý Thánh Tông (Q.8, TPHCM) đi học trực tiếp.
Học sinh tiểu học có nên đi học trực tiếp?
Hiện các trường tiểu học trên địa bàn TPHCM đang trong quá trình ôn tập, chuẩn bị cho học sinh làm bài kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1 sắp tới. Hiện tại lịch trình và hình thức kiểm tra của học sinh vẫn chưa có sự thay đổi nào đáng kể.
Theo ông Dương Văn Dân - Trưởng phòng GD&ĐT Quận 8, TPHCM, việc kiểm tra đánh giá học kỳ 1 đối với khối lớp 1, 2 trên địa bàn được thực hiện khi học sinh quay lại trường học theo hình thức trực tiếp. Các cơ sở giáo dục cần xây dựng kế hoạch và tổ chức hướng dẫn ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung (cốt lõi) cho học sinh trước khi kiểm tra bài định kỳ đối với môn Toán, môn Tiếng Việt...
Đối với các lớp 3, 4, 5, việc kiểm tra học kỳ 1 sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến. Các trường sẽ chủ động, linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể và diễn biến tình hình dịch Covid-19 tại địa phương để thực hiện bài kiểm tra định kỳ cho học sinh.
Chị Bích Ngọc (có con học lớp 4 tại Trường Tiểu học Âu Dương Lân, Quận 8) cho biết, hôm nay giáo viên chủ nhiệm đã thông báo lịch kiểm tra cuối kỳ 1 của con. Theo đó, cháu sẽ làm bài kiểm tra theo hình thức trực tuyến môn Tiếng Việt vào ngày 18/1, môn Toán, tiếng Anh vào ngày 19/1; môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí vào ngày 20/1.
"Nhìn chung nguyên học kỳ vừa qua, cháu học học trực tuyến đến nay gia đình phải luôn có người để trông chừng nên ảnh hưởng rất nhiều đến công việc làm ăn. Chúng tôi hy vọng sau khi thành phố đã xanh trở lại, thì các cháu học sinh từ mầm non đến lớp 6 được tiêm vắc xin và được đến trường học trực tiếp" - chị Bích Ngọc chia sẻ.
Thầy Phạm Trung Hữu - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh, TPHCM) cho biết, nhà trường đã lên kế hoạch dự thảo đối với việc kiểm tra đánh giá cuối học kỳ 1. Trong đó, lớp 1, 2 khi nào học trực tiếp mới tiến hành kiểm tra; lớp 3,4,5 sẽ kiểm tra theo hình thức trực tuyến vào các ngày 20, 21/1. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuẩn bị các phương án cho học sinh đi học trực tiếp khi có chỉ đạo, hướng dẫn của Thành phố.
Theo PGS.TS.BS Đỗ Văn Dũng - Trưởng khoa y tế công cộng, Trường ĐH Y dược TPHCM, căn cứ hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì học sinh tiểu học TPHCM đến trường hiện đã an toàn.
Cụ thể, theo hướng dẫn từ hồi tháng 5 của WHO, địa phương ở vùng dịch màu cam vẫn cho học sinh tiểu học đi học được, còn hiện nay TPHCM đã là vùng màu xanh thì được coi là an toàn.
Học sinh tiểu học đến trường là an toàn bởi vì nguồn lây Covid-19 của trẻ chủ yếu từ gia đình. Trong khi tỉ lệ người nhiễm Covid-19 của TPHCM hiện nay đã giảm đi rất nhiều. Đối với lứa tuổi tiểu học thì nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất ít và cũng ít diễn tiến nặng nếu mắc phải bệnh này.
Đồng thời, theo đánh giá của WHO, việc đóng cửa trường học nên bắt đầu từ đại học, đến trung học, còn lứa tuổi tiểu học và mẫu giáo thì bất đắc dĩ mới đóng cửa. Điều này để nói rằng lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi tương đối an toàn nhất với việc nhiễm Covid-19 so với các nhóm tuổi lớn hơn.
NÓNG: Từ 6/12, cấp học sau ở Hà Nội có thể đi học trở lại Chiều 29/11, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết Thường trực Thành ủy đã xem xét báo cáo và cho ý kiến về kế hoạch đưa học sinh trở lại trường. Ảnh minh họa Theo đó, khối lớp 10, 11 và 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên sẽ là nhóm tiếp...