Lớp chọn và hệ lụy
Mới đây, một phụ huynh có con thi đỗ đầu lớp chọn trong trường THCS thường đã vui mừng khoe tin trên Facebook. Bên cạnh những lời khen, lời chúc nức nở, có cả những comment thắc mắc về việc tại sao vẫn còn lớp chọn trong trường thường? Nghe nói ngành đã cấm vụ này mà?
Ảnh minh họa
Nói qua nói lại một hồi, đến hôm sau, phụ huynh khoe con kia đã xóa status trên. Bạn bè inbox hỏi thăm mới biết… thầy ở trường của con đã xin phụ huynh rút status, vì status có đề tên trường, có chút ảnh hưởng “tế nhị”. Ấy là việc chọn thực tế là có thật nhưng… không được nói là chọn!
Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24/12/1996 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII quy định rõ “Không tổ chức lớp chọn ở các cấp học, không tổ chức trường chuyên ở cấp tiểu học và THCS, trừ các trường năng khiếu về nghệ thuật và thể thao”. Công văn số 2449 ngày 27/5/2016 của Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ: “Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở cấp học mầm non, tiểu học và THCS dưới bất kỳ hình thức nào”. Thế nhưng, hằng năm, khi các địa phương vừa hoàn thành tuyển sinh đầu cấp, thì cũng là lúc các trường bắt tay vào chọn học sinh cho lớp chọn.
Thường nhà trường sẽ xét học sinh vào lớp chọn trên các yếu tố như tổng điểm tuyển sinh vào lớp 6, 10 hay điểm thi môn Toán, Văn, Tiếng Anh… Đề thi do nhà trường ra. Dĩ nhiên, trên thực tế ở trường, những lớp chọn này không hề mang tên chọn, mà có thể là hiểu ngầm với định dạng A (tự nhiên), B ( xã hội) hay lớp tiếng Anh nguồn…
Vì sao các trường vẫn quan tâm mở lớp chọn, bỏ qua quy định? Cái lí “làm chui” của nhà trường là vì mục tiêu tạo nguồn học sinh để tham gia các kỳ thi học sinh giỏi và nghiên cứu khoa học. Từ các cuộc thi này, thương hiệu nhà trường được khẳng định, kéo theo sự hấp dẫn đối với phụ huynh học sinh trong tuyển sinh. Bản thân lớp chọn cũng có những hiệu quả tích cực trong giáo dục như: Học sinh được định hướng rõ ràng, lớp học có sự phân hóa theo trình độ rõ ràng nên giáo viên cũng soạn giảng. Nhờ có các lớp chọn, tỉ lệ học sinh giỏi các cấp khả quan hơn…
Tuy nhiên, trên thực tế, việc thành lập các lớp chọn lại lợi bất cập hại. Trong bối cảnh giáo dục hướng đến phát triển con người toàn diện, việc tập trung học sinh để luyện “gà chọi” quá sớm là đi ngược với xu hướng chung. Đó là còn chưa kể sự xuất hiện của các lớp chọn cũng làm nảy sinh những tâm lí, thái độ thiếu tích cực ở tuổi học trò như “phân chia giai cấp”, thói tự kiêu, chảnh (với học sinh lớp chọn), tự ti, mặc cảm (với học sinh lớp thường)…
Việc ưu tiên giáo viên tốt, lớp tốt, trang thiết bị tốt, thậm chí miễn cả những hoạt động khó khăn cho lớp chọn cũng tạo nên sự bất bình đẳng trong môi trường giáo dục. Khi dồn học sinh giỏi vào một lớp, lớp khác học sinh trung bình kém nhiều hơn sẽ làm mất lực lượng nòng cốt để học sinh yếu kém có động lực vươn lên. Không chỉ bất cập với học sinh, việc thành lập các lớp chọn cũng góp phần làm mất sự đoàn kết trong nội bộ nhà trường vì những quyền lợi có thể khác nhau giữa giáo viên đứng lớp chọn và đại trà!
Video đang HOT
Đáng chú ý, sự xuất hiện những lớp chọn trong trường thường cũng là mảnh đất dễ nảy sinh tiêu cực khi “quyền sinh, quyền sát” thuộc về nhà trường. Khi cánh cửa trường chuyên khép lại vì sự minh bạch thi cử thì không ít phụ huynh đã nghĩ đến “sáng kiến” chạy cho con vào lớp chọn. Nhu cầu nhiều, cơ chế lỏng lẻo, thiếu minh bạch thì tiêu cực xảy ra! Có bao nhiêu trường hợp phụ huynh nhờ quen biết, thư tay hay tiền nong để con vào được lớp chọn, đó vẫn là một ẩn số!
Tâm An
Theo GDTĐ
Có nên cho trẻ em học, thi chứng chỉ IELTS sớm?
Đa số phụ huynh Hà Nội, đang có xu hướng cho con học và thi chứng chỉ IELTS từ rất sớm với mong muốn con cái của mình thi đỗ trường chuyên, lớp chọn... Tuy nhiên điều này có thực sự cần thiết hay đang tạo ra áp lực cho trẻ em ở các độ tuổi?
IELTS đang bị "thần thánh hóa"?
Rất nhiều trung tâm luyện thi IELTS được mở ra đáp ứng nhu cầu hiện nay. (Ảnh phụ huynh chia sẻ trên nhóm)
Chỉ cần vào google, seach từ khóa "chứng chỉ IELTS" người ta sẽ thấy hàng trăm kết quả về các trung tâm luyện thi, học thi chứng chỉ IELTS. Trên facebook cũng ngập tràn các trang hội nhóm học tiếng Anh, thi IELTS... Chủ nhân của các trang, nhóm này đa số là các phụ huynh có con đang học trung học cơ sở (cấp II), hoặc trung học phổ thông (cấp III) mở ra để tìm kiếm trung tâm dạy tiếng Anh tốt cho con thi IELTS.
Ghi nhận thực tế tại các trung tâm luyện thi IELTS nằm trên một số quận như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Đống Đa... trên đại bàn TP. Hà Nội. Đa số, các trung tâm này khá đông học sinh luyện thi; nhiều trung tâm tổ chức chằng chịt các ca học từ sáng đến tối muộn.
Phần lớn các phụ huynh đưa con đi luyện thi tại các trung tâm chủ yếu có con đang theo học ở các cấp như trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông, thậm chí có cả những học sinh đang theo học tiểu học (nhiều nhất là lớp 5) tìm đến với chương trình này. Ngoài mục đích mong muốn con có chứng chỉ IELTS để đến lớp 9 các con có trình độ IELTS 6.5 - 7.0 được tuyển thẳng vào một vài trường trung học phổ thông, hay vào trường chuyên, cho con đi du học thì một số phụ huynh còn cho rằng, vì không muốn con em mình thua kém ai và vì "bây giờ xã hội ai cũng vậy".
Tuy nhiên, khác với quan niệm của nhiều phụ huynh, nếu vào các wesite của các trường đại học như Đại học quốc gia (https://www.vnu.edu.vn), Đại học bách khoa TP. Hồ Chí Minh (http://pgs.hcmut.edu.vn/vi/tuyen-sinh/thac-si/dieu-kien-du-thi)... thì trong thông báo tuyển sinh sau đại học lên thạc sĩ, tiến sĩ, các ngành không liên quan đến ngôn ngữ và chỉ có yêu cầu trình độ tiếng Anh từ 4.5. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội, các ngành như Ngôn ngữ La Trobe, Australia, tiếng Anh cũng chỉ yêu cầu IELTS 6.5 trở lên là đủ điều kiện để được đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của một số trường chuyên cấp trung học phổ thông, một số chương trình của một số trường đại học thuộc top đầu trong nước hiện nay, nhiều phụ huynh đã phải đưa con em mình đến các lò luyện thi để thi bằng được chứng chỉ IELTS 6.5, 7.0 để đáp ứng điều kiện được vào trường chuyên, lớp chọn theo mong muốn của phụ huynh.
Theo quy định, chứng chỉ IELTS chỉ có giá trị kéo dài 2 năm thế nhưng không hiểu sao nhiều phụ huynh có con em học lớp 5, lớp 6, thậm chí lớp 7 đã tìm mọi cách bắt con thi bằng được chứng chỉ IELTS. Phải chăng nhu cầu này đều bắt nguồn từ việc tìm hiểu các quy định không được kỹ càng?
Theo khảo sát, nhiều phụ huynh có con em đang học ở bậc tiểu học cũng cho con đến trung tâm tiếng Anh, tham dự những lớp học "tiền IELTS" (có nghĩa là chuẩn bị nền tảng sẵn có ngay từ khi còn nhỏ để sau này thi IELTS). Rất nhiều trung tâm cũng không ngần ngại mở các lớp dành cho các em lớp 4, lớp 5...
Nên xác định rõ mục đích
Đề cập vấn đề trên đến bà Nguyễn Thị Thanh Hải - tác giả của cuốn sách "Cùng con bước qua các kỳ thi" (Cuốn sách đang được rất nhiều phụ huynh "bỏ túi" để đồng hành cùng con trong các kỳ thi, trong đó có kỳ thi chứng chỉ IELTS) cho biết: Hãy có nền tảng kiến thức bằng tiếng Việt tốt trước khi tính cho con học "tiền IELTS", rồi luyện và thi IELTS. Trong tháng 7 vừa qua, khi đăng tuyển khóa tiền IELTS cho lớp thầy Jay Laurence, cô Kiều Dung ở Văn Cao và Vũ Tông Phan, tôi nhận được gần 100 inbox của các phụ huynh. Trong đó rất nhiều người đưa ra câu hỏi như: Con em lớp 4, lớp 5 có học được không? Con em lớp 6, có nên học và thi IELTS ngay không?...
"Khi tôi hỏi lại mục tiêu 1 năm, 3 năm nữa của phụ huynh là gì? Thi chuyên, thi vào 10 hay du học? thì đa phần trả lời: Dự kiến chỉ cho con thi vào trường công hoặc thi lớp 10 bình thường. Chỉ có 1 hoặc 2 phụ huynh nói, dự kiến con sẽ du học Úc khi hết lớp 9 hoặc hết lớp 11. Vậy vấn đề đặt ra là ở lứa tuổi bậc tiểu học, khi tiếng Việt các con còn chưa hiểu hết nội hàm của một vấn đề IELTS đưa ra thì liệu có học và thi được bằng tiếng Anh hay không? Phải chăng đây đang là một quá trình khập khiễng và lãng phí với chi phí cho khóa học lên tới cả 100 triệu đồng", bà Hải chia sẻ thêm.
Giải thích rõ hơn cho vấn đề này ThS. Kiều Dung (Giảng viên tiếng Anh Đại học Thăng Long) cho rằng, nếu mới chỉ học lớp 4, lớp 5 sẽ không thể hiểu hết được các chu đê cua bai đoc IELTS đưa ra về tât ca cac măt cua đơi sông vi du như: Khao cô hoc, thiên văn hoc, cac môn khoa hoc... Do đó, với lứa tuổi đó còn quá sớm để học và thi IELTS.
Nhận định về thời điểm thích hợp để học và thi IELTS, ThS. Kiều Dung cho biết: "Đối với học sinh trung học cơ sở cũng cân co một nên tang tiêng Anh tôt vê ngư phap, vôn tư, cac ky năng nghe, noi, đoc, viêt đê lên bậc trung học phổ thông cac con hoc luôn cac khoa IELTS là phù hợp; Trừ các con định du học sớm thì mới học và thi sớm. Ngoai viêc bô sung kiên thưc nên, cac con se đươc lam quen vơi cac dang bai thi va cac cach tiêp cân đê lam bai thi đat kết quả cao.
Vì vậy, với đa số các con học bậc trung học cơ sở, thậm chí lớp 10, nên hoc tiên IELTS - Pre IELTS đê bô sung những kiên thưc con hông trước khi hoc cac khoa luyên IELTS. Khi hoc Pre IELTS thi nôi dung bai hoc se co liên quan đên ky thi IELTS như vê măt tư vưng, vê cac dang câu hoi thi IELTS và chỉ cần tập trung khoảng 3 - 4 tháng ôn luyện (52 - 60 giờ) là có thể đạt mục tiêu".
ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh (Giảng viên Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Đại Nam) cho rằng: "Thực ra học tiếng Anh càng sớm, càng tốt. IELTS là chứng chỉ toàn diện, đòi hỏi hoàn thiện đầy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Theo đó, nếu áp dụng trong việc ôn luyện tiếng Anh theo hình thức IELTS để nâng cao khả năng tiếng Anh thì sẽ rất tốt cho học sinh hiện nay.
Việc luyện IELTS sẽ tránh tình trạng, học lệch, nặng về ngữ pháp như cách giảng dạy tiếng Anh tại Việt Nam. Nhiều học sinh, về ngữ pháp rất giỏi nhưng lại không thể áp dụng kỹ năng nói, giao tiếp khi ra trường, sử dụng trong đời sống thực tế".
Việc luyện thi IELTS với mục đích lấy chứng chỉ 6.5, 7.0 để đáp ứng tuyển sinh của một số trường trung học phổ thông, trường chuyên hay một số trường đại học, nhìn ở mặt tích cực thì các em khối lớp 9 và lớp 12 khi có chứng chỉ IELTS thì sẽ giảm bớt được áp lực 1 môn tiếng Anh và có thời gian tập trung ôn thi các môn khác cho kỳ thi chuyển cấp, hoặc tốt nghiệp.
"Chứng chỉ IELTS chỉ có thời hạn 2 năm, khi các con học sớm thì về sau các con vẫn phải học nữa để duy trì tiếng Anh của mình. Tuy nhiên, đối với gia đình không có điều kiện thì cần lựa chọn thời điểm thích hợp để cho ôn luyện và thi chứng chỉ IELTS", ThS. Nguyễn Thị Kim Oanh cho biết thêm.
Minh Lương
Theo congluan.vn
Hà Nội yêu cầu các trường không khảo sát để xếp học sinh vào lớp chọn Sở GD&ĐT Hà Nội nghiêm cấm các trường tựu trường trái quy định, tổ chức dạy trước chương trình, nghiêm cấm các trường tổ chức ôn tập, luyện thi, kiểm tra khảo sát để xếp học sinh vào lớp đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp. Sở GD&ĐT Hà Nội, vừa có văn bản gửi phòng GD&ĐT các quận huyện, thị xã...