Lớp bình dân học vụ ở làng “lăn tay”

Theo dõi VGT trên

Thay vì ký tên, hầu hết cư dân những làng chài ven phá Tam Giang huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ có thể “ lăn tay” (điểm chỉ) mỗi khi cần xác nhận pháp nhân trên các loại giấy tờ.

Thế rồi gần đây, với quyết tâm không để mù chữ mãi là “đặc trưng nhận dạng” của dân đầm phá, không cam tâm tiếp tục “lăn tay” thay chữ ký, họ rủ nhau lên bờ đi học lớp xóa mù sau thời gian lao động kiếm sống trên con sóng…

“Hạnh ơi, ăn xong chưa, đi học hè”. “Chị Ken ơi, trễ giờ học rồi tề…”.

Sau bữa cơm tối, thôn Vạn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền rộn ràng tiếng í ới gọi nhau đi học chữ. Lớp học đặc biệt được mở tại nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, là một trong 5 lớp học do Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Quảng Điền tổ chức, dành cho 102 cư dân vạn đò trên địa bàn huyện.

Lớp bình dân học vụ ở làng lăn tay - Hình 1

U.40 – U.50 theo học chương trình lớp 2 tại thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi

Họ là những “học sinh” hết sức đặc biệt, phần lớn đã nên vợ nên chồng, thậm chí đã có hai, ba cháu nội, ngoại, vậy mà họ đang bắt đầu từ điểm bắt đầu nhất của sự học, “a bờ cờ”.

Vỡ lòng U.40

Hôm tôi đến gặp lúc đầu giờ, lớp xóa mù thôn Vạn Hạ Lang đang rôm rả chuyện con tôm, con cá. Từ bàn trên, bà Lê Thị Ken quay xuống hỏi bà Lê Thị Hạnh: “Đêm qua cá mú răng mi?”. Bà Hạnh thở dài: “Không ra chi mi ơi, sáng ni chỉ đủ t.iền gạo thôi”.

Cạnh bên, ông Trần Văn Dũng rầu rĩ: “Chiều ni đi ăn kỵ (đám giỗ) xóm trên, chích vô mấy ly rượu giờ người mệt đừ như trúng gió”… Rồi đến chuyện xăng dầu lên giá, chuyện nộp học phí, lệ phí đầu năm học cho con…, chuyện kỳ thi tuyển vô đại học vừa rồi thôn mình có con ai đỗ không… khiến lớp học xôn xao như một cái chợ. Mọi chuyện chỉ chấm dứt khi thầy giáo Lê Công Thăng gõ nhẹ nhẹ cây thước lên bảng: “Cả lớp vào học thôi”.

Thầy Thăng viết chữ “ca” thật to lên bảng, rồi đ.ánh vần “a, cờ a ca” cho cả lớp nghe và yêu cầu mọi người lặp lại. “Đọc lại lần nữa, chưa đều”, thầy Thăng nhắc.

Cứ thế suốt buổi, thầy trò lớp học vật lộn đến toát mồ hôi với những điều tưởng không gì đơn giản bằng: “a cờ a ca, bê, bờ ê bê…”. Vất vả là thế, nhưng cả thầy và trò ai cũng tỏ ra nghiêm túc, cầu thị, không một tiếng xì xầm, nói chuyện riêng.

Sau phần đọc tới đọc lui để học sinh ôn bài, nhớ lâu mặt chữ, thầy Thăng gọi từng người đứng dậy trả bài. Khi 16 học sinh của lớp đã đọc thông “cờ a ca, bờ ê bê”, thầy Thăng đi đến từng người, cầm tay hướng dẫn viết những chữ vừa học… Thầy kể: “Để viết được một chữ cái đôi lúc phải mất hai đến ba buổi học. May mà các chị, các mệ trong lớp ai cũng có chí cầu tiến, không có ai nản vì chữ khó cả”.

Video đang HOT

Để tổ chức được lớp học tại thôn Vạn Hạ Lang, cán bộ đoàn thể trong thôn cùng với Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện đã tiến hành khảo sát, nhiều lần tổ chức họp dân để vận động họ đến lớp. Sách vở, bút được trung tâm phát tận tay. Dự định ban đầu sẽ tổ chức lớp học vào các buổi sáng trong tuần, ý tưởng đó bị phá sản bởi ban ngày là thời gian người dân bận đi phụ thợ nề, đi đ.ánh bắt cá ở hồ thủy điện Hương Điền để kiếm sống.

“Ở đây ai cũng phải lên hồ bắt cá chạy gạo nên chỉ có thể đi học xóa mù vào buổi tối”, bà Lê Thị Ken nói.

Học để hát… karaoke

“Chừng này t.uổi rồi còn đi học làm gì?”, tranh thủ giờ giải lao tôi dạm hỏi bà Nguyễn Thị Hạnh. “Học để… hát karaoke với bạn bè cho kịp thời đại”, bà trả lời.

44 t.uổi, nhưng bà Lê Thị Hạnh đã có thâm niên hơn 30 năm làm nghề chài lưới. Bà tâm sự: “Ngày xưa, tui cũng thèm được đi học lắm nhưng cái nghiệp cá tôm ai cũng rõ rồi, cá ở mô thì đò phải xuôi theo đó. Cả nhà chạy lo cái ăn, cái mặc xanh mặt, xanh mày rồi thì mần chi có điều kiện chữ với nghĩa được”.

Bà kể bao năm nay, do một chữ bẻ đôi cũng không biết nên cuộc sống của bà gặp rất nhiều phiền toái: “Trong nhà cần viết tờ đơn xin xỏ này nọ gởi cho thôn, cho xã cũng phải đi nhờ hàng xóm. Làm giấy khai sinh cho con cũng không biết đ.ánh vần tên con, rồi ngay cả việc ký vào tờ giấy vay vốn phụ nữ thôi mà cũng không làm được. Có lần cán bộ thôn gọi tui đến, nói ký vô tờ danh sách nhận t.iền hỗ trợ bão lụt. Tui cầm cây viết mà tay cứ lóng ngóng, ngó nghiêng không biết mần răng cả.

Cán bộ hỏi chê t.iền ít hay răng mà không chịu ký? Sau khi nghe tui trình bày hoàn cảnh, cán bộ phát t.iền lấy cây bút bi vừa quẹt mực lên ngón tay tui vừa gắt: Không biết chữ thì nói không biết chữ cho đỡ mất thời gian, rồi cầm ngón tay tui ịn vô tờ giấy, xong mới cho nhận t.iền”.

Cũng như bà Hạnh, ông Trần Văn Dũng, 39 t.uổi, tự ái tột độ sau những lần bị bắt “lăn tay”, “điểm chỉ”. Có lần đem chuyện “lăn tay” về nhà kể cho vợ nghe, 4 đứa con nghe được, gợi ý mẹ mua vở về để chúng nó dạy cho cha biết viết tên họ đầy đủ và biết ký tên. Nghe “đề xuất” mà ông Dũng giận tím tái mặt mày: “Không biết chữ đúng là quá khổ nhưng ai đời con lại làm thầy dạy chữ cho cha học mô. Trên đời ni làm chi có chuyện ngược ngạo kiểu chó leo bàn thờ rứa?”.

Lớp bình dân học vụ ở làng lăn tay - Hình 2

Lớp bình dân học vụ tại thôn Vạn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền

Năm ngoái, ông Dũng tậu một cái điện thoại di động để “a lô” cho bằng anh em bạn bè. Điện thoại mua về, ông loay hoay mãi vẫn không biết gọi điện, nhắn tin. Cuối cùng, hai đứa con ông phải dành đúng một buổi để hướng dẫn cho cha cách nghe, gọi điện thoại di động. Và đến năm nay thì ông Dũng mới biết nhắn tin.

Có những lần nhậu xong bạn nổi hứng rủ đi hát karaoke ông Dũng lẳng lặng trốn về. “Không phải là mình nghèo đến mức không có t.iền để góp, cũng không phải là không biết hát mà là không biết chữ. Nhiều lần thử liều đi hát nhưng chữ nghĩa nó chạy trên màn hình mà mình không hiểu mô tê răng rứa chi cả nên trốn về là an toàn nhất”- ông Dũng cười cười xấu hổ.

Tình cảnh tương tự cũng diễn ra ở lớp học xóa mù thuộc thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi cạnh bên. “Nhưng đó là chuyện của một năm về trước rồi”, thầy Hồ Quang Chính, giáo viên đứng lớp thôn Ngư Mỹ Thạnh nói. “Bây giờ tui đã đỡ cực hơn bởi các o, các chú ở đây đã hoàn thành xong phần cơ bản”.

Lớp xóa mù Ngư Mỹ Thạnh có 40 học sinh thì có 40 hoàn cảnh khác nhau, nhưng chung quy đều liên quan đến nạn mù chữ. Bà Hồ Thị Thủy, 47 t.uổi, có tiếng năng nổ nên nhiều lần được chính quyền địa phương cử đi tham gia các hoạt động đoàn thể xã hội. Đã không ít lần bà muốn bỏ về nửa chừng chỉ vì không biết chữ: “Có lần đi tập huấn, 15 người mà chỉ mình tui không biết chữ. Cán bộ hướng dẫn nói thì còn hiểu, viết lên bảng thì tui chịu c.hết. Cầm trong tay tập tài liệu cán bộ phát cho để đọc nghiên cứu mà tui ngồi đơ ra, cảm giác mình như ở hành tinh khác xuống rứa, thiệt xấu hổ”, giọng bà Thủy buồn thiu dẫu câu chuyện giờ đã thành “quá khứ”.

Ôn bài trên phá Tam Giang

Đêm trên phá Tam Giang, sau những mẻ lưới, chuỗi lừ, ngư dân lại đem sách vở ra ôn bài cũ. Giọng U.40 – U.50 đ.ánh vần đọc sách tiếng Việt lớp 2 mang lại cho người nghe như tôi nhiều cảm xúc khác nhau: Lạ, vui, buồn cười…

Vợ chồng ông Trần Hoàn, La Thị Lai tủm tỉm: “Chừ thì quen rồi, chứ mấy ngày đầu, khi hai vợ chồng tui đem sách ra tập đọc, đò ngang, ghe dọc chạy qua, nghe tiếng ai cũng tò mò dừng lại coi, xấu hổ chỉ muốn lao đầu xuống phá”.

Bây giờ, khi đã biết đọc, biết viết, những ngư dân thôn Ngư Mỹ Thạnh đã cảm thấu sự thú vị của người biết chữ. Ông Nguyễn Phong giờ có thể tự tay thảo tờ đơn, ký giấy tờ. Mỗi lần thấy chữ ở đâu, ông cũng dừng một lúc để đọc: “Đọc để biết cái chi ở trong nớ, đọc cũng để nhớ chữ được lâu hơn. Khi mà đọc được, hiểu được thấy đã cái đời!”.

Ngồi cạnh ông Phong là ông Trần Tai, 53 t.uổi, rít một hơi khói thuốc dài rồi cầm sách đọc: “Thôn tôi anh Liến là người chăn nuôi giỏi. Chuồng lợn nhà anh thường xuyên có dăm con lợn thịt, một con lợn nái…”. Đọc xong, ông Tai ngoảnh sang ông Phong, cười toe toét: “Nghe răng?”.

Theo lao động

Giấc mơ con chữ vạn chài

"Dân vạn chài không đẻ "vô tội vạ" như trước nữa, mỗi nhà chỉ 2 - 3 đứa thôi. Để còn nuôi con ăn học chứ, thế mới mong thoát khỏi "lời nguyền của dòng sông" được", ông Thông mở đầu câu chuyện về cái sự học của làng chài mình như thế.

Giấc mơ con chữ vạn chài - Hình 1

Con cái vào Nam mưu sinh, bà Hà ở lại thuyền để các cháu có cơ hội được đến trường.

Chúng tôi tìm về làng chài Nghĩa Sơn (xóm 16, xã Hưng Long, Hưng Nguyên, Nghệ An) khi năm học mới cận kề. Xóm chài nghèo với những ngôi nhà tuềnh toàng dường như rộn ràng cả lên bởi nhà nào cũng đang tất bật sắm sửa quần áo, sách vở, bút cặp cho con vào năm học mới. Cả xóm có 70 hộ, 300 nhân khẩu thì 100% sống bằng nghề sông nước nhưng chỉ có 30 hộ có đất dựng nhà, còn hơn nửa sống lênh đênh trên những con thuyền. Cả xóm đều thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

Để có t.iền cho con theo học cái chữ, cha mẹ phải ngược xuôi nay neo thuyền khúc sông này. Nhà có điều kiện thì sắm cái thuyền làm nghề vận tải cát sỏi, nhà ít t.iền thì mưu sinh bằng con cá, con tôm. Cả mấy thế hệ nổi trôi theo sự lên xuống của dòng nước sông Lam. "Khi còn nhỏ thì cha mẹ, con cái trú cả trên thuyền. Đến t.uổi đi học thì liều dựng lều trên bờ cho con ở hoặc gửi vào nhà ông bà, người thân trên bờ cho con đi học", chị Trần Thị Linh - một người dân làng chài cho biết.

Khó khăn trăm bề, không đủ điều kiện như những đ.ứa t.rẻ trong đê, vào mùa lũ thì lội nước, chèo thuyền đi học nhưng mấy năm nay không có trẻ con làng chài nào bỏ học giữa chừng. "Người dân chài bây giờ nghĩ khác ngày xưa rồi. Nói dân vạn chài đẻ "vô tội vạ" là không đúng mô. Mỗi nhà chỉ có 2-3 đứa con thôi. Để còn nuôi chúng học nữa chứ. Có học, mới thoát khỏi cái cảnh lênh đênh, mới mong được lên bờ, mới thoát được cái lời nguyền "sống không đất ở, c.hết không chỗ chôn" ám ảnh dân chài mấy thế kỷ qua", ông Lưu Văn Thông - xóm trưởng xóm 16 nói về cái sự học của làng chài mình như thế.

Giấc mơ con chữ vạn chài - Hình 2

Cuộc sống nổi nênh theo con nước, biết sự học là cần thiết nhưng người dân vạn đò đành ngậm ngùi bắt con bỏ học để phụ giúp cha mẹ mưu sinh.

Làng chài Nghĩa Sơn nằm tách biệt với khu dân cư. Muốn vào xã phải học, các em phải vượt qua một cánh đồng rộng, vượt qua đê Tả Lam để đến trường. Ngày thường không sao, nhưng đến mùa lũ (tháng 7 - 8 âm lịch) thì quãng đường đó là điều ám ảnh của không chỉ học sinh và cả các phụ huynh. Lũ lên, nước ngập mênh mông, cả xóm trưng dụng 3 - 4 chiếc thuyền chở các cháu vào trong đê. Nước rút xuống, thuyền không đi được thì phải cõng từng đứa.

Ông xóm trưởng giở cuốn sổ tay ghi chép ra và khoe, cả xóm 100% trẻ trong độ t.uổi được đến trường, số học sinh bỏ học giữa chừng ngày càng ít. Con cái trong làng cũng cố gắng học hết THPT rồi thi ĐH, CĐ để mong cơ hội đổi đời. "Đại học thì chưa có nhưng làng chài này đã có đến 5 sinh viên CĐ rồi đấy", ông Thông tự hào nói.

Những chiếc thuyền cũ kỹ, rách nát của người dân chài xóm Vận tải (xã Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ An) túm tụm dưới chân cầu Rộ. Buộc chiếc thuyền cho chắc chắn kẻo bị nước đẩy trôi ra xa chân cầu, bà Nguyễn Thị Hà (60 t.uổi) chép miệng: "Không đất đai, không nghề ngỗng, mấy đứa con tui dắt díu nhau vào Nam làm công nhân cả rồi, gửi lại cho tui 3 đứa cháu nội ở đây để chúng nó còn đi học".

Giấc mơ con chữ vạn chài - Hình 3

Một góc làng chài Đặng Sơn, Đô Lương - nơi sự học vẫn còn bấp bênh theo con nước.

3 đứa cháu của bà, đứa lớn học lớp 4, nhỏ năm nay vào lớp 1. Ngày hai buổi chúng dắt nhau lên bờ đi học. T.iền học phí bố mẹ chắt góp gửi về, còn quần áo, sách vở thì xin của các anh chị trên bờ. 4 bà cháu trú ngụ trong cái lều cũ rích rách tả tơi này. Mấy cuốn sách, cuốn vở được tống hết vào chiếc ba lô treo nơi vách để phòng nước tràn vào thuyền bị ướt. Đến chiếc bàn cũng không có, mấy đứa nhỏ cứ gò lưng xuống lòng thuyền mà tập viết. Con thuyền chòng chành, chữ viết cũng chòng chành... Chỉ có hơn một nửa số t.rẻ e.m làng chài nơi đây theo học được hết bậc THPT, còn lại bỏ ngang giữa chừng tìm đường vào Nam kiếm sống.

Không được như t.rẻ e.m vạn chài Nghĩa Sơn (Hưng Long, Hưng Nguyên), phần nhiều học sinh vạn chài Đặng Sơn (Đô Lương) phải bỏ học giữa chừng vì bố mẹ không có t.iền đóng học cho con. Anh Nguyễn Đình In có 7 đứa con nhưng hiện tại chỉ có duy nhất Nguyễn Đình Ngọc (SN 2000) được đến trường. Các anh chị của Ngọc đều phải bỏ học từ rất sớm, ai gắng gượng lắm cũng chỉ mới học hết lớp 3.

Anh In tâm sự: "Không tấc đất cắm dùi, cuộc sống khó khăn khi tôm cá cạn kiệt, việc vận tải cát sạn trên sông giờ đã có những thuyền máy lớn, có băng tời, máy múc... Chạy ăn từng bữa đã bở hơi tai. Hai vợ chồng quần quật từ sáng tới tối mà mỗi tháng cũng chỉ kiếm được hơn 1 triệu bạc, tâm trí mô mà lo cho con học. Thôi thì đành mang tội với con. Cho chúng nghỉ học sớm, phụ mình bắt con tôm con cá mà sống cho qua ngày".

Giấc mơ con chữ vạn chài - Hình 4

Những đ.ứa t.rẻ vạn đò sớm vật lộn mưu sinh nên giấc mơ con chữ cũng phải bỏ ngang giữa chừng.

Biết rằng sự học là cần lắm, là cái cứu cánh duy nhất để mong con cái có cơ hội được đổi đời, không phải sống cái kiếp lênh đênh như cha mẹ nhưng nghèo quá, không đủ sức xoay xở, người dân làng chài đành gạt nước mắt bắt con nghỉ học. Những em may mắn được tiếp tục đến trường luôn phải sống trong cảnh phấp phỏng có thể bị nghỉ học bất cứ lúc nào. Em Hoàng Thế Anh, học sinh lớp 8 cho biết: "Các chị trước em đã nghỉ học khi mới hết cấp 1. Em là con trai nên được ưu tiên học lên cấp 2. Em muốn được học lên cấp 3, được học đại học để sau này có công việc ổn định nhưng hiện giờ hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chưa biết sẽ phải nghỉ học lúc nào...".

Dòng sông Lam vẫn lững lờ trôi, những con thuyền như phận dân chài dập dềnh theo con nước. Ước mơ con chữ vẫn sáng như những ánh đèn điện nổi bật giữa khoảng mênh mông sông nước lúc màn đêm ập xuống. Những đ.ứa t.rẻ vạn chài vẫn gò lưng trên những mảnh chiếu trong lòng thuyền giữa những tiếng thở dài rất khẽ của cha mẹ và những người anh chị kém may mắn hơn.

Hoàng Lam

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đạo diễn Lê Hoàng xuất hiện lạ lẫm trên sóng truyền hình hậu can thiệp thẩm mỹ
08:25:35 08/07/2024
Jennifer Phạm hé lộ chuyện bất ngờ của ông xã, bật mí về đôi mắt đượm buồn
10:32:53 08/07/2024
Cô gái xinh có tên độc lạ, đi thi đại học gặp chuyện 'dở khóc dở cười'
07:03:06 08/07/2024
Nam Thư lại bị đào khoảnh khắc thân mật với sao nam Vbiz
08:23:09 08/07/2024
Tiến Luật: Gương mặt một đằng giọng một nẻo!
09:15:53 08/07/2024
Lấy chồng rồi nhưng vẫn được mời đi show hẹn hò, Diệu Nhi nói 1 câu khiến Hari Won cũng tán thành!
06:48:28 08/07/2024
Mỹ nhân bị ghét nhất showbiz 42 t.uổi xuống sắc đáng tiếc, sai lầm lớn nhất sự nghiệp là yêu người đáng t.uổi bố
06:53:10 08/07/2024
Sao nữ làm tiểu tam: Kẻ mất hết, người chịu nhục 10 năm để làm dâu hào môn
06:29:42 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

17 năm tù cho gã tài xế xe công nghệ vác dao g.iết n.gười

Pháp luật

12:59:17 08/07/2024
Nằm trong phòng nhớ về việc tranh giành khách với một tài xế xe ôm công nghệ, Nghĩa vác dao đi tìm đối thủ rồi lừa đến chỗ vắng ra tay s.át h.ại.

Người phụ nữ hôn mê sau khi đặt túi ngực tại thẩm mỹ Sao Hàn hiện ra sao?

Sức khỏe

12:54:44 08/07/2024
Hội chẩn của các chuyên gia ghi nhận, bệnh nhân bị phù phổi cấp áp lực âm với tỷ lệ rất hiếm gặp, gây hội chứng cơ tim choáng.

Fan quốc tế nói gì khi T1 vô địch LOL Esports World Cup 2024?

Mọt game

12:36:23 08/07/2024
Tối ngày 07/07 vừa qua, T1 đã xuất sắc đ.ánh bại đối thủ TOP Esports với tỷ số 3-1, qua đó chính thức lên ngôi vô địch Esports World Cup mùa đầu tiên.

Những cơn bão "càn quét" màn ảnh khiến khán giả ám ảnh không quên

Phim âu mỹ

12:34:54 08/07/2024
Trong rất nhiều những thảm họa từng được đưa lên màn ảnh, bão tố, lốc xoáy vẫn luôn mang đến trải nghiệm thị giác choáng ngợp nhưng cũng tràn ngập cảm xúc.

Từ 1/8, người dân được đăng ký, bấm biển số xe qua VNeID

Tin nổi bật

12:02:35 08/07/2024
Từ ngày 1/8, người dân được kê khai đăng ký, bấm biển số xe trên ứng dụng VNeID, cổng dịch vụ công hoặc đến trực tiếp cơ quan công an.

Đảo Thiên Đường: Á hậu có tiếng sốc khi không một ai muốn hẹn hò, bị "cà khịa" chuyện trốn nấu ăn

Sao việt

11:59:09 08/07/2024
Biểu cảm của người đẹp khi biết không một ai có cảm tình với mình, dù bản thân sở hữu ngoại hình sáng choang là: sốc!

Phạm Khánh Hưng, Quốc Thiên, Đăng Khôi làm mới những bản hit của thế hệ 8x,9x

Nhạc việt

11:56:54 08/07/2024
Trở lại sân khấu âm nhạc sau nhiều năm vắng bóng, Quốc Thiên, Đăng Khôi và Phạm Khánh Hưng đều chọn thể hiện những bản hit đình đám một thời.

Thời của cyberpunk

Thời trang

11:49:32 08/07/2024
Thời trang cyber đặc biệt đề cao sự kết hợp ngẫu hứng của nhiều phong cách khác nhau cũng như đủ loại màu sắc, họa tiết, phần lớn trang phục có gam màu huỳnh quang (neon) và làm từ nhựa dẻo.

Trải nghiệm du lịch tại Triều Tiên

Du lịch

11:42:13 08/07/2024
Nổi tiếng với chế độ nghiêm ngặt và những quy định khắt khe, Triều Tiên mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Chồng có hành động gây phẫn nộ, Hằng Du Mục đăng status giữa đêm

Netizen

11:39:45 08/07/2024
Nổi tiếng là chiến thần chốt đơn là vậy nhưngHằng Du Mục(tên thật: Nguyễn Thái Hằng, sinh năm 1995) lại phải trải qua nhiều biến cố hôn nhân với người chồng ngoại quốc là Tôn Bằng (sinh năm 1981).

Cuộc sống tối giản của người phụ nữ U50 trong căn nhà không cần trang trí cầu kì mà vẫn đặc biệt cao cấp

Sáng tạo

11:39:31 08/07/2024
Đặc biệt, trong căn nhà này có rất ít đồ đạc, thậm chí cũng không có mấy chiếc tủ, dù diện tích không gian vô cùng rộng rãi.