Lớp 2 học xác suất và thống kê, giảm tải hay không giảm tải?
Thông tin về việc học sinh sẽ học xác suất, thông kê môn Toán ngay từ ở lớp 2 của chương trình GDPT mới nhận được nhiều quan tâm của phụ huynh và học sinh. Như vậy thì chương trình mới thực sự giảm tải hay không giảm tải?
Học sinh lớp 2 sẽ học những gì từ phần Toán học mà ngay cả sinh viên ĐH cũng kêu khó này?
Thông tin bắt đầu từ việc PGS.TS Ngô Hoàng Long – giảng viên cốt cán được tập huấn chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, qua lĩnh hội từ các thành viên ban xây dựng chương trình môn Toán mới, thống kê và xác suất được xác định là một trong ba mảng kiến thức quan trọng của môn học này. Trước đây thống kê được dạy một chút ở lớp 4 và 5, lên cấp THCS học sinh được học ở lớp 7 và cấp THPT là ở lớp 10. Còn xác suất chỉ xuất hiện trong chương trình lớp 11.
Tinh thần của chương trình phổ thông mới muốn đẩy mạnh ứng dụng của Toán học và xác suất và thống kê là mạch kiến thức rất tốt để thực hiện nhiệm vụ đó. Cụ thể, trong chương trình phổ thông mới, thống kê sẽ được đưa vào giảng dạy bắt đầu từ lớp 2 cho đến lớp 12. Tức là trong 11 năm, học sinh đều được học những nội dung về xác suất và thống kê với chương trình mang tính đồng tâm và nâng cao dần.
Nhiều ý kiến cho rằng học sinh lớp 2 học xác suất thống kê không có gì đáng… sợ như tên môn học lâu nay mọi người vẫn quen mặc định. Ảnh P.T
Chỉ nghe đến đây thì nhiều phụ huynh và học sinh lo ngại, bởi xác suất, thống kê là môn học mà ngay cả sinh viên ĐH nghe đến cũng… sợ. Vậy, học sinh lớp 2 sẽ học như thế nào về xác suất thống kê? Bởi khi nghe đến sác xuất thống kê, bất cứ ai cũng đều nghĩ rằng đây là một nội dung khó của Toán học.
Theo ban xây dựng chương trình, thống kê và xác suất tạo cho học sinh khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, hiểu bản cốt lõi suất của nhiều sự phụ thuộc trong thực tế; hình thành sự hiểu biết về vai trò của thống kê như là một nguồn thông tin quan trọng về mặt xã hội, biết áp dụng tư duy thống kê để phân tích dữ liệu. Ở lớp 2, học sinh sẽ bắt đầu làm quen với những khái niệm đơn giản và dần dần được nâng lên các cấp cao hơn.
Về xác suất, học sinh làm quen với phép thử và yêu cầu các em nhận thức được kết quả của những phép thử đơn giản. Ví dụ biết khi nào một kết quả của phép thử có thể hoặc không thể xảy ra học sinh sẽ trả lời được là “không”. Tức là các em được làm quen với hiện tượng không xảy ra.
GS.TS Đỗ Đức Thái, Tổng chủ biên chương trình môn Toán cho biết, nhiều người nhìn vào tên gọi “xác suất, thống kê” nên lo sợ học sinh lớp 2, lớp 3 bị quá tải, khó học. Nhưng thực tế là, trong chương trình, các bài học thiết kế nhẹ nhàng, đơn giản, rất thiết thực với học sinh từ bậc tiểu học. Cụ thể ở lớp 2, phần thống kê gồm các nội dung thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu, đọc biểu đồ tranh, nhận xét về các số liệu trên biểu đồ tranh; làm quen với mô tả hiện tượng với thuật ngữ như chắc chắn, có thể… thông qua trò chơi đơn giản.
Video đang HOT
Nhiều ý kiến cho rằng, không nên nhìn tên môn học mà… sợ, quan trọng hơn là cách dạy của giáo viên với môn học này ra sao. PGS.TS Ngô Hoàng Long cho rằng: Tôi nghĩ cái khó không phải nằm ở phía học sinh mà phía các giáo viên. Các thầy cô cần nâng cao trình độ, nhận thức được đúng đắn nội dung của xác suất và thống kê để truyền đạt cho học sinh không bị sai. Thêm vào đó, chính bản thân giáo viên tiểu học cũng chưa được làm quen với xác suất và kiến thức thông kê, vì chương trình hiện hành ít có, nên khó tránh khỏi những khó khăn khi triển khai.
Vì thế, vấn đề bồi dưỡng giáo viên chuẩn bị cho chương trình mới hết sức quan trọng. Thời gian gần đây, hàng ngàn giáo viên trên cả nước đã được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng để đáp ứng với chương trình GDPT mới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, đội ngũ giáo viên phổ thông cốt cán có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác chuyên môn, đóng vai trò then chốt trong tiếp nhận và hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện tốt chương trình GDPT mới. Với những học phần, nội dung kiến thức mới, việc tập huấn giáo viên rõ ràng cần nhiều thời gian, cần kỹ lưỡng hơn.
Phan Thủy
Theo PLXH
Xác suất thống kê cho học sinh lớp 2: Lo lắng vì "ám ảnh" trình độ đại học
Nhưng ngay qua, chương trinh giao duc phô thông mơi đang đươc dư luân đăc biêt quan tâm. Trong đó, "tâm điêm" khiên nhiêu phu huynh lo lăng, chinh la băt đâu day xac suât thông kê cho hoc sinh lơp 2. Xac suât thông kê bâc tiêu hoc liêu co thưc sư "kho nhăn"?
Đưng "am anh" xac suât thông kê tư đai hoc
Thầy Hà Đình Hạnh, giao viên môn Toán, hệ thống Giáo dục Hocmai cho răng: "Hiên nay, trình độ dân trí ngày càng cao đồng nghĩa với trình độ chuyên môn của các phụ huynh cũng nâng lên, ty lệ phụ huynh có trình độ chuyên môn đại học và sau đại học ngày càng nhiều.
Do đó, khi nói đến xac suât thông kê, phụ huynh thương liên tưởng đến học môn xac suất thống kê ở chương trình đại học mà họ đã được học, từ đó, họ cảm thấy việc bộ môn xác suất thống kê rất "khó nuốt" với con họ. Thực ra, đối với học sinh tiểu học thì không gọi là xác suất thống kê mà chỉ bài toán có nội dung yếu tố thống kê".
Trươc nhưng tranh cai đang xôn xao vê xac suât thông kê, cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh, giáo viên môn Toán, hệ thống Giáo dục Hocmai phân tich: "Trước hết, chúng ta cần hiểu lại về khái niệm và ứng dụng của khoa học nghiên cứu xác suất va thống kê - khoa học nghiên cứu về xác suất nói một cách đơn giản là tìm hiểu về khả năng của những sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.
Vậy, với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp hoc sinh làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?
Cô Nguyên Thi Mai Quynh cho răng, không nên áp đặt tư duy trong đầu rằng chương trình học xác suất, thống kê ở bậc đại học vô cùng "khó nhằn" nên sẽ là quá tải với học sinh bậc tiểu học.
Còn bài toán thống kê cũng vậy, những phần bài tập rất hay, thực tiễn, đôi khi chỉ là câu hỏi rằng hôm nay trên đường đi học về, con hãy đếm xem từ nhà đến trường có bao nhiêu điểm dừng đèn báo giao thông. Với những bài toán thực tế như vậy, sẽ giúp con hình thành ky năng quan sát, thu thập thông tin, kiểm đếm...".
"Vi vây, theo tôi, không nên áp đặt tư duy trong đầu rằng chương trình học xác suất, thống kê ở bậc đại học vô cùng "khó nhằn" nên sẽ là quá tải với học sinh bậc tiểu học. Là một giáo viên đã dạy Toán cho học sinh bậc tiểu học nhiều năm, bản thân tôi trong những năm qua vẫn luôn đưa các bài toán có tính xac suât thông kê, tính thực tiễn, gần gũi với các em học sinh để các em có thể phát triển các ky năng cơ bản trong đời sống hàng ngày", cô Quynh Mai chia se.
Xac suât thông kê bâc tiêu hoc đa tôn tai lâu, nay chi goi tên cu thê
Đê minh chưng xac suât va thông kê đa xuât hiên ơ bâc tiêu hoc tư trươc, thây Ha Đinh Hanh chi ra: "Trong chương trình tiểu học hiện hành, nội dung thống kê đã được đưa vào chương trình từ lớp 3 với bài Làm quen với số liệu thống kê (SGK Toán 3, Tr.134, 136). Tuy nhiên cũng không phải đến lớp 3 nội dung thống kê mới được đưa vào chương trình. Ngay trong chương trình lớp 2 với bài "ngày, tháng" (SGK Toán 2, Tr.79, 80), học sinh đã được làm quen với các yếu tố, các số liệu thống kê qua nội dung các bài tập.
Môt dang bai toan co nôi dung thông kê trong chương trinh tiêu hoc hiên nay.
Như vậy, nếu xét về yếu tố thống kê thì phụ huynh yên tâm, các con hoàn toàn có thể tiếp thu tốt kiến thức của mình.
Còn đối với nôi dung xác suất thì trong chương trình tiểu học không nói đến nhưng không có nghĩa là chưa đề cập. Những bài toán có nội dung xác suất thường là những bài toán vận dụng cao.
Ví dụ: Trong hộp có 10 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh và 12 viên bi vàng. Không nhìn vào trong hộp thì phải lấy ra ít nhất bao nhiêu viên bi để chắc chắn có: 5 viên bi đỏ, 3 viên bi cùng màu.
Với bài toán trên, học sinh đã được các thầy cô giáo hướng dẫn và dạy học theo hướng phát triển năng lực thì các em hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề đó mà không gặp khó khăn gì. Nhất là hoc sinh nao xác định thi vào các trường chất lượng cao ở các thành phố thì những dạng bài này cũng đã làm thường xuyên".
"Tôi đã đọc và nghiên cứu chương trình tiểu học ở My, Anh và các nước ASEAN thì thấy việc đưa nội dung có yếu tố xác suất thống kê vào khá sớm. Do đó, việc bộ GD&ĐT đưa nội dung xác suất thống kê vào dạy học từ bậc tiểu học không hề gây "quá tải" cho học sinh vì thực ra các em cũng đã được học rồi. Chỉ là cách dùng ngôn từ nào cho phù hợp với thực tế mà thôi", thây Ha Đinh Hanh nhân manh.
Thây Ha Đinh Hanh dân chưng nhiêu bai toan co nôi dung thông kê va xac suât đa xuât hiên ơ bâc tiêu hoc hiên nay.
Đông tinh vơi nhưng phân tich trên, cô Mai Quynh cung cho biêt: "Tôi đã có tìm hiểu về chương trình giảng dạy môn Toán của My, Singapore, Úc... thì nhận thấy chương trình dành cho học sinh lớp 2 của các nước đã có những dạng bài về xác suất, thống kê. Đơn giản chỉ là các bài toán rất nhẹ nhàng, cho hoc sinh đưa ra phán đoán của mình về một sự việc có xảy ra hay không và trình bày lý luận logic về việc tại sao các con có thể đưa ra phán đoán như vậy".
Cuôi cung, cô Mai Quynh khăng đinh: "Các bài toán xác suất, thống kê thực ra đã tồn tại từ rất lâu trong chương trình toán tiểu học, thậm chí là với việc học đếm của học sinh lớp 1. Nhưng hôm nay đây, khi gọi thành một cái tên cụ thể cho dạng toán này thì có những sự hiểu lầm, hoang mang từ một bộ phận nhỏ của cộng đồng.
Chúng ta hãy nghĩ đơn giản vấn đề này như việc tôi đã trình bày, sẽ không hề gây quá tải với học sinh ở Việt Nam, các bài toán sẽ được đưa vào chương trình môt các hợp lý, thực tế, không cứng nhắc và khô khan".
Theo nguoiduatin
Phản ứng của phụ huynh trước thông tin học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2: Người thảng thốt lo lắng, người ủng hộ nhiệt tình Sau khi biết thông tin học sinh sẽ học xác suất và thống kê ngay từ lớp 2 ở chương trình mới, các bậc cha mẹ đã có nhiều ý kiến trái chiều. Theo chia sẻ của PGS.TS Ngô Hoàng Long (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) với báo chí, chương trình môn Toán ở chương trình phổ thông mới được tổ chức...