Lớp 12 nghĩa là bạn sẽ…
Năm 12 nghĩa là mình phải học, phải thi, sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực và đôi khi mình sẽ đánh mất nhiều thứ…
Trong 3 năm học phổ thông, có lẽ năm 12 sẽ là năm đầy sóng gió và nhiều kỉ niệm nhất đối với teen. Bởi chúng ta đều hiểu rằng năm 12 nghĩa là mình phải học, phải thi, sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực và đôi khi mình sẽ đánh mất nhiều thứ…
Nghĩa là bạn sẽ chỉ biết đến sách vở
Ngay từ lúc kết thúc năm học 11, nhiều teen đã tự lên sẵn các kế hoạch luyện thi. Ngoài học chính ở trường, teen phải học thêm rất nhiều, từ những môn thi Tốt nghiệp đến môn thi Đại học. Đây sẽ là thời gian teen rất bận rộn với một đống bài tập và bài kiểm tra. Teen sẽ chẳng ngạc nhiên khi biết được có nhiều bạn học từ sáng đến 10h tối mới xong, vệ sinh cá nhân ăn uống xong cũng đến 10h30, bây giờ là lúc teen phải hoàn thành tất cả bài tập.
Nhiều teen cứ mãi học cho thật nhiều vào, cắt xén thời gian ngủ nghỉ, bỏ qua tất cả cuộc chơi với bạn bè vào chủ nhật để vùi đầu vào sách vở. Liệu sức khỏe của teen có đủ không? Có rất nhiều teen mãi lo học hành mà chẳng dành thời gian giải trí đến lúc đi thi thì lại ốm. Dù biết rằng năm 12 là phải học thật chăm nhưng không có nghĩa là chăm quá mức mà hại đến bản thân.
Teen nên có một chế độ dinh dưỡng và thời gian biểu hợp lý để cân bằng cơ thể. Học thêm nhiều quá cũng không hẳn là tốt, teen nên học những môn cần thiết và tích cực làm bài tập thì mới mau tiến bộ được.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Nghĩa là bạn phải chuẩn bị tinh thần thật vững
Video đang HOT
Khi đã là một teen 12 nghĩa là bạn phải tự trang bị cho mình tâm lý cho chắc vì có khá nhiều những tác động bên ngoài vào sự quyết định khối và ngành thi của mình. Hơn nữa teen sẽ có rất nhiều áp lực từ phía gia đình, người thân, và ngay cả sự kì vọng ở bản thân. Chính vì thế mà teen phải có cái nhìn thật sáng suốt, teen không nên học theo ý thích của người khác vì chỉ có niềm đam mê và sự hứng thú vào môn học mình thích thì mới có thể có động lực cho teen tiến bộ được.
Chắc chắn trong một lúc nào đó teen sẽ tự hỏi bản thân mình là sẽ học cho ai, học vì cái gì, tương lai sẽ như thế nào nêu mình đi theo một con đường khác… Tất cả những điều đó thuộc về những teen đang bị chi phối từ nhiều phía nên không thể tìm ra mục đích học của mình.
Đây là lúc teen phải có chính kiến của mình, nếu có thắc mắc teen nên tìm một ai đó đáng tin cậy để chia sẻ, có thể là thầy cô giáo. Nếu như bây giờ teen nào chưa tìm được khối thi cho mình thì hãy nhanh chóng suy nghĩ và quyết định để đầu tư vào những môn chính, nếu như teen để tới học kì 2 thì sẽ muộn mất.
Nghĩa là bạn phải dẹp bỏ chuyện tình cảm
Chuyện tình cảm là một điều khó nói trước, nó có thể tác động tích cực nhưng tiêu cực thì cũng rất nhiều. Đa số trong năm 12 thì nó mang hướng tiêu cực nhiều hơn. Vì thế nếu teen nào đã dính tới chuyện tình cảm thì có thể hạn chế ở mức tối đa để tập trung lo cho việc học, còn teen nào đang có dự tính dính vào chuyện tình cảm thì có lẽ teen nên giữ ở mức bạn bè, sau khi lên ĐH teen có thể tiến xa hơn.
Thực tế vẫn có nhiều teen cân bằng tốt giữa việc học và yêu đương, đó là số ít. Nhiều teen vì quá mãi mê vào chuyện này mà dẫn đến học hành sa sút ảnh hưởng đến tương lai. Tốt nhất thì trong năm học này teen không nên quan tâm đến chuyện tình cảm.
Hãy dừng lại và lắng nghe
Tuy rằng năm 12 là phải chăm chỉ học hành nhưng teen cũng không nên quá mải mê vào việc học mà quên đi tất cả mọi thứ xung quanh. Ai cũng biết năm 12 mình sẽ rất bận nên những kỉ niệm về trường lớp sẽ nhanh chóng nhạt nhòa. Vì là năm cuối nên teen có thể bớt chút thời gian để trò chuyện với bạn bè, để khi xa rồi có cái mà nhớ thương.
Teen đừng nghĩ rằng viết lưu bút sẽ tốn nhiều thời gian, khi đã xa bạn bè rồi thì chính quyển lưu bút sẽ là cái mà teen có thể nhớ. Chỉ cần môt tấm ảnh của bạn bè và một vài lời chúc… cũng sẽ được teen nâng niu quý trọng, những kỉ niệm thời học trò sẽ được lưu giữ lại trong đó.
Năm cuối rồi, nếu teen có xích mích hay giận dỗi thì cũng nên làm hòa, đâu có ai muốn năm cuối lại mất đoàn kết như thế. Nếu có thời gian rảnh teen nên tổ chức 1 chuyến đi chơi để có thêm nhiều kỉ niệm. Hãy làm những gì tốt nhất để năm 12 này thật sự có ý nghĩa.
Theo PLXH
Tâm thần học đường: Cơn bấn loạn của... sách vở
Chuyện không mới, nhưng có lẽ, đã đến lúc cần thiết phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về những sang chấn tâm thần mà học sinh mắc phải do áp lực thi cử, sự kỳ vọng của cha mẹ...
1. Phan Trần Thúy Diễm, hiện đang là học sinh trung học của một trường ở quận Gò Vấp, TP HCM. Ba mẹ của Diễm đều là giáo viên dạy môn Toán và Văn giỏi hệ THCS, ba bạn còn đang chuẩn bị lên làm Hiệu trưởng một trường trong quận. Do đó, theo lệnh của mẹ, bạn luôn phải giữ "phong độ" học tập. Ngày Diễm gặp tôi, cũng là lúc bạn vừa kết thúc môn thi cuối cùng của kỳ thi cuối cấp. Diễm mệt mỏi, và nhìn cô bạn sau lớp kính cận dày cộm, tôi rất ái ngại. Diễm đề nghị với giọng trầm đều: "Đừng đưa mặt mình lên báo, bố mẹ mình không thích đâu". Diễm già quá so với số tuổi mà cô bé đang sở hữu.
Lịch học thêm ngoài giờ học ở trường của Diễm như sau: một tuần 2 buổi Toán, 4 buổi Văn, 2 buổi học Anh văn. Riêng Anh văn, Diễm phải tham gia học 3 tiếng từ 18h tới 21h. Chủ nhật học 4 ca: sáng 7h tới 11h, chiều Anh văn (14 tới 17h30'). "Mẹ đón mình ngay từ cổng chở ra ngoài ăn tạm tới 18 giờ để vào lớp học Văn tới 21h. 21h30' về tới nhà là học... ăn. Tất tần tật những món bổ dưỡng mà mẹ đã nghiên cứu lẫn gọi... 1080 hỏi từ sáng đều được mang ra cho mình ăn. Nhưng, mình chỉ muốn ngủ. Có hết đâu, môn Văn, do các cô dạy theo cách riêng, nên mình phải học thêm một lúc cả... hai cô cho chắc ăn. Khi nào mẹ cũng càm ràm: "Phải cố lên, con. Nhìn bạn Lê, bạn Hạnh con nhà bác Hai, bác Liêm kìa. Đứa nào cũng học trường chuyên, đứa nào cũng giỏi. Nhà mình có thiếu gì đâu, con mà không vô trường chuyên thì chắc mẹ sẽ không dám ra đường đâu. Nhìn con người ta mà xấu hổ cho con mình. Mỗi tháng, mẹ phải tốn cả chục triệu cho con đi học mà..." - Diễm nói.
Diễm kể với tôi là bạn thèm ngủ đến mức độ, bất cứ khi nào cũng mơ đến chuyện... ngủ. Ngủ ở đâu cũng được, lay lắt trong lớp học, co ro ở vỉa hè, ngủ dựa ghế trong căng-tin nhà trường... Vấn đề là giấc mơ của Diễm đã bị khước từ một cách rất bạo liệt từ mẹ em. Viết đến đây, tôi nhớ rất nhiều lần mình lưu thông trên đường Điện Biên Phủ, cứ nhìn cảnh những cậu nhóc mặc đồng phục tiểu học, vai mang balô, vừa nhai bánh mỳ sau yên xe máy của bố mẹ, vừa... nhắm mắt tranh thủ ngủ gà gật là bỗng nhiên thấy xót xa.
Chuyện cha mẹ kỳ vọng con cái cũng là điều dễ hiểu, trong thời điểm mà gần như ở tất cả các thành phố lớn, chuyện nụ cười của bố mẹ có... rạng rỡ hay không đều trông cậy vào ngôi trường mà con mình đang theo học. Họ không thiếu tiền, chỉ thiếu con, và đôi khi họ nghĩ, con mình học hành không như... siêu nhân thì đó chính là một sự sỉ nhục. Chính vì áp lực vô hình này, nhiều câu chuyện đau lòng đã xảy ra. Cô bé Thúy Diễm vẫn còn đủ sức để "bơi" trong cái biển kỳ vọng của mẹ mình, đó là điều may mắn. Nhiều cô cậu bé khác, nghĩ đến lối thoát đơn giản hơn để tránh xa kỳ vọng của cha mẹ. Những lối thoát đầy bi kịch.
Một sáng ở Trường THCS Quang Trung (Tân Bình, TP HCM), khi các học sinh khối 9 đang chăm chú nghe giảng bài thì ngoài hành lang, có tiếng người chạy thình thịch. Trước con mắt ngạc nhiên của bạn bè, nam sinh Đăng Khoa (chúng tôi đã đổi tên họ nhân vật - PV) chạy thẳng ra lan can bảo vệ và... buông mình nhảy xuống. Ngay lập tức, Ban giám hiệu đã đưa Khoa đi cấp cứu tại BV Thống Nhất. Rất may, Khoa không bị nguy hiểm về tính mạng, nhưng em phải chịu những chấn thương nghiêm trọng, như: gãy hai chân, tụ máu vùng bụng,...
Nguyên nhân của vụ việc, có khả năng là do Khoa bị điểm kém liên tiếp trong các bài kiểm tra Văn. Cô giáo dạy Văn của Khoa đã nói với cô chủ nhiệm. Và cô chủ nhiệm muốn Khoa phải mang những bài văn này về "trình diện" với bố mẹ và Khoa đã chọn cách nhảy lầu để khỏi phải "vướng" vào ba cái chuyện điểm số này.
Lại có nữ sinh tìm đến cái chết để phản đối chuyện... giáo viên cho bài tập về nhà quá nhiều. Chuyện xảy ra tại huyện Hóc Môn, TP HCM.
Hồng Tuyến là học sinh lớp 11 thuộc một trường THPT tại Hóc Môn. Tuyến và các bạn trong lớp quyết tâm "nói chuyện" với giáo viên để phản ứng bài tập về nhà quá nhiều, trong lúc nhà trường lại tăng thêm 12 tiết học trong tuần. Theo các em, như vậy là "ép" học sinh quá mức.
Kế hoạch được các em vạch ra là khi một giáo viên cho bất kỳ học sinh nào trong lớp điểm kém vì không làm đủ bài tập ở nhà. Tuyến và một học sinh khác sẽ đứng lên kiến nghị trực tiếp với giáo viên . Mọi thứ diễn ra rất đúng "kịch bản", tuy nhiên giáo viên đã... "mời" Tuyến ra khỏi lớp vì cho rằng Tuyến gây mất trật tự trong giờ học.
Đừng biến bài vở thành cơn bấn loạn đối với những học sinh (ảnh chỉ có tính minh họa).
Tiếp đến, Tuyến xin gặp Ban giám hiệu để kiến nghị việc cho bài tập về nhà. Đề nghị này của Tuyến không được chấp nhận. Ngày hôm sau, Tuyến để lại thư tuyệt mệnh gửi cho một số thầy cô trong trường và ngay trong lớp học, Tuyến đã uống một lượng lớn thuốc tây với ý định dùng cái chết để phản đối chuyện "cho bài tập về nhà". Rất may là sau đó Tuyến được đưa đi cấp cứu kịp thời. Thời điểm xảy ra vụ việc, rất nhiều luồng ý kiến tranh luận đã xảy ra xung quanh phản ứng thái quá của nữ sinh này. Tuy nhiên, như là quy luật nhất định, cơn phản ứng của dư luận nhanh chóng rộ lên rồi cũng nhanh chóng... chìm xuống và mọi chuyện đâu lại vào đấy.
2. Những nỗi sợ hãi vì sự kỳ vọng của bố mẹ cứ bám riết tâm trí nhiều học sinh và theo thời gian, sự kỳ vọng này biến thành nỗi ám ảnh. Chính từ nỗi ám ảnh này, những câu chuyện không hay đã xảy ra.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010, vào đầu giờ buổi thi môn Toán, tại một điểm thi tốt nghiệp THPT của TP Đà Nẵng, thí sinh N.H.M. đã có những biểu hiện không ổn định về thần kinh. Trong suốt giờ thi, thí sinh này luôn hát hò, nói to. Giám thị nhắc nhở liên tục nhưng em này vẫn không ngừng nói và hát, buộc lòng Chủ tịch Hội đồng thi (HĐT) phải đưa vào phòng riêng quản lý.
Theo CAND
Đề thi tốt nghiệp môn Lịch sử "không có vấn đề" Sau khi so sánh nội dung trong đề thi, hướng dẫn chấm môn lịch sử với chương trình giáo khoa lớp 12, tham khảo ý kiến một số cán bộ chuyên môn, bộ GD& ĐT khẳng định đề ra có nội dung "nằm trong chương trình THPT". Vừa qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng có nêu vấn đề phụ huynh...