Lòng tốt có phải là hàng hiếm ?
Không ít người cho rằng: thời buổi này nên chọn cách sống “mình không làm phiền ai, không ai làm phiền đến mình”.
Tình nguyện đưa học sinh qua đường trong mùa thi cử – Ảnh: Khả Hòa
Liệu đó có phải là cách sống an toàn và phù hợp hơn cả? Liệu lòng tốt đang càng ngày càng vắng bóng, trở thành “ hàng hiếm”, thậm chí được đẩy lên như là “điều phi thường”?
Cách đây 10 ngày, anh Ngô Công Mỹ – công nhân may Công ty TNHH Sơn Tùng (P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, TP.HCM) đã bị một nhóm thanh niên dùng hung khí đánh tới tấp khi anh đang trên đường đến xưởng làm. Vụ hành hung xảy ra trong khoảng 10 phút, sau đó anh Mỹ nằm bất tỉnh thêm 30 phút nữa nhưng không có ai đến can thiệp hay đưa anh Mỹ đi cấp cứu (Một công nhân bị đánh hội đồng, Báo Thanh Niên số ra ngày 7.4.2012).
Bức xúc trước vụ việc trên, một bạn đọc tên Michael gửi email bày tỏ: “Tôi cảm thấy rất buồn vì ngày nay đạo đức con người ngày càng giảm sút trầm trọng. Đặc biệt qua ví dụ điển hình của anh Mỹ đây, sau khi bị đánh, nằm bất tỉnh mà chẳng có ai cứu hay giúp đỡ gì hết, kể cả bảo vệ xưởng Sơn Tùng và một số công nhân đào mương gần đấy. Thậm chí anh Mỹ bị đánh trong gần 10 phút mà không ai can thiệp. Hình như những người xung quanh KHÔNG có trái tim, KHÔNG có tình người? Hay họ sẵn sàng vô cảm trước những hành vi này? Có chăng họ chỉ lo lợi ích trước mắt của họ?…”.
Anh Đỗ Thắng – một bác sĩ trẻ ngụ ở Q.10, TP.HCM – nhận xét: “Theo tôi, con người ai cũng có phần thiện, đều muốn ra tay nghĩa hiệp giúp những người trong cơn hoạn nạn, khó khăn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, người ta không thể thể hiện lòng tốt của họ, chẳng hạn: đang bận bịu công việc; không biết xử trí ra sao; thấy nhiều người xung quanh không phản ứng gì nên… không muốn làm “nổi”, sợ bị hiểu lầm; lo ngại bị trả thù; không muốn dính dáng rắc rối do bị mời lên mời xuống làm chứng…”. Cũng theo bác sĩ Thắng, hiện có không ít kẻ gian đã lợi dụng lòng tốt của người khác như giả dạng ăn xin, làm người khuyết tật đau ốm… để trục lợi. Đây cũng là một nguyên nhân khiến những nghĩa cử tốt đẹp ngày càng vắng bóng.
Video đang HOT
“Nhặt được của rơi, trả người đánh mất là câu ai cũng thuộc lòng. Thế nhưng bây giờ, người ta thường tổ chức tuyên dương, trao bằng khen này nọ cho những người trả lại của rơi. Phải chăng do lòng tốt quá hiếm nên mới khen thưởng rầm rộ?” – cô Tuyết Linh, giáo viên dạy môn văn một trường THPT trên địa bàn TP.HCM đặt vấn đề. Cô Tuyết Linh kể, do nhiều lần chứng kiến cảnh thiên hạ kèn cựa nhau từng centimet để giành phần đường đi nên cô đã rất “lúng túng, bất ngờ” khi có một thanh niên tự nguyện nhường cho xe cô vượt trước.
Trong khi đó, anh Lê Trung Hải – thủ lĩnh nhóm tình nguyện “Những ước mơ xanh” tỏ ra rất lạc quan khi khẳng định: “Tôi thấy lòng tốt không bị mai một mà đang lan tỏa rất nhanh! Có một điều rất đáng mừng là các bạn trẻ và nhiều tầng lớp trong xã hội hiện nay rất quan tâm đến cộng đồng. Lòng tốt đang được nhân rộng và trở thành vấn đề dễ dàng chia sẻ và đồng cảm. Khi xuất hiện thông tin về một hình ảnh đáng thương, một câu chuyện vượt lên cuộc sống thường có rất nhiều bạn trẻ quan tâm và ủng hộ. Đúng là cuộc sống bận rộn thì sẽ có những hạn chế nhưng chính nhờ sự phát triển của internet, người ta có nhiều cách để chia sẻ hơn”. Theo anh Hải, cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim: “Đến giờ phút này, những gì chúng tôi làm được chính là nhờ sự động viên, giúp đỡ và quan tâm của rất nhiều người. Và câu chuyện lòng tốt nảy sinh là có thực! Từ một nhóm ban đầu, đến nay những thành viên đã lập thêm ba nhóm tình nguyện khác và còn nhiều, nhiều nhóm nữa. Rõ ràng, lòng tốt lan tỏa rất nhanh và sẽ gây dựng nên nhiều lòng tốt”.
Diễn đàn Lòng tốt trong cuộc sống Sáng 15.4, Trung tâm thanh thiếu niên miền Nam và Báo Thanh Niên tổ chức diễn đàn Lòng tốt trong cuộc sống tại 212 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3, TP.HCM. Tại diễn đàn, bên cạnh sự tham dự của gần 100 bạn trẻ và khách mời, còn có sự giao lưu và chia sẻ ý kiến của những nhân vật “người thật việc thật” về lòng tốt, đó là: TS tâm lý Trần Thị Giồng; nhân viên công tác xã hội Trương Thị Hồng Tâm (tác giả cuốn Hồi ký Tâm “si-đa” – Vượt lên cái chết); diễn viên – đạo diễn Việt Trinh; anh Võ Quang Hoàng – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trái tim thiên thần (sân chơi quy tụ hơn 2.200 thành viên cộng đồng mạng tham gia hoạt động thiện nguyện)… Các ý kiến thảo luận, trao đổi sẽ xoay quanh vấn đề: những hành vi được xem là thể hiện lòng tốt; giá trị xã hội của lòng tốt; lòng tốt và sự lợi dụng lòng tốt; tác hại của sự vô cảm; ý nghĩa phát động chương trình “Mỗi ngày một việc tốt”, tạo môi trường để bạn trẻ rèn luyện kỹ năng sống, sống tốt và phát huy lòng tốt của mình…
Ý kiến Lòng tốt đang chuyển sang trạng thái khác Hằng ngày, chúng ta vẫn thấy những tấm bảng viết về “người tốt việc tốt” đầy ắp ở các trường học, những chương trình từ thiện vẫn có rất nhiều người góp công góp của tham gia… Như vậy, không thể nói lòng tốt quá hiếm hoi mà do thái độ ứng xử chung nên nó đang dần chuyển sang một trạng thái khác. Tâm lý người Việt Nam vẫn mang nặng lối sống tập thể nên khi làm bất cứ việc gì, họ luôn chú ý đến phản hồi và sự hưởng ứng của người khác. Nguyễn Cao Quỳnh Như – Sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM Giới trẻ dễ hướng thiện Thật ra, giới trẻ dễ hướng thiện. Các em hay trăn trở với câu hỏi “Tôi là ai?” và dễ xúc động trước cái đẹp thực thụ. Giới trẻ thích hoạt động cộng đồng. Vì vậy, những chương trình cộng đồng đừng chạy theo hình thức hay theo kiểu phong trào nhất thời mà nên giúp các em tìm hiểu, khám phá và phát triển những giá trị sống cho cá nhân. Bên cạnh đó, truyền thông cũng phải hướng đến giáo dục chân – thiện – mỹ cho giới trẻ. Thạc sĩ chuyên ngành phát triển con người Võ Thị Hoàng Yến – Giảng viên Trường ĐH Mở TP.HCM
Theo TNO
Trả nợ tình cũ
Khải đã làm tổn thương Hiên quá nhiều bởi lòng tốt mà anh dành cho Hằng...
Khải vùng dậy lao đi sau cú điện thoại lúc nửa đêm. Khải không kịp phân bua cho hành động đó của mình, anh khoác vội cái áo bông, nhìn Hiên và nói: "Anh phải đi có việc". Rồi Khải lao ra khỏi nhà mặc cho đêm đông giá buốt...
Không cần Khải nói anh đi đâu, Hiên cũng biết. Chứng kiến chồng bất chấp đêm tối ra khỏi nhà sau cú điện thoại của người phụ nữ ấy, Hiên chỉ muốn được gầm gào lên cho thỏa nỗi tủi của một người vợ. Cô muốn chạy ra chặn cửa lại không cho anh đi, muốn hét vào mặt anh: " Giờ cô ấy hay em và cái gia đình này quan trọng hơn mà anh làm như thế?". Nhưng Hiên đã không làm được, cô nằm trên giường, quay vào phía bờ tường, kéo chiếc chăn trùm qua mặt và... khóc.
Người điện thoại là Hằng - mối tình đầu khó quên của Khải. Một cuộc tình đẹp tới mức chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt là tiến tới hôn nhân nhưng chỉ vì chút hiểu lầm mà rời xa. Ngày ấy, chính Khải đã là người không tin vào người yêu mình nên sau sự chia tay của anh, Hằng trả thù đời bằng cách cưới vội một gã đi xuất khẩu lao động về khi hắn ta đặt vấn đề. Khi Khải hiểu mọi chuyện cũng là lúc Hằng cay đắng nhận ra mình đã lấy phải một người chồng vũ phu.
Khải đã từng kể cho Hiên nghe về câu chuyện tình ấy và Hiên trân trọng nó. Hiên cảm thông vì cô hiểu đó là cái đã qua và giờ Khải là một người chồng, người cha có trách nhiệm trong gia đình. Mọi chuyện có lẽ sẽ bình yên như thế nếu như không có lần Khải vô tình gặp lại Hằng. Anh tới viện thăm một người bạn bị ốm và nhận ra người phụ nữ nằm trên chiếc giường đối diện là Hằng. Toàn thân cô đầy những vết thương bầm tím, mặt hốc hác và có phần hoảng sợ. Quá ngạc nhiên, Khải tiến tới hỏi han. Bao nhiêu cảm xúc trong hai người ùa về, Hằng ôm lấy Khải khóc và kể về cuộc hôn nhân bất hạnh của mình. Không hiểu sao, nghe những lời Hằng nói, Khải lại thấy người có lỗi là mình. Anh có cảm giác chính mình đã là người đẩy Hằng vào bi kịch ngày hôm nay.
Lần đó, Khải không giấu giếm Hiên mà về xin phép vợ cho anh được lo liệu mọi chuyện giúp Hằng. Hẳn nếu là người đàn bà khác có lẽ không thể nào bình thường khi biết chồng gặp lại người yêu cũ nhưng trong hoàn cảnh éo le như vậy, trái tim của một người phụ nữ nhân hậu như Hiên không có chỗ cho sự ghen tuông ích kỉ. Cô cùng chồng vào bệnh viện thăm nuôi Hằng và nộp toàn bộ viện phí. Ngày Hằng ra viện, Hằng vẫn quyết định quay trở về với ngôi nhà địa ngục của mình bởi lẽ ở đó còn có hai đứa con. Hiên những tưởng mọi ân tình giữa chồng và người yêu cũ như thế đã tạm dừng. Nhưng mọi chuyện xảy ra phía sau lần gặp gỡ đó thực sự đẩy Hiên vào một bi kịch của nỗi tủi hờn và hậm hực.
Khải đã làm tổn thương Hiên quá nhiều bởi lòng tốt mà anh dành cho Hằng... (Ảnh minh họa)
Hiên bắt đầu nhận ra dường như mọi biến động trong cuộc hôn nhân của Hằng, Khải đều tự nhận trách nhiệm về mình. Cái bản tính vũ phu, độc đoán của chồng Hằng liên tục được bộc lộ và mỗi lần như thế Hằng đều cầu cứu Khải. Lần nào sau cú điện thoại với những tiếng khóc xé lòng của Hằng, Khải lại lao đi bất chấp ngày hay đêm. Hiên đã từng nhủ với lòng mình hãy coi đó như một món nợ ân tình của cuộc đời Khải mà anh cần phải trả để không nghi ngờ chồng và phá vỡ hạnh phúc gia đình mình. Nhưng sức chịu đựng của con người có hạn, Hiên không thể mãi tỏ ra mình thánh thiện và bao dung khi mà bữa cơm cô hì hụi nấu cả chiều Khải không kịp ăn vì còn bận tới giúp Hằng thoát khỏi cơn say rượu của chồng, rồi bữa tiệc sinh nhật của thằng con trai lớn Khải cũng bỏ... Lần nào về Khải cũng kể cho Hiên nghe mọi chuyện. Ban đầu vì quá bất bình trước sự tàn nhẫn của chồng Hằng, Hiên còn xót xa, chăm chú lắng nghe và hỏi han tình hình. Nhưng khi mọi thứ dần trở thành công việc thường xuyên của chồng, Hiên chỉ ngồi đó và im lặng.
Đêm nay Khải lại lao đi sau cú điện thoại cầu cứu của Hằng. Có lẽ lúc này cô ấy đang bị chồng trút những trận đòn roi, cũng có thể cô đang bị nhốt ở bên ngoài giữa đêm đông giá lạnh như nhiều lần cô đã từng bị ngược đãi. Hiên phấp phỏng không yên, cô muốn lấy điện thoại, bấm số gọi cho chồng để biết tình hình như thế nào và quan trong hơn để biết giờ này bên người phụ nữ từng là người yêu cũ, Khải đang làm gì. Nhưng rồi có gì đó ngăn Hiên lại, cô nhắm mắt và nằm xuống giường. Hiên thiếp đi lúc nào không biết.
Khi Khải về tới nhà cũng là lúc trời sáng. Gương mặt anh phờ phạc và hốc hác vì một đêm thức trắng. Hiên đã chuẩn bị cho chồng một bát mì nóng hổi. Trong lúc Khải ăn, Hiên ngồi bên khẽ hỏi: " Cô ấy thế nào rồi anh?". Khải ngẩng mặt lên, ánh mắt ái ngại: "T hì lại giống như nhiều lần trước, bị đánh tới bầm dập người. Anh phải vào ngăn cùng với mấy người hàng xóm nữa, rồi đưa cô ấy ra trạm y tế băng bó vết thương. Rõ khổ, không biết tới bao giờ cô ấy mới thoát khỏi bi kịch này?". Hiên đưa ánh mắt nhìn lơ đãng ra phía khác để tránh cho chồng nhìn thấy những giọt nước mắt đang trào ra: "V ậy cho tới khi nào những chuyện của cô ấy mới thôi không còn ám ảnh cuộc sống của vợ chồng mình. Em cũng chỉ là một con người và cũng chỉ là một người đàn bà thôi anh ạ".Hiên bước lên phòng và bỏ mặc Khải ngồi trầm ngâm sau câu nói của vợ. Khải hiểu điều mà Hiên muốn nói.
Tối hôm đó Khải không thấy Hiên về nhà. Điện thoại hỏi, Hiên trả lời: "Em ở bên nhà mẹ vài hôm. Em nghĩ anh cũng cần có một chút thời gian để nghĩ về mọi chuyện". Hiên cúp máy nhanh tới mức ở đầu dây bên này Khải cảm thấy hụt hẫng vô cùng. Khải nhận ra thời gian qua anh đã mặc nhiên cho rằng sự bao dung, vị tha, cao thượng của vợ là không giới hạn. Khải đã làm tổn thương Hiên quá nhiều bởi lòng tốt mà anh dành cho Hằng.
Một đêm dài thức trắng, sáng hôm sau, Khải ghé thăm Hằng ở chỗ cô điều trị. Anh khuyên cô nên tự giải thoát cho mình khỏi người chồng độc ác đó, bởi lẽ chỉ chính cô mới cứu được mình. Khải nắm chặt tay Hằng động viên: " Hãy tự giải thoát cho mình em ạ. Anh và tất cả mọi người không thể nào giúp em nếu chính bản thân em tự đày đọa mình bằng cách hi vọng hắn thay đổi". Như hiểu ra nỗi khổ tâm của Khải bấy lâu, Hằng cúi gằm mặt, nước mắt lăn dài: " Cảm ơn anh về tất cả những gì anh đã làm cho em thời gian qua. Cho em gửi lời xin lỗi tới chị Hiên nữa anh nhé". Khải ra về trong lòng thấy dường như mình đã trả được một món nợ tình đời. Giờ là lúc anh cần làm điều gì đó để cảm ơn người vợ yêu dấu của mình.
Trên đường ghé qua nhà bố mẹ, Khải mua một bó hoa ly và tờ thiếp nhỏ. Anh ghi vài dòng thân thương: "Xin lỗi em vì thời gian qua anh đã làm em tổn thương. Hãy bỏ qua cho anh em nhé và hãy coi như anh vừa trả được món nợ tình cảm để anh thấy mình nhẹ nhõm hơn, không còn áy náy điều gì nữa, để anh có thể sống và yêu em nhiều hơn".
Nhận bó hoa từ tay chồng, đọc những lời nhắn nhủ, Hiên khẽ gục đầu vào vai chồng. Cô thì thầm vào tai anh: " Lát đi qua chợ, anh dừng lại cho em chút đồ nhé. Em muốn tư tay nấu cho anh vài món. Để chuộc lỗi anh phải ăn hết đấy nhé". Khải nhìn nhanh không thấy bố mẹ đâu, anh lém lỉnh hôn chụt vào má vợ: "Anh rõ rồi thưa vợ".
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trả lại tài sản trị giá 60 triệu đồng cho khách Chiều 31.1, Công ty taxi Mai Linh Đắk Nông đã trả lại cho anh Nguyễn Đức Thủy (24 tuổi, công tác tại Đoàn ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Nông) số tài sản trị giá 60 triệu đồng bỏ quên trên xe taxi 48A-001.82 do lái xe Trần Văn Công điều khiển. Đại diện taxi Mai Linh Đắk Nông trả lại tài...