Lòng tham của hiệu trưởng
Giáo viên khiếu kiện hiệu trưởng nhà trường, vì những bất công trong phân chia lợi ích, đã rộ lên trong năm học vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Năm học mới bắt đầu chưa lâu, chúng tôi liên tục nhận được đơn của tập thể giáo viên (GV) nhiều trường phổ thông ở TP HCM khiếu kiện người đứng đầu nhà trường – hiệu trưởng (HT), về những bất công trong phân chia lợi ích, một vấn đề đã rộ lên trong năm học vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Giáo viên nai lưng làm, hiệu trưởng hưởng?
Xã hội hóa giáo dục là một chính sách đúng nhằm thu hút nhiều nguồn lực của xã hội cho giáo dục. Từ khi thực hiện chủ trương này, ngoài nguồn ngân sách được cấp, các trường còn có thêm nhiều nguồn thu không hề nhỏ như học phí buổi hai, học phí tăng tiết, tiếng Anh, vi tính, bán trú…
Với nguồn thu tăng tiết, việc chi được quy định không quá 65% cho GV giảng dạy (trước đây là 80%), 15% cho công tác quản lý, còn lại dành cho các khoản chi khác. Với dạy hai buổi, việc chi không được quy định rõ, nhưng nhiều trường cũng áp dụng theo cách chi nguồn thu tăng tiết.
Tuy nhiên, Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) không biết căn cứ vào đâu lại tự đặt ra quy định mỗi tuần HT được hưởng 30 tiết buổi hai và 12 tiết kiêm nhiệm, sau đó lại trừ đi 17 tiết nghĩa vụ (trong khi theo quy định HT chỉ có 2 tiết nghĩa vụ ).
Với quy định “lòng vòng” đó, mỗi tháng HT được hưởng 100 tiết, tương đương số tiền gần 10 triệu đồng. Trong khi đó, GV các môn tiếng Anh, Văn, Toán dạy nhiều nhất cũng chỉ được khoảng 16-20 tiết/tháng, nhận được thù lao từ 1,6 – 2 triệu đồng, thua đến năm sáu lần mức HT được hưởng!
Môi trường giáo dục không thể chấp nhận chuyện khuất tất thu chi, lợi ích nhóm – Ảnh: Phụ Nữ TP HCM.
Trường lại trả thù lao tăng tiết theo thâm niên (từ 66.000- 99.000đ/tiết), nên trên thực tế, thù lao của nhiều GV từ nguồn học phí buổi hai còn thấp hơn nữa; những GV các môn không có tiết tăng thì không được hưởng đồng nào.
Đó là chưa kể, trường còn đem số tiết tăng cấn trừ vào số tiết dạy nghĩa vụ nếu GV chưa dạy đủ 17 tiết/tuần (dù để GV thiếu tiết dạy là lỗi của ban giám hiệu chứ không phải lỗi GV).
Những quy định vừa nêu đã làm cho sự chênh lệch thu nhập từ nguồn thu buổi hai giữa HT với GV tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai là rất lớn. Theo tính toán của nhiều GV, mức thu nhập từ học phí buổi hai của HT gấp 10 lần mức thu nhập bình quân của GV. Do vậy, GV cảm thấy họ đang nai lưng làm việc cho HT… hưởng!
Video đang HOT
Vấn đề là dựa vào đâu để quy định HT được hưởng 30 tiết tăng và 12 tiết kiêm nhiệm? Lãnh đạo Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai giải thích, quy định này đã tồn tại từ đời HT trước, trong đó 30 tiết tăng được tính cho 10 buổi làm việc/tuần (mỗi buổi được tăng 3 tiết); riêng 12 tiết kiêm nhiệm/tuần là đã giảm so với trước (trước quy định 18 tiết).
Nhưng vô lý ở chỗ, HT là công chức nhà nước, phải làm việc 40 giờ /tuần, vậy thì lấy đâu ra thời gian để làm thêm 30-40 tiết nữa?
Bức xúc, 61 GV đã cùng ký một kiến nghị yêu cầu trường phải thay đổi cách chi học phí buổi hai theo hướng 15% cho bộ phận gián tiếp, trong đó có HT, phó HT, kế toán, thủ quỹ, nhân viên văn phòng, giám thị, bảo vệ; chi 65% cho GV trực tiếp giảng dạy, GV dạy tiết nào được trả tiết đó mà không bị khấu trừ vào tiết nghĩa vụ; phần còn lại dành cho các hoạt động khác.
Đề đạt này được gửi đi từ tháng 11/2014 nhưng lãnh đạo trường cho rằng việc chi đã được thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ nên muốn sửa đổi phải chờ đến năm học sau (!?).
Cũng thế, trong suốt năm học vừa qua, tập thể GV và HT Trường THCS Phước Bình (quận 9) không thể thống nhất được với nhau về mức chi các nguồn quỹ học phí buổi hai, bán trú và tăng cường tiếng Anh.
Ông HT thì đòi chi 15% ở cả ba khoản tiền trên cho công tác quản lý trong khi GV cho rằng tỷ lệ đó là quá cao, đòi hạ xuống 10%. Đòi hỏi của GV không phải là vô cớ, bởi vào cuối năm học trước, Phòng Kế hoạch tài chính quận về trường kiểm tra và kết luận:
“Đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ với mức chi cho bộ phận quản lý chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi của các quỹ, trong khi số người của bộ phận này lại ít, từ đó dẫn đến chênh lệch về thu nhập giữa bộ phận cán bộ quản lý và cán bộ công nhân viên tương đối lớn”.
Thế nhưng ông HT nhất định không chịu thiệt. Mâu thuẫn này kéo dài đến cuối năm, cuối cùng HT chấp nhận nhượng bộ, hạ tiền quản lý xuống còn 13% và đưa vấn đề ra liên tịch (GV không được tham gia) để biểu quyết thông qua.
Theo Phụ Nữ TP HCM
Nữ sinh tô son, hiệu trưởng gặp khó
Trước quy định cấm học sinh tô son môi đến lớp của THPT Lô-mô-nô-xốp, lãnh đạo một số trường cho biết họ cũng gặp nhiều khó trước chuyện trang phục, trang điểm cua học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Việt Đức, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội: "Nhiều em trang điểm đậm, không phù hợp với tuổi"
Hầu như trường nào cũng có quy định trong nội quy về việc học sinh không được trang điểm lòe loẹt, ăn mặc lố lăng đến lớp nhưng thực tế nữ sinh bây giờ một số em vẫn trang điểm. Nếu một chút nhẹ nhàng thì không sao nhưng nhiều em trang điểm rất đậm, không phù hợp với lứa tuổi học sinh.
Ông Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội.
Với vi phạm này trường chỉ nhắc nhở, không có kỉ luật nặng.
Cũng có những em phản ứng khi thầy nhắc nhở nói đây là quyền của các em, không có gì vi phạm đạo đức nhà trường.
Về trang phục của học sinh cũng ít nhiều có biến tấu. Có em quần bó quá, lại cạp trễ, áo thì quá ngắn. Trong khi nội quy nhà trường quy định rất rõ về chất lượng, màu sắc, kích cỡ. Nhưng phải nói thật có khi mình làm quá, các em mang quần áo vào nhà vệ sinh rồi thay. Trường không thể làm triệt để được.
Có trường hợp nhà trường phải mời phụ huynh lên để nói chuyện. Lúc đầu bố em học sinh phản ứng. Tôi phải xin lỗi phụ huynh rồi nói anh nhìn cháu mặc như vậy thấy thế nào rồi gia đình mới chịu.
Tôi vẫn nói với học sinh về trang phục, trang điểm trường không quá cứng nhắc nhưng các em đừng thời trang quá cũng đừng lôi thôi, luộm thuộm khi đến trường là được.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng THPT Phan Huy Chú, quận Đống Đa, Hà Nội: "Trường muốn học sinh không sơn móng chân, móng tay..."
Vừa qua, trong buổi sinh hoạt đầu tuần nhà trường đã nêu chuyện của Trường THPT Lô-mô-nô-xốp và nhắc nhở các con nên ăn mặc sao cho phù hợp khi đến trường.
Bà Nguyễn Thị Nhiếp - Hiệu trưởng trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội.
Nhưng thú thật là một số học sinh tập trung ở những lớp đông nữ sinh vẫn trang điểm, có loại son khiến môi các em rộp lên. Trường cũng đã có nội quy học sinh không được đánh móng chân, móng tay, tô son môi đậm đến trường. Có lần mình phải kéo học sinh ra trước gương, cô trò nhìn nhau rồi nói em trang điểm thế này còn già hơn cô.
Vi phạm có giảm đi song có em vẫn tiếp tục trang điểm. Có em phản ứng "như vậy là đẹp mà cô". Không ít em cũng phản bác em trang điểm nhưng vẫn ngoan, học giỏi.
Nhu cầu làm đẹp của học sinh hiện nay như một trào lưu, trường ngăn cấm quá nhiều khi lại không có tác dụng giáo dục, dễ gặp phản ứng của học sinh.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Hiệu phó THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội: Chút phớt hồng cho đẹp cũng không sao
Trường chưa có quy định cấm học sinh không được tô son môi đến lớp. Nếu các em tô chút cho phớt hồng, đẹp đôi môi cũng không sao. Chỉ trường hợp các em làm quá thì nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và giám thị mới nhắc nhở. Tuy nhiên việc nhiều em tô son môi quá đậm đến lớp ở trường tôi không nhiều trừ những ngày lễ hội của trường.
Ông Nguyễn Xuân Lâm, Hiệu phó trường THPT Kim Liên, Hà Nội.
Về trang phục trường cũng đã có quy định rất rõ ràng về đồng phục, trừ những ngày mưa hoặc trời rét các em có thể ăn mặc sao cho đủ ấm là được.
Ông Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lí giáo dục Hà Nội: "Nên trao đổi cách làm với học sinh"
Ông Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch HĐQT trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội.
Trang phục, trang điểm đến trường đối với học sinh, nhất là học sinh nữ hiện nay rất quan trọng. Chuyện trang điểm là vấn đề thẩm mỹ và nhu cầu riêng của các em do đó không nên quá độc đoán, cứng nhắc. Nếu các em vẽ lông mày, tô son quá đậm hay xăm trổ thì giáo viên, nhà trường can thiệp. Nên lấy ý kiến của học sinh khi thực hiện các việc này.
Trường tôi không có quy định cấm học sinh trong chuyện ăn mặc, trang điểm. Giáo viên khi thấy học sinh có chuyện trang điểm hay ăn mặc quá lên thường sẽ trao đổi trực tiếp với học sinh hoặc đưa vấn đề ra trước lớp để cùng thảo luận, thống nhất cách làm.
Theo Văn Chung/Báo Vietnamne
Nhiều học sinh Mỹ bị đình chỉ vì mạng xã hội Những người nghĩ mạng xã hội là nơi xả bực tức sẽ phải nghĩ lại sau các vụ học sinh Mỹ bị đình chỉ học vì... Twitter. Nói xấu cô giáo, dọa đánh bom trường trên Twitter Tháng 10/2012, trường Trung học Thành phố Granite ở bang Illinois, Mỹ, đình chỉ hơn 10 học sinh trong 5 ngày vì liên quan bài đăng...