“Lồng sóc” hay “bếp ga”, đâu là tản nhiệt hợp lý cho GPU
Khi định nâng cấp hoặc build dàn PC mới, anh em sẽ lựa chọn card màn hình theo tiêu chí nào, sức mạnh, độ bền hay chỉ cần đẹp là được?
Bên cạnh các tiêu chí này thì chắc hẳn các bạn cũng thấy rằng các loại card màn hình có hai loại tản nhiệt: tản “ lồng sóc” hay tản “ bếp ga”. Trong bài viết này, mình sẽ phân tích ưu, nhược điểm của từng loại quạt và nên dùng trong trường hợp nào.
Nguyên lý hoạt động
Về cơ bản thì bất kỳ quạt tản nhiệt nào cũng có công dụng thổi khí mát vào heatsink để giải nhiệt cho thành phần và linh kiện bên trong. Nhiệt độ sinh ra trong quá trình hoạt động sẽ được truyền vào các lá tản kim loại được làm bằng đồng hoặc nhôm. Còn quạt sẽ thổi không khí mát lên bề mặt cũng những là tản này rồi xả khí nóng ra ngoài.
Đối với quạt tản dùng cho card màn hình, hai loại quạt này chỉ khác nhau ở hướng xả khí nóng. Dòng khí nóng này thường không thể xả thẳng ra ngoài mà vẫn còn lưu lại bên trong case. Vì vậy, bạn nên lưu ý hướng xả để khí nóng trực tiếp vào các thành phần bên trong và làm toàn bộ dàn PC nóng lên.
Điểm khác nhau của hai loại quạt
Đối với card màn hình dùng tản “bếp ga”, những cánh quạt sẽ hút khí từ bên trên rồi thổi thẳng vào các lá heatsink. Sau đó, dòng khí nóng sẽ đi theo các khe tản nhiệt và xả ra hai bên. Khi đó, khí nóng có thể thổi trúng vào các thành phần bên trong của PC. Các bạn có thể xem hình bên dưới để dễ hiểu hơn, trong đó, mũi tên màu xanh là dòng khí mát, còn mũi tên đỏ là dòng khi nóng xả ra.
Ngược lại, các dòng card dùng tản “lồng sóc” không xả “lung tung” như vậy mà sẽ xả ra theo hướng nhất định. Các mặt xung quanh của card đều được che chắn khá kỹ lưỡng và chỉ có một vài phần nhỏ như khe PCIe và các cổng cắm dây kết nối với màn hình là bị hở ra. Các bạn cũng có thể xem hình bên dưới để dễ hiểu hơn, trong đó, mũi tên màu xanh là dòng khí mát, còn mũi tên đỏ là dòng khi nóng xả ra.
Video đang HOT
Thông thường, các loại card màn hình dùng tản “bếp ga” sẽ mát hơn card dùng tản “lồng sóc” một chút. Lý do thì cũng dễ hiểu thôi các bạn, tản “bếp ga” thông thoáng hơn nên khí nóng xả ra nhanh và nhiều hơn. Tuy nhiên không phải trường hợp nào dùng tản “bếp ga” cũng mát hơn nhé.
Vậy loại nào tản nào tốt hơn?
Câu trả lời phụ thuộc vào các bạn build dàn PC như thế nào. Nếu bạn định dùng loại case loại trung bình hoặc lớn có nhiều quạt thì tản “bếp ga” sẽ mát hơn tản lồng sóc. Đó là vì không gian bên trong case lớn sẽ thoáng hơn, luồng khí bên trong ít bị cản nên cần không lo ảnh hưởng đến các linh kiện khác và card cũng mát mẻ hơn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào tản “bếp ga” cũng là lựa chọn hợp lý đâu các bạn. Nếu luồng khí bên trong đối lưu không tốt thì hiệu quả tản nhiệt của tản “bếp ga” cũng bị giảm đi khá nhiều. Ví dụ như bạn dùng mainboard cỡ Mini-ITX cùng với dàn case nhỏ chỉ có 2, 3 quạt thì khả năng cao là khí nóng xả ra sẽ bị dồn lại bên trong case và làm nhiệt độ của card màn hình tăng lên. Ngoài ra, nếu bạn tản nước thì sẽ không có quạt cho CPU nên đối lưu khí bên trong cũng không tốt bằng. Những trường hợp này, bạn có thể dùng tản “lồng sóc” để có thể dễ dàng điều chỉnh luồng khí bên trong case, hoặc nếu case nhỏ quá mà card đủ dài thì có thể thổi khí nóng thẳng ra ngoài luôn.
Hai loại tản này thường chỉ chênh nhau khoảng 5 độ và mức nhiệt độ này cũng khó mà ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất của card. Thật ra, chỉ những bạn “tay to” muốn điều chỉnh dòng khí đối lưu bên trong hoặc dùng tản nước custom thì mới quan tâm vấn đề này. Còn nếu các bạn giống như mình, chỉ có nhu cầu chơi game, nghe nhạc, xem phim thì không cần phải đặt nặng vấn đề này.
Theo gearvn
Tại sao keo tản nhiệt lại thật sự cần thiết đến vậy, và nên dùng loại keo tản nhiệt nào cho đúng?
Như các bạn đã biết, keo tản nhiệt là một phần quan trọng không thể thiếu trong bất kỳ một bộ PC nào. Và tương truyền rằng, keo tản nhiệt sẽ giúp cho CPU tản nhiệt tốt hơn.
Nhưng tốt hơn như nào, tại sao cần phải trét keo tản nhiệt vào trong khi chúng ta có thể úp bề mặt tiếp xúc heatsink bằng đồng, nhôm.v.v. vào CPU để nó tản nhiệt trực tiếp? Nếu bạn cũng có cùng thắc mắc như trên thì đây sẽ là bài viết dành cho bạn đấy!
Bề mặt tiếp xúc heatsink và bề mặt CPU không bằng phẳng như bạn nghĩ
Đúng vậy đấy, các bạn không đọc nhầm đâu! Thực tế bề mặt tiếp xúc giữa heatsink và CPU không bằng phẳng mà xuất hiện các lỗ và rãnh nhỏ, hay thậm chí là các vết lồi lõm có kích thước siêu nhỏ mà mắt thường không thể nào thấy được. Các lỗ nhỏ này sẽ trữ không khí bên trong khi chúng ta áp 2 bề mặt tiếp xúc của CPU và heatsink lại với nhau. Và các bạn cũng biết rồi đấy, không khí là thành phần dẫn nhiệt kém nên việc trữ không khí bên trong như thế sẽ làm giảm hiệu năng tản nhiệt của CPU.
Các bạn có thể nhìn vào hình bên dưới để dễ hình dung hơn. Phần tô màu xanh là mặt tiếp xúc heatsink, màu đỏ là CPU. Các bạn có thể thấy các rãnh và lỗ xuất hiện và chứa không khí bên trong.
Đến đây chắc các bạn cũng đã hình dung được tại sao chúng ta lại cần keo tản nhiệt rồi đúng không. Ý nghĩa của việc trét keo tản nhiệt là để trám vào các lỗ trống xuất hiện trên bề mặt CPU và heatsink. Từ đó loại bỏ không khí bị trữ bên trong, và giúp tăng hiệu năng tản nhiệt.
Các loại keo tản nhiệt
Chúng ta có thể chia keo tản nhiệt ra thành 2 loại đó là keo tản nhiệt có khả năng dẫn điện và loại keo tản nhiệt không có khả năng dẫn điện.
Keo tản nhiệt có khả năng dẫn điện chính là những loại keo có chứa kim loại bên trong nó. Như các bạn đã biết thì kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt nên các loại keo có chứa kim loại cũng sẽ có hiệu năng tản nhiệt tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì kim loại cũng dẫn điện tốt không kém. Và chính vì dẫn điện tốt như vậy, nên nếu bạn lỡ tay làm tràn keo ra ngoài và dính vào các chân socket hay mainboard thì có thể gây ra chập mạch, dẫn đến hư hỏng linh kiện.
Keo tản nhiệt không có khả năng dẫn điện chính là những loại keo không có chứa kim loại bên trong nó (keo tản nhiệt gốm, keo tản nhiệt carbon). Chính vì không có chứa kim loại nên nó hoàn toàn cách điện và cực kỳ an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, các loại keo tản nhiệt này sẽ dẫn nhiệt tương đối kém hơn so với loại keo có chứa kim loại. Dẫn đến CPU của bạn sẽ có khả năng nóng hơn vài độ, nhưng đây cũng không phải vấn đề gì nghiêm trọng nếu như bạn không sử dụng CPU để ép xung hay chạy các phần mềm đòi hỏi hiệu năng cao.
Ngoài ra, còn một loại thứ ba nhưng mình không xếp chung với hai loại kia do tính chất riêng biệt của nó. Đó chính là kim loại lỏng. Loại keo này có khả năng dẫn nhiệt cực kỳ tốt, có thể làm cho CPU của bạn giảm được từ 8 đến 10C lận đấy. Tuy nhiên, do có chứa kim loại bên trong nên keo kim loại lỏng cũng có khả năng dẫn điện tốt. Cho nên các bạn cần phải lưu ý khi sử dụng đừng để nó tràn ra ngoài trong quá trình tra keo, nếu không sẽ thể gây chập mạch và hư hỏng nặng cho linh kiện. Bên cạnh đó, loại keo này còn có đặc tính ăn mòn nhôm nên các bạn đừng sử dụng loại các heatsink nào được làm từ nhôm nhé.
Nên lựa chọn loại keo tản nhiệt nào cho đúng?
Nếu như bạn chỉ muốn mua cho mình một bộ máy chơi game, văn phòng bình thường, không có nhu cầu ép xung hay có thể là bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong việc tra keo tản nhiệt. Hãy sử dụng những loại keo không dẫn điện như keo tản nhiệt gốm, Carbon và Silicon.v.v. Những loại keo này an toàn, dễ sử dụng, và khả năng tản nhiệt tốt có thể nói là đã đủ dùng cho bạn rồi.
Nếu như bạn có nhu cầu ép xung, làm những công việc đòi hỏi CPU phải hoạt động với công suất lớn dẫn đến tỏa nhiệt nhiều. Hãy sử dụng những loại keo tản nhiệt có chứa kim loại. Mặc dù có hơi nguy hiểm nhưng đổi lại hiệu năng tản nhiệt của loại keo này thì không cần phải bàn cãi.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể chọn keo kim loại lỏng. Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý là quá trình tra keo kim loại lỏng khá phức tạp và cần có sự cẩn thận do nó có đặc tính chảy, chứ không khô đặc lại dưới tác động nhiệt như các loại keo gốm. Và khi trét keo kim loại lỏng, chúng ta nên dùng một chiếc tăm bông và bôi đều lên bề mặt tiếp xúc của CPU.
Nếu bạn có nhu cầu mua keo tản nhiệt, các bạn có thể tham khảo mức giá và loại keo tản nhiệt theo đường link sau nhé:
Theo gearvn
GPU Nvidia thế hệ mới sẽ sừ dụng thiết kế mô-đun nhiều chip xếp chồng, tăng gần gấp 3 lần băng thông Thiết kế chip theo kiểu MCM sắp thành xu hướng luôn rồi anh em ơi. Theo báo cáo của DigiTimes thì NVIDIA sẽ là một trong ba khách hàng chính sử dụng công nghệ đóng gói (packaging) CoWoS của TSMC trong năm nay. Hai khách hàng còn lại là Xilinx và HiSilicon. CoWoS (Chip-on-Wafer-on-Substrate) là một công nghệ đóng gói 2,5D cho phép...