Lóng lánh món chành chành trong ký ức
Những con ốc nhỏ xíu được gọi tên chành chành có vỏ màu lóng lánh như xà cừ, mỗi con một vẻ, nếu đếm có khi đủ 7 sắc như cầu vồng, lớn lên cùng tôi theo những năm tháng tuổi thơ.
Tôi hầu như không ăn món này nhưng cứ đợi người lớn dùng xong thì lấy vỏ làm đồ chơi. Tỉ mỉ đục lỗ, xâu thành những chuỗi vòng đeo cổ, đeo tay lấp lánh sắc màu. Tuổi thơ mê mải với những trò chơi dân dã mà cả ngày không chán.
Nhớ có lần chị em tôi gom được một tô vỏ chành chành to, xâu chưa hết nên mang về giấu trên tủ gỗ đầu giường, sợ mẹ biết sẽ đổ đi. Báo hại, đêm đó cả nhà không ngủ được vì từng đàn kiến kéo quân rầm rập lên giường.
Vỏ ốc lấp lánh sắc màu – Ảnh: Ngọc Thảo
Ai khéo tay hơn thì kết thành chiếc mành (rèm) treo cửa. Hồi đó, xóm tôi nhà nào cũng có loại mành này, nhìn lung linh vui mắt, khi có gió thì va vào nhau tạo nên giai điệu lanh canh như phong linh.
Chành chành rộ mùa vào tháng 5, được chế biến rồi cho vào thúng tre, cắp đi bán khắp ngõ, đường. Ai mua thì đong bằng lon (hộp sữa bò ngày xưa) rồi sà xuống sì sụp ngồi khêu như món ăn vặt khoái khẩu.
Chành chành sau khi rửa sạch đem luộc. Phải luộc khéo để lưỡi ốc vừa thò ra cửa vỏ là đạt. Luộc kỹ quá, lưỡi chành chành thụt sâu vào trong, món ốc coi như bỏ vì không thể khêu được. Luộc xong mang ướp với sả tươi, ớt tươi, ớt bột khô, nước mắm … sao cho khi ăn ruột chành chành có vị mặn mòi, cay thơm.
Vì con chành chành chỉ nhỏ chừng móng tay nên người ta thưởng thức như một thú vui chứ không thể ăn no. Những chiếc gai bưởi là dụng cụ đắc lực để khêu chành chành. Người khêu nhịp nhàng đến mức không cần nhìn vào con ốc mà đống vỏ cứ cao dần.
Ở quê tôi, món chành chành giúp kết nối những cô, những chị khi rảnh rỗi. Bên rổ chành chành những câu chuyện xóm làng cứ vậy tuôn chảy, tự nhiên, rôm rả.
Những tưởng món chành chành quê tôi là vô đối trong thực đơn ẩm thực vùng miền, thế mà tuần trước bạn tôi đã mua được vào ngày đầu đông ở một nơi xa xôi. Cùng tha hương như nhau, khi bạn đăng hình lên mạng xã hội những đứa đồng môn đã rơi nước mắt.
Và trong giấc mơ tôi lại lóng lánh những chuỗi hạt chành chành đủ màu sắc.
Video đang HOT
Chành chành được chế biến sẵn ở chợ – Ảnh: Ngọc Thảo
Mua về, trụng qua với nước sôi cho an toàn – Ảnh: Ngọc Thảo
Để ráo, đem trộn lại với các loại gia vị cho thấm, đặc biệt không thể thiếu ớt tươi và khô – Ảnh: Ngọc Thảo
Món ăn vặt khoái khẩu đã sẵn sàng – Ảnh: Ngọc Thảo
Du Miên
Ảnh: Ngọc Thảo
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Những món ngon làm quà từ xứ Lạng
Lạng Sơn hấp dẫn khách du lịch bằng vẻ ngoài quyến rũ và những món ăn thắm sắc núi, đượm tình người.
Đến thăm Lạng Sơn, ngoài việc được ngắm cảnh đẹp, thưởng thức "tại trận" những món ăn đặc sản, du khách còn có thể mang những món ngon xứ Lạng về làm quà như na Chi Lăng, nem nướng Hữu Lũng, hồng Bảo Lân, quýt Bắc Sơn, rượu, đào Mẫu Sơn...
Na Chi Lăng
Cuối tháng 7, đầu tháng 8 âm lịch, khi tiết trời se lạnh cũng là lúc mùa na Chi Lăng chín ngọt. Lạng Sơn được coi là một trong những vựa na lớn nhất cả nước. Vùng núi đá vôi Hữu Lũng và Chi Lăng là nơi tập trung nhiều lượng na nhất nơi đây. Du khách đi đến du lịch Lạng Sơn mùa na chín bao giờ cũng mua vài cân về làm quà cho người thân ở nhà.
Na Chi Lăng mắt hồng, quả to, tròn căng, bóng mẩy và ngọt sắc.
Nem nướng Hữu Lũng
Nem Hữu Lũng được làm từ thịt sống, sau khi lên men khoảng 2 đến 3 ngày được nướng trên bếp than hoa cho lá chuối cháy xém. Nem được ăn kèm với lá đinh lăng cùng nước chấm chua, ngọt, tạo nên vị đặc trưng riêng chỉ có ở Lạng Sơn. Ngày lạnh được nhâm nhi nem nướng cùng ly rượu Mẫu Sơn thì không gì bằng.
Nếu như nem chua Thanh Hóa với vị chua dịu nổi tiếng gần xa thì nem Hữu Lũng lại được yêu thích bởi hương vị chua nồng thơm đặc trưng khi nướng lên.
Hồng Bảo Lâm
Hồng không hạt Bảo Lâm là giống hồng nổi tiếng được trồng từ lâu đời tại huyện Cao Lộc và Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn.
Hồng Bảo Lâm rất đặc biệt bởi không có hạt, thịt quả ăn giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8 - 12 cánh đều nhau, nên hình thức quả vô cùng hấp dẫn.
Quýt Bắc Sơn
Quýt Bắc Sơn được trồng trên các khe núi, thung lũng hay trên sườn đồi của huyện Bắc Sơn, nổi tiếng bởi màu sắc hấp dẫn, quả căng mọng, ít hạt có vị ngọt đậm hơi chua, hương vị rất đặc trưng mà nơi khác không có được. Quýt ở đây có hai loại là quýt ròn và quýt dẹt.
Bắc Sơn nổi tiếng với giống quýt vàng, theo chân người lái buôn đi khắp mọi miền đất nước. Giá trung bình 30 - 45.000 đồng/kg tùy mẫu mã.
Rượu Mẫu Sơn
Rượu Mẫu Sơn là thứ rượu ngon đặc sản do người Dao sống trên đỉnh Mẫu Sơn làm ra. Rượu được chưng cất thủ công với phương thức cổ truyền hàng nghìn năm trước từ nguồn nước tinh khiết của những con suối chảy trong núi có độ cao hơn 1000 m và loại men lá rừng được pha chế từ hơn 30 loại thảo dược quý hiếm. Rượu Mẫu Sơn trong vắt như nước suối, rót ra chén sủi tăm, khi uống không có cảm giác gắt, êm dịu, đậm đà đặc trưng.
Rượu Mẫu Sơn không kén gạo, mà kén men, kén nước. Chỉ có nước và khí hậu ở trên đỉnh Mẫu Sơn này mới có thể tạo nên loại rượu có một không hai này.
Đào Mẫu Sơn
Đào Mẫu Sơn có màu xanh trắng, bên ngoài là lớp vỏ có lông tơ mềm mịn, vừa to, vừa ngọt, cùi lại giòn tan và chắc thịt nên từ lâu đã nổi tiếng khắp nơi. Chính hương thơm tự nhiên và hương vị ngọt ngào của trái đào tươi mà hàng năm cứ đến mùa đào Mẫu Sơn, du khách lại tấp nập đổ về.
Mẫu Sơn chính là nơi những cây đào bông hoa đỏ thắm vào mùa xuân và những rừng đào sai trĩu quả vào mùa hè.
Lê Thương
Theo Ngôi Sao
Ẩm thực độc đáo từ lá và thân cây của Việt Nam và thế giới Không chỉ Việt Nam, các quốc gia khác cũng sử dụng lá và thân cây trong chế biến thức ăn. Không chỉ vây, họ còn biến điều này thành nghệ thuật hay đặc trưng riêng. Lá chanh: Ở Việt Nam, lá chanh là thành phần không thể thiếu để ăn kèm với món thịt gà luộc, ốc luộc... Nó mang lại cho món...