Long Huy: Từ tiến sĩ kinh tế đến diễn giả truyền cảm hứng dành cho giới trẻ
Là nghiên cứu sinh chương trình Tiến sĩ trường ĐH Kinh tế quốc dân nhưng Long Huy lại yêu thích kinh doanh và thuyết phục khách hàng bằng chính kiến thức của mình.
Long Huy (quê tại Bắc Ninh), sinh ra và lớn lên trong một gia đình có điều kiện kinh tế không được khá giả. Tuy nhiên, không hề mang tâm trạng tự ti với những người cùng lứa, Long Huy luôn tìm cách vươn lên để đạt được những thành tích nhất định cho bản thân mình.
Không tự mình hài lòng với việc đi học một cách truyền thống, đồng thời quyết tâm trở thành Tiến sĩ về nghiên cứu, Long Huy luôn tạo ra cho bản thân những giới hạn để cố gắng vượt qua. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai 9x này quyết tâm vừa đi học, vừa đi làm với nhiều công việc khác nhau để có cơ hội khởi nghiệp nhưng cũng đầy cám dỗ.
Là học trò của giáo sư, tiến sĩ Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và phát triển, Long Huy đã học được từ người thầy của mình tư duy đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong nước với cơ chế thị trường. Chính vì thế, trong những năm học của mình, Long Huy đã đạt được những thành tích nhất định như sinh viên ưu tú của khoa, đồng thời cũng là người đạt được danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” của trường.
Bước chân vào lĩnh vực kinh doanh, ban đầu, Huy cũng khá bỡ ngỡ nhưng anh luôn muốn kinh doanh để được gặp gỡ các khách hàng, nói họ nghe về những hoạch định hay những con số có ý nghĩa như thế nào với chúng ta trong cuộc đời.
Long Huy đặc biệt yêu thích việc thuyết phục khách hàng sao cho họ hiểu được từng vấn đề mà chúng ta muốn truyền tải. Chính vì thế, Long Huy luôn mở những lớp truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên hay giới trẻ, nhân viên nào có hứng thú với công việc kinh doanh và đang gặp khó khăn trong vấn đề thuyết phục khách hàng.
Long Huy cho biết: “ Mình có thể đi hàng chục km đến trò chuyện, truyền cảm hứng trong từng công việc đối với các bạn sinh viên mới ra trường hay những người đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Bản thân mình không hề nghĩ sau này sẽ đứng trước hàng trăm, hàng ngàn người để có thể chia sẻ hay tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong cuộc sống của từng người. Tuy nhiên, vì đam mê kinh tế, đam mê với những con số nên Long Huy luôn nghĩ mỗi một con người đều tương ứng với con số nhất định mang lại may mắn cho mình, mà bất kỳ con số nào cũng có ý nghĩa nếu bạn đặt nó đúng vị trí“. Đây cũng chính là lý do vì sao Long Huy luôn mở ra các buổi trò chuyện với các bạn trẻ, các sinh viên nhưng lại chưa bao giờ tự nhận mình là thầy, tự mở lớp.
Video đang HOT
Đưa ra ý kiến của mình, em Thùy Dương – sinh viên năm cuối trường ĐH Quốc gia Hà Nội -Khoa Kinh tế thương mại cho biết bản thân em sắp ra trường khá lo lắng về công việc cũng như chưa hề có bất cứ kinh nghiệm gì chuẩn bị cho mình để có thể làm việc tại các công ty nước ngoài. “ Tuy nhiên, sau khi được nghe anh Long Huy nói chuyện và giảng giải về những công việc cũng như những gì mình cần chuẩn bị hành trang cho công việc thì mình thấy tự tin hơn, sẵn sàng những kiến thức để hoàn thành tốt công việc của mình khi xin việc tại các tập đoàn nước ngoài“.
Anh Hoàng Lực – Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng nội thất và thương mại Hoàng Gia cho biết, công ty anh có rất nhiều nhân viên còn khá trẻ và chưa có kinh nghiệm. Tuy nhiên, anh cũng hay mời Long Huy về trao đổi với các nhân viên, tìm ra những điều khó khăn nhất mà nhân viên của mình đang gặp vướng mắc.
“ Công ty thì luôn đòi hỏi các nhân viên phải có kinh nghiệm, tuy nhiên nhiều em mới ra trường chưa có kinh nghiệm lại không tự tin vào bản thân. Chính vì thế bên công ty anh hay mời Long Huy đến nói chuyện với vai trò là một diễn giả kinh tế cũng như chia sẻ về những vấn đề trong xã hội để các nhân viên nhận biết được bản thân họ có những tiềm năng, nhận xét đúng năng lực của mình và phát triển hơn nữa“.
Là một diễn giả rất được yêu thích vì sở hữu chất giọng trầm ấm cùng với khối kiến thức khổng lồ, đi cùng với đó là vẻ bề ngoài lịch lãm – diễn giả, doanh nhân Long Huy dễ dàng gây ấn tượng với người đối diện. Anh cũng là người đầu tiên truyền cảm hứng tới giới trẻ thông qua các buổi hướng dẫn, giảng dạy phương thức bán hàng, gây ấn tượng với khách hàng.
Long Huy quan niệm “Người truyền cảm hứng” đích thực nhất chính là người có kiến thức và am hiểu rất rõ về chính công việc của mình. Đó cũng chính là lý do Long Huy luôn khuyến khích các nhân viên của mình chăm chỉ học hỏi, thậm chí phải tốt nghiệp một trường ĐH, CĐ nào đó. “ Nếu có kiến thức nền tốt thì công việc bạn làm sẽ khởi đầu trên nền tảng tri thức. Còn không học thì công việc khởi đầu chỉ là “cảm nhận”.
Thành công từ những đam mê với nền kinh tế nước nhà, Long Huy khẳng định: “ Bản chất công việc của mình là như thế nào thì nên có gắng làm nó thật tốt, uy tín và dịch vụ chuyên nghiệp của bạn sẽ đem lại trải nghiệm tốt cho khách hàng. Từ trải nghiệm đó sẽ tạo nên sự tin tưởng và trung thành với thương hiệu“.
Vì sao trường ĐH đồng loạt bỏ thi riêng?
Hàng loạt trường ĐH tốp trên, các trường khối sức khỏe đã lên phương án tuyển sinh riêng nhưng phút cuối lại thông báo hủy bỏ
Vào "phút chót", khối các trường y dược quyết định không tổ chức thi riêng dù trước đó, Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe đã tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn bạc về phương án tuyển sinh, trong đó có tổ chức thi riêng.
Phức tạp và quá gấp gáp
GS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe, cho hay yêu cầu tuyển sinh các trường khối ngành sức khỏe có đặc thù so với các ngành khác. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) là tự chủ trong tuyển sinh, do vậy, các trường sẽ triển khai trong khi thời gian không nhiều nhưng phải bảo đảm đầu vào có thể chấp nhận được.
GS Tạ Thành Văn cũng cho biết một trong các phương án mà hội đồng sẽ thảo luận là tổ chức kỳ thi riêng. Tuy nhiên, cuối cùng phương án này không được triển khai vì phải có một số điều kiện như có ngân hàng đề thi và chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ phải hỗ trợ.
Nếu các trường tổ chức thì các cơ quan khác cũng phải vào cuộc như chính quyền, công an... như vậy chi phí rất lớn và phải có quy chế tài chính cụ thể. Ngoài ra, cần phải tính toán đến việc tổ chức thi như thế nào, bảo đảm an ninh, an toàn. Điều khó khăn với các trường là thời gian chuẩn bị quá gấp gáp.
Thí sinh thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2019 Ảnh: TẤN THẠNH
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân ngày 14-5 chính thức chốt phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng như dự kiến ban đầu mà theo 3 phương thức. Đó là tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT, xét tuyển kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường và xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2020.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, trường sẽ không tổ chức kỳ thi riêng như kế hoạch trước đây. Chốt phương án tuyển sinh chính thức năm 2020, Trường ĐH Tôn Đức Thắng sử dụng 3 phương thức xét tuyển gồm: xét theo kết quả học tập bậc THPT; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020; xét tuyển thẳng.
Lý giải cho việc hủy tổ chức kỳ thi riêng, ThS La Vũ Thùy Linh, Phó trưởng Phòng ĐH Trường ĐH Tôn Đức Thắng, nhìn nhận phương án kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 đã được Bộ GD-ĐT điều chỉnh phù hợp, qua đó trường có thể dựa vào kết quả kỳ thi này để xét tuyển. Đồng thời, quyết định này nhằm giảm bớt kỳ thi, bớt khó khăn cho người học và giảm rủi ro về dịch bệnh trong tình hình năm nay.
Ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP HCM, cho rằng trong quy chế tuyển sinh năm nay có một số yêu cầu mới đối với các trường tổ chức kỳ thi riêng. Do thời gian từ khi ban hành quy chế đến khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT không còn nhiều nên trường quyết định tạm ngưng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Năm nay trường chỉ sử dụng 3 phương thức xét tuyển là: kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020; kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM năm 2020; xét tuyển học bạ THPT.
Nhiều quy định "gây khó"
Trong khi đó, trong quy chế tuyển sinh vừa được ban hành, Bộ GD-ĐT đã đưa ra các điều kiện bị cho là gây khó cho các trường nếu muốn tuyển sinh riêng. Theo đó, các cơ sở đào tạo ĐH muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện như có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh.
Ngoài ra, phải bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng, bao gồm từ lãnh đạo bộ phận chuyên trách, cán bộ xây dựng cấu trúc đề thi, cán bộ phát triển câu hỏi và ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa và/hoặc tự luận, cán bộ chấm thi, cán bộ đánh giá, thẩm định các tham số của câu hỏi thi và đề thi đến các cán bộ hỗ trợ, kỹ thuật viên. Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi.
Thêm nữa, phải ban hành quy chế thi tuyển sinh của trường gồm quy trình tổ chức và các quy định liên quan, có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi.
Lãnh đạo một trường ĐH lớn tại Hà Nội cho hay để có được ngân hàng câu hỏi chuẩn hóa cũng như đội ngũ cán bộ chấm thi trong kỳ thi THPT quốc gia những năm qua, Bộ GD-ĐT phải huy động nguồn cán bộ từ nhiều trường ĐH, trường phổ thông mới đáp ứng được. Vì vậy, quy định khi trường ĐH tổ chức thi riêng phải tự túc bảo đảm các yêu cầu như quy chế là quá khó.
Mỗi trường ĐH tuyển sinh theo yêu cầu riêng thì điều quan trọng nhất là bảo đảm chất lượng đầu vào, còn cách thức tuyển sinh như thế nào tùy cách làm của mỗi trường.
Về những quy định bị cho là "gây khó" này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc giải thích Quy chế Tuyển sinh năm 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức thi tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để bảo đảm các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định và chất lượng.
Kỳ thi đánh giá năng lực chỉ còn 1 đợt
Ban Giám đốc ĐHQG TP HCM vừa điều chỉnh phương án tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020. Theo đó, chỉ tổ chức 1 đợt thay vì 2 đợt thi như trước đây. Kỳ thi tổ chức tại 5 địa phương: TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng. Ngày thi chính thức sẽ được công bố khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thi THPT chính thức. Ngày thi được dự kiến tổ chức vào giữa tháng 8, tức sau ngày thi THPT khoảng 1 tuần. Thí sinh có thể tiếp tục đăng ký dự thi cho đến hết ngày 15-6.
Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020: Chưa xong lớp 12 đã trúng tuyển Tăng chỉ tiêu xét tuyển học bạ, dùng nhiều phương thức tuyển sinh... khiến cơ hội vào ĐH ngày càng rộng mở với học sinh lớp 12. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố phương án thi tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2020, các trường ĐH cũng đã tiếp tục điều chỉnh và công bố kế hoạch tuyển sinh...