Lồng ghép tối đa về bình đẳng giới trong sách giáo khoa mới
Theo nhận định của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đã lồng ghép tối đa vấn đề bình đẳng giới, các tranh ảnh trong sách luôn có tỷ lệ hình ảnh nam giới và nữ giới tương đồng, mọi hoạt động, lĩnh vực nghề nghiệp đều có sự xuất hiện của cả hai giới.
Học sinh tiểu học (Ảnh: THUỲ LINH)
Một trong những mục tiêu trong Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2016 – 2020 đề ra là thu hẹp khoảng cách giữa trẻ em trai và trẻ em gái trong tiếp cận giáo dục, tăng tỷ lệ biết chữ của trẻ em gái và phụ nữ dân tộc thiểu số ở những vùng khó khăn.
Theo Thứ trưởng GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, trong những năm qua, Bộ GD-ĐT cũng luôn quan tâm và coi trọng công tác vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới. Các vấn đề về giới, bình đẳng giới hiện đã được chú trọng lồng ghép trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Thứ trưởng cho biết: “Sách giáo khoa lớp 1 của chương trình giáo dục phổ thông mới đã lồng ghép tối đa vấn đề bình đẳng giới. Điều này thể hiện rõ qua các tranh, ảnh trong sách luôn có tỷ lệ hình ảnh nam giới và nữ giới tương đồng, mọi hoạt động, lĩnh vực nghề nghiệp đều có sự xuất hiện của cả hai giới này”.
Ngoài ra, Kế hoạch hành động về bình đẳng giới của ngành giáo dục giai đoạn 2016-2020 cũng đặt các mục tiêu để đảm bảo mục tiêu chính được thực hiện như: Nâng cao chất lượng công tác truyền thông về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến giới trong các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở đào tạo, cha mẹ học sinh và cộng đồng. Phòng chống bạo lực học đường, bạo lực học đường trên cơ sở giới, thúc đẩy môi trường học tập an toàn và thân thiện. Tăng cường công tác thống kê có trách nhiệm giới, lồng ghép giới vào hoạch định chính sách, lập kế hoạch và quản lý ngành giáo dục…
Video đang HOT
Gấp rút tập huấn giáo viên sử dụng SGK mới
TP HCM và nhiều tỉnh, thành phối hợp với các nhà xuất bản gấp rút tổ chức tập huấn về sử dụng sách giáo khoa lớp 1 chương trình phổ thông mới cho giáo viên để kịp năm học 2020-2021
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, cho biết hiện TP có khoảng 5.000 giáo viên (GV) tiểu học dạy lớp 1 sẽ tham gia đợt tập huấn đại trà này. Nếu trong 3 ngày chưa đạt kết quả như mong muốn thì tổ chức thêm vì TP có sẵn nguồn kinh phí và sắp xếp được thời gian để bảo đảm chất lượng tập huấn.
Siết chặt tập huấn kể cả giáo viên trường tư
Theo số liệu của Sở GD-ĐT TP HCM, năm học 2019-2020, ở bậc tiểu học, TP có 547 hiệu trưởng, 827 phó hiệu trưởng và 22.239 GV, trong đó GV dạy lớp 1 khoảng hơn 6.000. Dự kiến đến hết tháng 6-2020, công tác đào tạo, bồi dưỡng GV lớp 1 sẽ cơ bản hoàn tất. Sau đó, từ tháng 6-2020 đến tháng 6-2021, TP sẽ tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng GV dạy lớp 2 và tiếp tục thực hiện cuốn chiếu đối với các lớp 3, 4, 5.
Cũng theo Sở GD-ĐT TP HCM, đơn vị đã phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP HCM và Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tổ chức các lớp bồi dưỡng cho 100% cán bộ quản lý và GV cốt cán dạy lớp 1, từ đó làm cơ sở bồi dưỡng đại trà cho tất cả GV lớp 1 toàn TP.
Học sinh lớp 1 toàn quốc sẽ sử dụng sách giáo khoa mới trong năm học tới Ảnh: TẤN THẠNH
Để siết chặt việc tập huấn, TP HCM đã có văn bản yêu cầu các đơn vị trường học, cơ sở giáo dục phổ thông (cả công lập và ngoài công lập) tạo điều kiện cho tất cả cán bộ quản lý, GV tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức dạy học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Ngoài ra, cũng bắt đầu từ năm học này, các trường sẽ được tăng quyền tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tăng cường phân cấp, phân quyền cho tổ, nhóm chuyên môn.
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, để bảo đảm thực hiện chương trình mới, ngoài tập huấn GV cho chương trình, việc tập huấn đội ngũ này sử dụng sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới cũng được gấp rút triển khai khi thời gian của năm học mới đang đến gần. "Dự kiến vào cuối tháng 7, sở sẽ phối hợp với các đơn vị để tổ chức đợt tập huấn cho khoảng 5.000 GV dạy lớp 1 về SGK mới. Việc tập huấn có thể kéo dài hơn để đạt kết quả như mong muốn vì nếu đội ngũ báo cáo viên ít mà GV đông thì chất lượng khó bảo đảm" - ông Hiếu thông tin.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất khi triển khai chương trình, SGK mới tại TP HCM vẫn là việc SGK mới được thiết kế cho chương trình dạy và học bán trú. Trong khi đó, trên địa bàn TP vẫn còn nhiều quận, huyện có tỉ lệ học bán trú chỉ trên 20% nên sẽ có nhiều thiệt thòi cho học sinh. Theo kế hoạch tuyển sinh đầu cấp mà các quận, huyện vừa công bố, tỉ lệ học 2 buổi/ngày năm nay vẫn quá thấp, nhất là những nơi lâu nay gặp áp lực về tăng dân số như các quận Tân Phú, Bình Tân, Gò Vấp, Thủ Đức, 12...
Chuẩn bị tốt nhất cho dạy và học sách mới
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết đơn vị đang khẩn trương triển khai công tác tổ chức tập huấn cho GV theo đúng tiến độ, đồng thời chỉ đạo các trường ưu tiên chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình, SGK mới. 772 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học của Hà Nội đang phối hợp với các NXB tập huấn cho GV của tất cả các môn, bảo đảm 100% GV dạy lớp 1 năm học mới 2020-2021 đáp ứng tốt yêu cầu về giảng dạy SGK mới.
Theo Trưởng Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh, tất cả 21 trường tiểu học trên địa bàn quận đã hoàn thành việc chọn SGK lớp 1 và đang mua sắm đồ dùng phục vụ việc học tập của học sinh. Phòng GD-ĐT quận yêu cầu các nhà trường phải mua đúng chủng loại theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 của Bộ GD-ĐT; trang bị đủ những đồ dùng mới, như thiết bị dạy học của hoạt động giáo dục trải nghiệm, dụng cụ thể thao tự chọn... Bên cạnh việc mua sắm thiết bị, công tác tập huấn cho đội ngũ GV dạy lớp 1 năm học mới 2020-2021 đang được các đơn vị khẩn trương triển khai để hoàn thành trong tháng 7-2020, giúp GV được tiếp cận nhiều nhất với SGK mới.
Trong khi đó, năm học 2020-2021, 25 trường tiểu học ở huyện Phúc Thọ dự kiến tuyển 3.400 học sinh lớp 1. Theo ông Kiều Trọng Sỹ, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phúc Thọ, phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn với 6 giai đoạn, tương ứng với lộ trình thay sách từ nay đến năm 2025. Phòng cũng đang phối hợp với các NXB tổ chức tập huấn cho GV, bảo đảm 100% GV dạy lớp 1 được hỗ trợ tối đa về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trước khi thực hiện chương trình, SGK mới. Cũng để chuẩn bị cho triển khai chương trình mới, ông Đặng Văn Viện, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mỹ Đức, cho biết các trường tiểu học trong huyện đã chủ động rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ GV, đáp ứng tốt việc dạy SGK mới. Còn ở quận Tây Hồ, từ nay đến cuối tháng 7-2020, Phòng GD-ĐT quận sẽ phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức tập huấn cho GV và tổ chức dạy mẫu tất cả môn học.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, 100% GV được phân công dạy lớp 1 năm học 2020-2021 và cán bộ quản lý phải được bồi dưỡng bằng hình thức trực tiếp hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến theo các lớp học tương ứng với các môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ sách tại địa bàn tỉnh, thành.
Xây dựng kế hoạch chi tiết
Ông Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng Biên tập NXB Giáo dục Việt Nam, khẳng định đơn vị đã xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, bảo đảm 100% GV ở các địa phương được tập huấn thường xuyên, liên tục. Nhằm hỗ trợ tối đa GV, NXB tổ chức tập huấn theo 3 phương thức: trực tiếp, qua mạng và cấp tài khoản để GV tải miễn phí phiên bản SGK điện tử, bài giảng tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học...
Giáo viên Hà Tĩnh chủ động đáp ứng yêu cầu sách giáo khoa mới Hà Tĩnh là tỉnh đầu tiên ở miền Trung thực hiện công tác tập huấn về sách giáo khoa mới, đồng thời khởi động sớm các nội dung chuẩn bị cho việc triển khai dạy, học trong năm học 2020-2021. Chủ động các bước triển khai Sau gần 3 tháng phân tích, đánh giá, cuối tháng 4 các trường học ở Hà Tĩnh...