Lồng ghép giảng dạy an toàn giao thông trong giảng dạy chính khóa
Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, các Sở GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn lồng ghép trong giảng dạy chính khóa về an toàn giao thông.
Ảnh minh họa.
Bộ GD&ĐT vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT và các cơ sở giáo dục yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông (ATGT) đầu năm học mới 2020-2021 cho HSSV.
Cụ thể, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ATGT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa cho học sinh trong năm học 2020-2021.
Trong đó, tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự ATGT tại khu vực cổng trường học, không để xảy ra ùn tắc giao thông trong ngày khai giảng và vào các giờ cao điểm trong năm học.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ trang bị đủ cặp phao, áo phao, dụng cụ nổi cho học sinh thường xuyên đi học bằng phương tiện đường thủy; tuyên truyền, giáo dục học sinh phải mặc áo phao khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn không cho phép các phương tiện xe cơ giới lưu thông hoặc dừng đỗ trái phép trong khu vực có học sinh đang học, sinh hoạt và vui chơi trong khuôn viên nhà trường; đặt biển báo hạn chế tốc độ, qui định khu vực cấm phương tiện giao thông cá nhân lưu thông và dừng đỗ trong khu vực trường học.
Xử lý nghiêm những cá nhân vi phạm; tăng cường trách nhiệm của nhân viên bảo vệ trong việc quản lý, bao quát, kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn các phương tiện tham gia giao thông trong khuôn viên trường học đúng qui định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các thành viên trong nhà trường, đặc biệt là đối với các em học sinh.
Video đang HOT
Phối hợp với các ban, ngành liên quan của địa phương tiếp tục xây dựng mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”, đặt biển hạn chế tốc độ khu vực trường học và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông.
Xây dựng văn hóa giao thông và các kỹ năng tham gia giao thông an toàn; kiểm tra, rà soát, tổ chức giao thông tại các nhà trường phù hợp để bảo đảm an toàn tuyệt đối tính mạng, tài sản của học sinh, giáo viên và nhà trường.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tổ chức cho cha mẹ học sinh ký cam kết với nhà trường về việc nghiêm chỉnh chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn có hợp đồng xe ô tô đưa, đón học sinh đi học phải lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe phải có ý thức tốt, giao tiếp, ứng xử với học sinh có văn hóa và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Căn cứ điều kiện thực tế tại địa phương, chỉ đạo các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn lồng ghép trong giảng dạy chính khóa về ATGT và phổ biến, tuyên truyền, giáo dục thông qua các hoạt động ngoại khóa về “Văn hóa giao thông”, “kỹ năng tham gia giao thông an toàn” cho học sinh.
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiểu học trên địa bàn triển khai thực hiện Chương trình trao tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp Một, với chủ đề “Giữ trọn ước mơ” vào Lễ khai giảng năm học mới 2020-2021 đảm bảo ngắn gọn, trang trọng và hiệu quả.
Phối hợp với Ban ATGT địa phương, Công ty Honda Việt Nam triển khai thực hiện Chương trình “Tôi yêu việt Nam” giáo dục dục ATGT cho trẻ mầm non; Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học; Chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS, THPT.
Giúp các học viên nhí hoàn thiện các kỹ năng, làm chủ bản thân, cuộc sống
Ngày 24/7, Công an TP Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết chương trình "Học làm chiến sỹ Công an" khóa III năm 2020 với sự tham gia của 117 cháu (trong đó có 90 học viên nam và 27 học viên nữ).
Trong những ngày tham gia khóa học (từ ngày 19-7), 117 cháu đã được trải nghiệm cuộc sống, sinh hoạt của người chiến sỹ Công an và được trang bị nhiều kiến thức, kỹ năng phòng, tránh, xử lý tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày.
Ban Tổ chức trao Giấy chứng nhận hoàn thành khóa học cho học viên các Tiểu đội.
Cụ thể như được giáo dục kiến thức, rèn luyện tác phong, bản lĩnh, ý thức tổ chức kỷ luật, thông qua việc tìm hiểu, học tập: Truyền thống của lực lượng CAND, Công an Thủ đô và 6 điều Bác Hồ dạy CAND; Các quy định của pháp luật về trẻ em, về an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy; Các quy định về Điều lệnh đội ngũ, Điều lệnh nội vụ CAND; Một số nội dung võ thuật CAND; Tham gia các buổi báo động điểm danh, hành quân dã ngoại.
Ngoài ra còn được huấn luyện và thực hành: Kỹ năng phòng vệ và xử lý tình huống bị bắt cóc, xâm hại; Kỹ năng thoát hiểm, cứu hộ cứu nạn; Kỹ năng phòng, tránh và xử lý các tình huống khi bị đuối nước, cháy nổ, động đất; Nhận biết và phòng, tránh thông tin xấu độc trên không gian mạng; Biện pháp bảo vệ môi trường; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng ứng xử, giao tiếp; Kỹ năng tư duy, khám phá và hoàn thiện bản thân.
Các học viên điều lệnh nội vụ: Gấp chăn màn.
Bên cạnh đó, các cháu học viên còn được tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các buổi sinh hoạt tập thể; xem các hoạt động tập luyện của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, Cảnh sát đặc nhiệm cơ động; tham quan các phương tiện hiện đại phục vụ chiến đấu của CATP; đồng thời viết nhật ký, viết thư bày tỏ cảm xúc với gia đình...
Một tiết mục văn nghệ đặc sắc được biểu diễn bởi các nghệ sĩ là những cháu học viên của khóa.
Đây là một trong những hoạt động trọng tâm trong thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng, cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030". Chương trình là chuỗi các hoạt động trải nghiệm thực tế, Công an TP Hà Nội đã giúp cho các cháu học viên được tiếp cận nhiều nội dung, nhiều hoạt động thực tiễn quan trọng.
Sau khóa học, chắc chắn với hành trang, những kiến thức đã được trau dồi, mỗi cháu học viên sẽ vận dụng tốt những kiến thức, kỹ năng đó vào tư duy và thực tiễn cuộc sống, sinh hoạt, học tập và hy vọng sẽ có nhiều cháu trở thành những chiến sỹ Công an thực sự trong tương lai.
Các cháu học viên biểu diễn võ thuật CAND.
Chương trình "Học làm chiến sỹ Công an" khóa III năm 2020 của Công an TP Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Được biết, để có được thành công này, Ban Tổ chức đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, đoàn viên thanh niên ở nhiều đơn vị thuộc CATP tham gia các tổ tình nguyện viên, giáo viên, kỹ thuật, hậu cần, y tế... chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, thực hiện "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng học tập), truyền đạt, giảng dạy những kiến thức, kỹ năng bổ ích, và đảm bảo tuyệt đối an toàn cho các cháu trong suốt hành trình trải nghiệm.
Thật khó có một mùa hè vui... Sở GDĐT TP HCM vừa có kế hoạch tổ chức hoạt động hè năm 2020 cho các em học sinh. Thời gian sinh hoạt hè của các em bắt đầu từ ngày 19/7 đến 16/8, ngắn hơn các năm trước, do năm học 2019-2020 kết thúc sau ngày 15/7. Ảnh minh họa Chủ đề sinh hoạt hè tại TP HCM là "Hè vui,...