Long An công bố phê duyệt sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới
Sáng 5/5, Sở GD&ĐT Long An cho biết, UBND tỉnh Long An vừa công bố quyết định phê duyệt 10 đầu sách giáo khoa (SGK) lớp 2, 14 đầu SGK lớp 6 được chọn sử dụng cho các trường học của tỉnh năm học 2021-2022.
Ngành Giáo dục Long An tổ chức Hội nghị giới thiệu SGK lớp 2, lớp 6 chương trình Giáo dục phổ thông mới (Ảnh: Ngọc Thạch)
Theo đó, danh mục SGK lớp 2 được phê duyệt gồm 10 cuốn. Trong đó 5/10 cuốn gồm Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm thuộc bộ sách Cánh diều của nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM; cuốn Giáo dục thể chất, Mỹ thuật thuộc bộ sách Chân trời sáng tạo, cuốn Âm nhạc thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam; cuốn tiếng Anh của tác giả Hoàng Văn Văn làm đồng Tổng chủ biên và tác giả Nguyễn Thu Hiền làm Chủ biên.
Danh mục 10 cuốn SGK lớp 2:
SGK lớp 2, lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông mới (Ảnh:NXBDGVN)
Video đang HOT
Danh mục bộ SGK lớp 6 được phê duyệt gồm 14 cuốn trong đó, có cuốn Ngữ văn tập 1, tập 2, Tiếng Anh tập 1, tập 2; Lịch sử và Địa lý; Tin học; Công nghệ; Âm nhạc; Mỹ thuật; Giáo dục thể chất; Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp đều của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Cuốn Toán tập 1, tập 2; Giáp dục công dân; Khoa học tự nhiên thuộc bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM.
Danh mục 14 cuốn SGK lớp 6:
Theo Sở GD&ĐT Long An việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện chương trình GDPT 2018 đảm bảo theo đúng lộ trình của Bộ GD&ĐT.
UBND tỉnh Long An ban hành Đề án biên soạn nội dung GD địa phương của tỉnh; lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý, GV cốt cán, đại trà theo lộ trình. Tính đến thời điểm hiện tại 100% cán bộ quản lý, GV đã hoàn thành Module 1.
Về thay SGK lớp 2, lớp 6 , UBND tỉnh Long An đã ban hành Kế hoạch về việc triển khai thực hiện Chương trình GDTP mới trên địa bàn tỉnh và giao Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện.
UBND tỉnh Long An đã có Quyết định thành lập các Hội đồng lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 và Quyết định ban hành tiêu chí lựa chọn SGK để triển khai lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 áp dụng cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh từ năm học 2021-2022.
Trên cơ sở chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT đã xây dựng Kế hoạch về việc lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 trên địa bản tỉnh và đã triển khai, tổ chức cho đội ngũ giáo viên nghiên cứu, lựa chọn SGK theo đúng tinh thần Thông tư 25/TT-BGDDT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc quy định lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
Lựa chọn sách giáo khoa lớp 6, lớp 2: Mong là hết "sạn"
Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và lớp 6, Bộ GD&ĐT đã kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành
Thời điểm hiện tại, các Sở GD&ĐT đang hoàn thiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 cho năm học 2021-2022. Điều mà phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm hiện nay chính là làm sao để tránh những"hạt sạn" không đáng có từ bài học của bộ sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều từng khiến dư luận bức xúc.
Những điểm mới trong quá trình thẩm định
Tháng 2/2021, Bộ GD&ĐT phê duyệt Danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 2, lớp 6 được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021-2022. Danh mục gồm 32 SGK lớp 2 của đầy đủ 8 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, cùng SGK môn tự chọn Tiếng Anh; 40 sách giáo khoa lớp 6 của 12 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc. Các SGK được phê duyệt của 4 đơn vị xuất bản, gồm: Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam; NXB Đại học Sư phạm; NXB Đại học Sư phạm TPHCM; NXB Đại học Quốc gia TPHCM. Trong đó, NXB Giáo dục Việt Nam chiếm ưu thế, với trên 40 đầu sách.
Theo kế hoạch, sau khi Bộ GD&ĐT công bố phê duyệt danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông, UBND các tỉnh, thành phố tiến hành lựa chọn SGK trong tháng 4/2021. Việc bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 2, lớp 6 phải hoàn thành trước ngày 31/7/2021 và đảm bảo 100% giáo viên đều được tập huấn theo các lớp học tương ứng với môn học/hoạt động giáo dục đối với từng bộ SGK tại địa bàn tỉnh, thành phố.
Ảnh minh họa: Độc Lập
Trước những "hạt sạn" của bộ SGK Tiếng Việt lớp 1 Cánh Diều, điều mà nhiều phụ huynh và nhà trường quan tâm chính là nội dung của bộ SGK lớp 2, lớp 6 liệu có đảm bảo hơn về chất lượng? Để chuẩn bị tốt hơn cho bộ SGK này, có thể thấy nhiều thay đổi mang tính chủ động hơn từ phía Bộ GD&ĐT.
Đơn cử là việc tăng cường giám sát quá trình thực nghiệm SGK mới. Điều này xuất phát từ việc, một trong những bất cập dẫn đến "sạn" trong SGK lớp 1 là thời gian thực nghiệm sách ngắn. Bên cạnh đó, trong quá trình thẩm định, các bản thảo không được công khai để lấy ý kiến của đông đảo giáo viên.
Rút kinh nghiệm từ điều này, đối với SGK lớp 2 và lớp 6, Bộ GD&ĐT đã kiểm soát chặt việc thực nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi với các bản mẫu SGK trước khi ban hành; đồng thời quy định bắt buộc các đơn vị biên soạn SGK phải tiến hành thực nghiệm. Một điểm được cho là mới trong quá trình thẩm định, ban hành bộ SGK lần này là Bộ GD&ĐT mời chuyên gia độc lập thẩm định, đưa ra góp ý về nội dung của sách, để đội ngũ tác giả, biên soạn cân nhắc chỉnh sửa cho phù hợp.
Hai kênh cần lắng nghe nghiêm túc
Một mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng SGK lớp 2, lớp 6 chính là sự lựa chọn của Hội đồng thẩm định SGK ở các địa phương. Nếu năm ngoái, quyền lựa chọn sách giáo khoa mới là của giáo viên và nhà trường thì kể từ năm nay, theo quy định của Luật Giáo dục 2019, quyền quyết định sẽ nằm trong tay UBND các tỉnh, thành phố. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để ý chí của những người đứng đầu địa phương trong công việc này phải phù hợp với nguyện vọng của đa số giáo viên trực tiếp dạy học?
Tránh áp đặt từ trên xuống, trong khi điều kiện dạy học của mỗi trường một khác, Bộ GD&ĐT cho biết, đã có những hướng dẫn cụ thể hơn với các địa phương trong việc này. Theo Thông tư số 25 của Bộ GD&ĐT, mỗi môn học của một cấp học thành lập 1 hội đồng. Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 15 người, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó. Căn cứ vào kết quả lựa chọn SGK của các hội đồng do Sở GD&ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục SGK để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Như vậy với cơ cấu này, giáo viên có tiếng nói quan trọng trong việc giúp địa phương lựa chọn đầu sách phù hợp. GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho rằng, ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý trực tiếp giảng dạy sẽ sát thực tế, sát đối tượng học sinh.
Trong khi ý kiến của các nhà chuyên môn, nhà nghiên cứu có thể sẽ góp ý cho cấu trúc, nội dung kiến thức, ngữ liệu đảm bảo tính khoa học, giáo dục. "Đó là hai kênh cần lắng nghe, phân tích và tiếp thu nghiêm túc. Còn ý kiến của người dân nói chung có ý nghĩa tham khảo. Nếu không phân định mà cứ lấy ý kiến rộng rãi quá có thể xảy ra tình trạng loạn ý kiến", ông Phạm Tất Dong đề nghị.
Chọn SGK lớp 2, lớp 6 tại Lào Cai: Khoa học, tôn trọng ý kiến từ cơ sở Danh mục SGK lớp 2, lớp 6 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông tỉnh năm học 2021 - 2022 vừa được UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt. HS lớp 2 tại Trường Tiểu học Nguyễn Du (thành phố Lào Cai - Lào Cai). Ảnh: NTCC Từ kết quả chọn SGK cho thấy, khâu chọn sách từ cấp trường tới...