Long An: Biến tấu thứ cây làm hàng rào thành cây kiểng thú, cả nhà anh nông dân có tiền ăn tết đủ đầy
Nhờ trồng cây bông trang rồi cắt tỉa, uốn lượn ra cây kiểng thú bán cho người chơi tết, gia đình anh Út Phước (Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) rủng rỉnh tiền ăn tết đủ đầy.
Theo anh Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An, anh trồng cây bông trang rồi biến tấu thành cây kiểng thú mới 2 mùa tết.
Anh Út Phước (Nguyễn Hữu Phước, xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) đang biến tấu cây hoa bông trang thành cây kiểng thú. Ảnh: Trần Đáng.
Kỳ công làm hoa bông trang kiểng thú
Thời điểm này, anh Út Phước đang tối mày, tối mặt để hoàn thành những tác phẩm bông trang kiểng thú giao khách bán vào dịp Tết Nguyên đán 2022.
Anh Út Phước cho biết, dù cật lực làm nhưng anh vẫn không đủ hàng giao cho khách.
Hai sản phẩm chính của anh là bông trang lục bình và con công.
“Tết năm nay khách đặt rất nhiều, nhưng tôi phải hẹn lại vì làm không xuể”, anh Út Phước thổ lộ.
Không những làm bông trang kiểng thú, anh Út Phước còn làm lục bình, một mẫu hàng được nhiều khách hàng chuộng. Ảnh: Trần Đáng.
Theo anh Út Phước làm bông trang kiểng thú rất tốn công sức, thời gian.
Thường bông trang phải trồng được vài năm. Lúc này cây bông trang đã có đủ tàng, lá để có thể ốp khung tạo hình.
Video đang HOT
Anh Út Phước chia sẻ, trong quá trình uốn, tạo dáng, chằng, cột người thợ phải hết sức cẩn thận và tỉ mỉ. Bởi cây bông trang vốn có cành nhỏ lại giòn nên rất dễ gãy.
Khi uốn phải căng chỉnh hai bên cho đều, tránh hình thú bị méo.
Người thợ cũng phân bố cành cây sao cho hợp lý mới có thể tạo ra một con vật hoàn chỉnh.
Thông thường, để xử lý ra hoa chủ yếu tưới nước đầy đủ và phòng trừ sâu hại. Xử lý chồi lớn đều thì sẽ ra bông nhiều.
Bên cạnh đó, người thợ phải thường xuyên cắt tỉa để cây giữ được bộ khung đẹp.
“Mỗi cặp lục bình phải mất hơn chục ngày để cột, chằng cây theo khuôn. Làm chim công càng khó và mất nhiều thời gian hơn vì nhiều chi tiết”, anh Út Phước thổ lộ.
Làm bông trang kiểng thú ăn tết no đủ
Theo anh Út Phước, trước khi làm kiểng thú, anh trồng bông trang chỉ bán phôi.
Thấy nhiều nhà vườn biến phôi bông trang thành kiểng thú, anh cũng học làm theo để nâng giá trị bông trang.
Làm bông trang kiểng thú luôn mất nhiều thời gian và công sức người thợ. Ảnh: Trần Đáng.
“Trồng vài năm, bán cây phôi chỉ được 200.000 – 300.000 đồng. Trong khi, bỏ công làm kiểng thú, mỗi con bán ra thấp nhất cũng vài triệu đồng”, anh Út Phước cho biết.
Hiện, mỗi cặp bông trang kiểng thú anh Út Phước bán tại vườn khoảng 6,5 triệu đồng. Cặp lục bình 10 – 12 triệu đồng (cao 1,5 – 1,8m).
Với giá này, bông trang kiểng thú của anh Út Phước rẻ hơn cùng loại ở nhà vườn khác khoảng 3 triệu đồng/cặp.
Anh Út Phước giải thích, do “cây nhà, lá vườn” nên anh chủ trương bán rẻ để mọi người có thể mua bông trang kiểng thú chơi tết.
Theo anh Út Phước, ngày càng nhiều người thích chơi bông trang kiểng thú. Hàng của anh được thương lái mua quanh năm chứ không chỉ bán trong dịp tết.
Bởi bông trang làm kiểng thú cho tác phẩm khá sinh động.
Theo anh Út Phước, ngày càng có nhiều người thích chơi bông trang kiểng thú. Ảnh: Trần Đáng.
Ngoài có nhiều màu sắc vui mắt, như: Đỏ, vàng, hường… bông trang còn có mùi thơm nhẹ rất dễ chịu.
“Mỗi dịp tết, tiền thu từ bán bông trang kiểng thú giúp gia đình tôi ăn tết no đủ”, anh Út Phước cười vui.
Cả làng trồng mai vàng ở Long An, nhiều nhà là nông dân tỷ phú nhưng khổ vì đường lầy, điện yếu
Những năm qua, nhiều nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An xây dựng được nhà cửa khang trang, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên,...là nhờ cây mai vàng.
Tuy nhiên, hiện nay, làng nghề trồng mai vàng Tân Tây còn gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời của các cấp, các ngành.
Làm giàu từ cây mai vàng
Chúng tôi men theo Quốc lộ 62 về thăm Làng nghề trồng mai vàng xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) vào những ngày cuối năm.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (Trưởng ban Đại diện Làng nghề Trồng mai vàng xã Tân Tây) khẳng định: "Ngày trước, đi hết xã, kiếm được căn nhà khang trang mỏi cả mắt, còn bây giờ ai cũng khấm khá, việc xây nhà dễ dàng hơn, có khi chỉ cần bán một cây mai là xây được!".
Người dân xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) làm giàu nhờ cây mai vàng
Đời sống người dân làng nghề trồng mai ngày càng được nâng lên, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát.
Làm sao không khá được khi chỉ cần trồng 1ha mai vàng thì thu về lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa.
Ông Huỳnh Văn Thủy (ấp 4) cho biết: "Bình quân 1ha trồng được 1.800 gốc mai, sau 3-4 năm, bán với giá trung bình 2,5 triệu đồng/gốc, thu về hơn 4,5 tỉ đồng. Trồng mai không lo về khâu tiêu thụ hay rớt giá bởi mai trồng càng lâu thì giá trị kinh tế càng cao...".
Theo ông Thủy, lúc trước, làm lúa thì kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình, từ ngày chuyển sang trồng mai, kinh tế tốt hơn nhiều. Nhờ trồng 3ha mai vàng, gia đình ông xây được ngôi nhà mới trị giá hơn 1 tỉ đồng, lo cho con đi học, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, cuộc sống gia đình thoải mái hơn nhiều...
Dân trồng mai vàng có tiền tỷ nhưng xóm còn nhiều khó khăn
Được biết, năm 2018, toàn xã chỉ có 180ha đất tràm, đất lúa được người dân chuyển sang trồng mai vàng thì đến cuối năm 2021 tăng lên gần 340ha.
Đặc biệt, năm 2020, Tân Tây được công nhận Làng nghề trồng mai vàng. Qua đó, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, thúc đẩy phát triển du lịch, KT - XH địa phương.
Tuy nhiên, Làng nghề trồng mai vàng Tân Tây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết thêm: "Diện tích trồng mai vàng chủ yếu tập trung ở ấp 3, 4 nhưng đường vào các ấp này rất khó đi, đường nhỏ, chỉ vừa đủ một chiếc xe máy chạy. Mùa mưa, đường sình lầy. Mùa lũ, đường ngập nước không thể nào đi được.
Ngoài ra, do người dân sống rải rác nên việc kéo điện cũng chưa thực hiện được, người dân chủ yếu sử dụng điện tổ với giá 7.000 đồng/kWh nhưng điện rất yếu nên khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
"Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi kiến nghị các cấp, các ngành bố trí kinh phí đầu tư đường và điện, góp phần cho làng nghề ngày càng phát triển", ông Hoàng bày tỏ.
Từ khi chuyển sang trồng mai vàng, anh Phạm Văn Đựng (ấp 4) mạnh dạn đầu tư 2 mô tơ điện để bơm nước tưới. Tuy nhiên, do sử dụng điện tổ nên không sử dụng mô tơ được. Thay vào đó, anh phải đầu tư thêm máy dầu và ống bơm nước với chi phí gần 30 triệu đồng.
Anh Đựng nhẩm tính: "Giá 1 kWh điện hạ thế là 3.000 đồng, bơm được 1 giờ, còn sử dụng máy dầu, 1 giờ bơm nước tốn gần 20.000 đồng. Do đó, nông dân muốn sử dụng bơm điện để tiết kiệm chi chí nhưng điện tổ không đáp ứng được. Giờ đây, người dân rất mong sớm có điện để sản xuất và đường đi được đầu tư để thuận lợi hơn. Chỉ cần địa phương phát động, chúng tôi hưởng ứng ngay".
Long An: Xe khách cháy rụi trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương Đang lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM-Trung Lương, đoạn thuộc địa bàn tỉnh Long An, xe khách bất ngờ bốc cháy và trong phút chốc bị lửa thiêu rụi. Theo thông tin ban đầu, khoảng 19 giờ 45 ngày 11.12, xe khách loại 29 chỗ mang BS tỉnh Bến Tre, lưu thông trên đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương theo hướng...